Đề 1 : nhận xét cách kết thức " chuyện ng con gái nam xương" có người cho rằng: chuyện kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của con ng về sự công bằng". xong ý kiến khác lại khẳng định:" tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái kết lung linh kỳ ảo
Hãy làm trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên
Đề 2: trong tác phẩm "chuyện ng con gái nam xương" của nguyễn dữ:"nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói thwo ngây của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn."
Theo em khi kể chuyện, tác giả hé mở chi tiết nào trong chuyện để có thể tránh đc thảm kịch đau thg cho Vũ Nương. Suy nghxi cả e về cái chết của Vũ NƯơng.
Gợi ý cho mình với nhất là mb của cả hai đề và dàn ý đề 2
Đề 1
gợi ý
mở bài
-có nhiều tác phẩm tuy kết thúc có hậu nhưng vẫn tiềm ẩn về tính bi kịch của câu chuyện
-Cô bé bán diêm,An dương vương,mị châu và trọng thủy,Chuyện người con gái nạm xương,......
-và khi nhận xét cách kết thức " chuyện ng con gái nam xương" có người cho rằng: chuyện kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của con ng về sự công bằng". xong ý kiến khác lại khẳng định:" tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn trong cái kết lung linh kỳ ảo
=>nhận xét đều đúng
thân bài
Nhận xét 1
- Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung.
- Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang.
=>nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.
-Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
=>Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam.
=>Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
Nhận xét 2
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch:
+ Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất.
=>chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.
-Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
Đề 2
gợi ý
mở bài
-văn bản chuyện người con gái nam xương tố cáo,phê phán xã hội bất công,nam quyền
-"nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói thơ ngây của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn"
=>tác giả đã hé mở rằng do trương sinh nghe lời nói ngây thơ của trẻ=>nghi oan cho nàng
Dàn ý
-
Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- do Trương Sinh đa nghi, cả ghen, không chịu lắng nghe lời giãi bày, phân trần của vợ.
=>chế độ nam quyền
- Vũ Nương chết là do chiến tranh phong kiến xảy ra, Trương Sinh phải đi chiến trận.
=>tố cáo chiến tranh
-cuộc sống đầy rẫy bất công với người phụ nữ
Ý nghĩa
-Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
-Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
-Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
-Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
-Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.