Sử Box sử - CLB Tranh luận

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cabua266

Th´ư 2 do mình bận nên không post đề tài đc mong mem thông cảm
Đề tài tiếp theo :
Theo các bạn ông vua Lê Long Đĩnh tốt hay xấu ????
 
M

manh550

Mình tra trên google thì thấy:
Lê Long Đĩnh còn gọi là Lê Ngọa Triều , là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 4 năm từ năm 1005 đến năm 1009. Cái chết bí ẩn của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
Trong sử sách, Lê Long Đĩnh thường được nhắc đến với tật xấu của một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác. Tuy nhiên gần đây xuất hiện các ý kiến cho rằng một số điều xấu của ông chỉ là thêu dệt, thậm chí bịa đặt. Ông được coi là vị Hoàng đế bị "đóng đinh" trong lịch sử Việt Nam.
Những hành động tàn bạo:
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Hưu nói:

Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi, không phải là sự bất hạnh của nhà Lê, lỗi ở Đại Hành không sớm đặt Thái tử và do Trung Tông không biết phòng giữ từ khi mới chớm nên đến nỗi thế.
Đại Việt sử lược (trang 33, quyển 1, bản điện tử) viết:

Phàm đánh trận, bắt được quân địch vua cho áp giải đến bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết. Lại bắt (tù nhân) treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây. Có khi vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng nó sát hại đi. Còn phàm những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiên vào để tự tay vua đâm chết đã, rồi sau mới giao cho người nấu bếp. Lại khi, nhà vua đặt mía trên đầu bậc tu hành là đức Tăng thống Quách Mão mà róc, rồi giả vờ sút tay dao phập vào đầu Quách Mão chảy máu ra, vua cười rầm lên. Hoặc đêm đến vua sai làm thịt mèo để cho các tướng vương xơi. Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tước vương đều mửa thốc mửa tháo. Mỗi khi đến buổi chầu thì sai những tên hề ra nói leo lẻo luôn mồm để làm khỏa lấp lời những ai bẩm bạch về việc gì. Lại thấy kẻ giữ cung làm món chả thì đến cùng người tranh nhau mà ăn...
Hồ Đắc Duy trong bài Bệnh án của Ngọa Triều Hoàng Đế cho rằng: "Chỉ có những người mắc bệnh tâm thần, với một đầu óc bệnh hoạn mới tưởng tượng ra các trò chơi giết người phong phú như đoạn văn trên mô tả những hành vi độc ác mất hết tính người".

Nhà nghiên cứu Tạ Chí Trường cũng có lời bình như sau

"Mùa đông tháng Mười chết mà trong năm đó Ngoạ Triều còn ở trên công trường xây dựng đường xá, suy nghiệm ra một cách rất thực tế về việc dò tìm lối có thể qua sông dễ dàng. Mùa thu tháng Bảy ông còn ở trên chiến trường Nghệ An, bỏ đường thuỷ theo đường bộ về kinh đô,... Nói nhiều về tội của Ngoạ Triều chỉ vì sử quan mang tính cách phe phía trong ghi chép: Họ oán giận chuyện Ngoạ Triều róc mía trên đầu Tăng thống Quách Mão mà lại cố tình lỡ tay làm chảy máu, và cười! Toàn thư chỉ nói đến "nhà sư Quách Ngang" nhưng bấy nhiêu đó cũng là đủ kể tội Ngoạ Triều rồi, vì mãi đến bây giờ khi nói về sự tàn ác của ông ta, có sách cũng chỉ viện dẫn đến chứng cớ ấy mà thôi."
Bệnh trĩ và "ngọa triều"
Theo Toàn thư thì "Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ". Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi Long Đĩnh vì mắc bệnh trĩ, nên khi ra thiết triều phải nằm, vì vậy tục gọi là Lê Ngoạ Triều[8]. Còn sử gia Ngô Thì Sĩ thì cho rằng tên gọi này do Lý Công Uẩn đặt để bôi nhọ. Trong Đại Việt sử ký tiền biên có đoạn:

Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ?
Theo ý kiến của một số nhà khoa học ngày nay, bệnh trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo của thành tĩnh mạch và huyết động học vùng chậu, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành búi trĩ. Nếu các búi trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4. Bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẫu, các giải pháp này ở gần năm 1010 chưa có[20].

Nhà báo Hoàng Hải Vân trên báo Thanh niên điện tử cho rằng khó tin được Lê Long Đĩnh là người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" (ngọa triều) vì trong suốt thời gian ngắn 4 năm cầm quyền ông đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Lê Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng (trận vua đem quân đi đánh châu Hoan Đường, Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu 1009). Theo nhà báo này, cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng.

Về thụy hiệu "Ngọa Triều", Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 1 của nhà Nguyễn cho rằng cách gọi này không chính xác vì Long Đĩnh không có thụy hiệu[8]:

Long Đĩnh giết anh mà tự lập, hoang dâm thành bệnh, nằm mà coi chầu, nhân gọi là Ngọa Triều. Sử cũ chép là "Ngọa Triều hoàng đế", có lẽ là theo tên gọi thời bấy giờ, chứ không phải là tên thuỵ. Chép vậy thật là trái thường quá lắm! Này, đã không có tên thuỵ, thì cứ chép thẳng tên thực, đó là biến lệ của sử Cương mục (Trung Quốc). Nay đổi lại, chép là "Đế Long Đĩnh" để cho hợp với ý nghĩa và thể lệ của Cương mục dẫn trên.
 
T

trucphuong02

Còn theo em thì Lê Long Đĩnh vừa có cái tốt vừa có cái xấu!!
Em nêu cái tốt nhé!!
Lê Long Đĩnh là người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước
Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".
Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây.
Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).
Chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân
GG
 
M

manh550

Về mặt tốt:
Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước
Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so với những gì mà mình được học, tôi lần giở những trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.

Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".

Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng".

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm).

Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi".

Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?

Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).

Rõ ràng chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện có ý nghĩa như vậy không ?

Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?

Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh".

Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn). Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn).

Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất.

Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể làm nổi ?
 
T

trucphuong02

6 lần cầm quân đánh giặc!!
Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn).

Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng
 
M

manh550

Còn theo em thì Lê Long Đĩnh vừa có cái tốt vừa có cái xấu!!
Em nêu cái tốt nhé!!
Lê Long Đĩnh là người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước
Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".
Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây.
Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).
Chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân
GG

Anh cũng có quan điểm giống em
ông này vừa có công, cũng lại có sự tạn bạo dâm đãng
Con người chúng ta ai có mặt xấu và mặt tốt, làm thế nào để cái tốt chiếm láy cái xấu đó là điều rất khó.
 
T

trucphuong02

Em cũng nghĩ vậy!! Nhưng hơn nữa em tìm được thông tin trên mạng như thế này

Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông." (sách đã dẫn). Chúng ta thấy gì trong đoạn này? Thứ nhất, chuyện này Đại Việt sử ký toàn thư chép lại từ "Dã sử". Dã sử có thể tin được nếu có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Thứ hai, đã là dã sử mà còn nói "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Quy cho người khác tội chủ mưu giết người thì phải có chứng cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.

Vả lại, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một "nghi án" mà thôi, không nên đem ra làm một sự thật dạy cho học trò. Cũng như cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ chúng ta chưa bao giờ coi là sự thật cả, sao lại coi việc Lê Long Đĩnh giết anh là sự thật ?

Nếu thật như vậy thì cái chuyện vua Lê Long Đĩnh giết anh trai mình là chưa chắc hay chỉ là nghi vấn??

GG

 
M

manh550

Đó chỉ là lời đồn, cũng chưa ai chứng minh được đó là sự thật
............................................................................................
 
M

manh550

Lê Long Đĩnh vẫn còn là bí ẩn nhưng khả năng là ông tốt cũng nên=)) do kẻ xấu thiên hạ đã bịa
ra chuyện giết anh, dâm đãng cho Lê Long Đĩnh.
 
T

trucphuong02

Đồng ý với anh manh550!!

Hơn nữa nói Lê Long Đĩnh là một ông vua hôn quân bạo chúa, tàn ác nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, bị sử sách và người đời phê phán, nguyền rủa thì vì sao ông lại được thờ phụng??
Tại chính điện thờ ở đền vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), phía bên tay phải tượng vua Lê Đại Hành là một bức tượng nhỏ, đó chính là tượng Lê Long Đĩnh. Chúng ta đều biết nhân dân là vị quan toà công minh nhất, phán xét đúng đắn nhất, vì thế những anh hùng dân tộc, những người có công lao với dân với nước đều được lập đền thờ tưởng nhớ, hương khói đời đời. Do vậy nhân dân không thể nhầm lẫn đến mức hồ đồ khi lại thờ phụng một ông vua tàn ác như Lê Long Đĩnh, thế nên câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng những gì sử sách chép về ông không đúng với con người thực của Lê Long Đĩnh. Những tiếng xấu về ông là do có người ngụy tạo, đổ lỗi dẫn đến Lê Long Đĩnh mang tiếng oan, một nỗi oan lịch sử??

GG

12866522811914874504_574_574.jpg
 
C

cabua266

Thế mà a nghenói Trọng Thủy cx đc th`ơ thì phải ?????
Trọng Thuỷ làm điều ác mà cx có " Giếng Trọng Thủy " đó
 
S

scientists

Trọng Thủy chỉ là kẻ nghe theo lời cha thì sao, hắn cũng chung thủy với Mị Châu đấy chứ. Chi tiết cuối "Mị Châu đã chết, Trọng Thủy thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng như thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết". Theo tôi nghĩ, chúng ta nên xem xét Trọng Thủy ở một khía cạnh tốt đẹp hơn. Một đời, Trọng Thủy sống vì cha, vì quốc gia mà chấp nhận mang tiếng phản bội tình yêu.
Mị Châu dại trai :))
Chiêu Mĩ nam kế của Triệu Đà quả là siêu !!! =))

Có một bài thơ của nhà thơ Thuỵ Thảo đó nhé mọi người...

Đừng trách Trọng Thuỷ
::::::::::::::Thụy Thảo::::::::::::::

Đừng buồn em!

Khi lông ngỗng rải xuống trắng con đường thiên lý
Đâu phải tại tình yêu em không lay động nổi đất trời
Mà bởi lòng người còn hơn là thuốc độc
Lòng người bạc hơn vôi...

Nhưng đừng trách Trọng Thuỷ, Mỵ Nương ơi!
Dấu chân ngựa đường xa điên cuồng rượt đuổi
Anh sẽ tìm em, dù em đi đến cùng trời cuối đất
Anh chỉ có em thôi...

Khi mũi kiếm tuốt trần ra khỏi vỏ
Và máu tươi nhuộm đẫm chiến bào
Có ai biết giữa sơn hà loạn lạc
Có hai trái tim khát khao...

Anh sẽ làm tất cả để ta có nhau
Vết dấu tình yêu em rải xao xác đường hoa may bụi đỏ
Ngàn vạn cách trở
Anh vẫn theo...

Giữa lúc binh đao lửa khói ngặt nghèo
Anh đâu biết sau lưng mình là ngàn binh vạn mã
Đi tìm em, anh tiến lên phía trước
Không một lần nhìn lại đằng sau...

Dù cho ngàn năm nữa có thể ta sẽ vẫn chẳng có nhau
Bởi lời oán hận "giặc ở sau lưng nhà ngươi đó"
Thần tiên cũng nhiều khi không sáng suốt
Thần tiên nào biết yêu...

Trả lại cho giang sơn những tham vọng quá nhiều
Hai đấng quân vương mải say cơn tàn sát
Sơn hà là chi, sơn hà là gì
Phía bắc có quân tử
Phía nam có giai nhân
Trời bắc trời nam vốn chẳng phân
Chỉ có lòng người ngăn sông cấm chợ...

Máu trong tim em hoá thành ngọc
Người đời bảo đó trai ngọc Mỵ Nương
Mang về rửa trong nước giếng Trọng Thuỷ
Sáng trong...
Khiêm nhường...

Ngàn năm nữa dù người đời vẫn nói
Dấu lông ngỗng xa xưa huỷ hoại cả vương triều
Thì chỉ có anh và em là biết
Chỉ có mình ta yêu...
 
C

cabua266

Nói sao thì nói Trọng Thủy vẫn thuộc 1 nửaphần của cái " L`ƯA TÌNH "
Mk thống kê một số tội của vua Lê Long Đĩnh này:
+Lấy giết ng làm trò chơi
VD : bỏ ng vào sọt rồi đem thả xuống sông ,...
+Buổi chầu thì chỉ hay làm trò , kệ đi các bài TẤU -_-
+ Dâm dục quá độ :v
----> " Long Đĩnh là ng bạo - ngược , tín hay chém giết , ác bằng Kiệt , Trục ngày xưa " - Trần Kim Trọng -
 
M

manh550

Nói sao thì nói Trọng Thủy vẫn thuộc 1 nửaphần của cái " L`ƯA TÌNH "
Mk thống kê một số tội của vua Lê Long Đĩnh này:
+Lấy giết ng làm trò chơi
VD : bỏ ng vào sọt rồi đem thả xuống sông ,...
+Buổi chầu thì chỉ hay làm trò , kệ đi các bài TẤU -_-
+ Dâm dục quá độ :v
----> " Long Đĩnh là ng bạo - ngược , tín hay chém giết , ác bằng Kiệt , Trục ngày xưa " - Trần Kim Trọng -

Chứng cứ chưa xác thực cho lắm/:)
mà công lao của ông cũng nhiều đấy chứ:)
.............................................................................................................
 
C

cabua266

Ch´ưng minhchưa thuyết phục là sao ???
P/s: Long Đĩnh cho ng trèo lên câycao rồi sai ng khác chặt cây cho cây đổ -_-
 
T

trucphuong02

Ch´ưng minhchưa thuyết phục là sao ???
P/s: Long Đĩnh cho ng trèo lên câycao rồi sai ng khác chặt cây cho cây đổ -_-

Em nghĩ là các chứng cứ anh Cabua266 đưa ra đều thuyết phục được vì đó là những gì ghi trong Việt Nam sử lược. Nhưng trong quyển Sử Đại Việt sử ký toàn thư chép về Lê Long Đĩnh không chỉ có như vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn có chép về những công lao của ông nữa!!
 
T

trucphuong02

Nếu em sống ở thời đại của ổng thì em sẽ rất là sợ ><!! Biết đâu ông ta rảnh rỗi rồi giết chết luôn sao??
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom