A
anhquynhta


1. tế bào và ADN :
Tế bào là gì?
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng. Tế bào gồm nhiều phần, mỗi phần có chức năng khác nhau. Một số phần, gọi là bào quan, là những cấu trúc chuyên dụng thực hiện những nhiệm vụ nhất định bên trong tế bào. Tế bào người gồm các phần chính sau:
Tế bào chất bao quanh nhân và các bào quan
Mạng lưới nội chất hoàn thiện và vận chuyển các phân tử
Thể Golgi đang đóng gói và "xuất xưởng" các phân tử
Lysosome và peroxisome phá hủy chất độc, tái tạo thành phần tế bào
Ti thể cung cấp cho tế bào năng lượng
Nhân chứa đựng hầu hết nguyên liệu di truyền của tế bào
Màng sinh chất bao phủ ở phía ngoài xung quanh tế bào
Ribosome sử dụng những cấu trúc di truyền của tế bào để tạo nên protein
Tế bào chất ( Cytoplasm )
Tế bào chất là chất lỏng bao quanh các bào quan bên trong tế bào.
Mạng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum (ER) )
Bào quan này hoàn thiện các phân tử tạo nên bởi tế bào và chuyên chở phân tử đó đến những nơi đặc biệt bên trong hay bên ngoài tế bào.
Thể Golgi (Golgi apparatus)
Thể Golgi đóng gói những phân tử được hoàn thiện bởi mạng lưới nội chất để chuyển chúng ra ngoài tế bào.
Lysosome và peroxisome
Hai bào quan này là trung tâm tái tạo của tế bào. Chúng tiêu hủy vi khuẩn lạ xâm nhập tế bào, giải phóng tế bào khỏi chất độc, và tái tạo những thành phần tế bào bị hỏng hóc.
Ti thể ( mitochondria)
Ti thể là loại bào quan phức tạp, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành dạng tế bào có thể sử dụng được. Chúng có nguyên liệu di truyền riêng, không dính dáng gì tới DNA trong nhân và có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.
Nhân (nucleus)
Nhân là trung tâm điều khiển của tế bào, đưa ra những chỉ dẫn để tế bào lớn lên, trưởng thành, phân chia hoặc chết đi.Nó cung cấp nhà ở cho DNA (deoxyribonucleic acid), nguyên liệu di truyền của tế bào. Nhân được bao quanh bởi một lớp màng gọi là màng nhân, màng nhân bảo vệ DNA và tách nhân ra khỏi các phần khác của tế bào.
Màng sinh chất (Plasma membrane)
Màng sinh chất là lớp vỏ tế bào. Chúng phân tách tế bào với môi trường và cho phép vật chất vào hay ra khỏi tế bào.
Ribosome
Ribosome là bào quan hoàn thiện những cấu trúc di truyền của tế bào để tạo nên protein. Bào quan này có thể trôi chảy tự do trong tế bào chất hoặc liên kết bị động với mang lưới nội chất.
DNA là gì?
DNA là một mạch xoắn kép tạo nên bởi các cặp base liên kết với bộ khung đường-phosphate
DNA hay deoxyribonucleic acid là nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết tất cả cơ thể sống. Mỗi tế bào người chứa cùng một lượng DNA. Hầu hết DNA nằm trong nhân ( gọi là DNA nhân), một lượng nhỏ DNA có thể được tìm thấy ở ti thể ( gọi là DNA ti thể hay mtDNA )
Thông tin trong DNA được lưu trữ dưới dạng mã hình thành từ bốn chất hóa học base: adenine (A), guanine (G), cytosine (C), and thymine (T). DNA người gồm 3 nghìn tỉ cặp base, và hơn 99% số cặp base là giống nhau ở tất cả mọi người.
Mỗi base DNA bắt cặp với base khác, A với T, G với C, tạo ra dạng đơn vị là cặp base. Mỗi base liên kết với một phân tử đường và một phân tử phosphate. Chúng đi chung với nhau gọi là một nucleotide. Các nucleotide được sắp xếp trong hai mạch dài dưới dạng xoắn ốc gọi là mạch xoắn kép. Cấu trúc mạch xoắn kép hơi giống cái thang, với mỗi cặp base là thanh ngang của cái thang, các phân tử đường và phosphate là khung đứng của thang.
Một đặc tính quan trọng của DNA là nó có thể tự nhân đôi, tạo ra nhiều bản sao của chính nó. Mỗi mạch DNA trong mạch xoắn kép có thể làm khuôn mẫu cho nhân đôi trình tự base. Điều này cực kì quan trọng khi tế bào phân chia do mỗi tế bào mới cần một bản sao chính xác của DNA hiện diện trong tế bào cũ.
DNA ty thể là gì?
Mặc dù hầu hết DNA được chứa trong NST nằm trong nhân, ti thể cũng có một số ít DNA riêng ( được biết đến như DNA ti thể hay mtDNA ). Ti thể là những cấu trúc nằm bên trong tế bào, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành dạng tế bào có thể sử dụng được. Mỗi tế bào chứa đựng hàng trăm đến hàng ngàn ti thể, nằm lơ lửng trong tế bào chất xung quanh nhân.
Ti thể sản xuất năng lượng thông qua một quá trình gọi là phosphoryl hóa oxi hóa ( oxidative phosphorylation). Quá trình này sử dụng đường đơn và oxi để tạo nên adenosine triphosphate (ATP), nguồn năng lượng chính của tế bào. Một hệ thống enzyme phức tạp, được bố trí theo trình tự từ I - V, thực hiện phosphoryl hóa oxi hóa bên trong ti thể.
Hơn nữa trong sản xuất năng lượng, ti thể giữ vai trò trong nhiều hoạt động tế bào khác nhau. Chẳng hạn, ti thể giúp điều khiển hiện tượng tự hủy của tế bào (apotosis). Ti thể cũng cần thiết để sản xuất những cơ chất như cholesterol và heme (một thành phần của hemoglobin, phân tử mang oxi ở trong máu).
DNA ti thể gồm 37 gen, tất cả đều là tiềm năng cho chức năng bình thường của ti thể. Ba muơi gen điều khiển sinh tổng hợp enzyme phosphoryl hóa oxi hóa. Những gen còn lại điều khiển tổng hợp những phân tử gọi là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), những chất hóa học thân thiết với DNA. Ba loại phân tử RNA này giúp lắp ráp khuôn tổng hợp amino acid hình thành protein có chức năng.
Gene là gì?
Các gen tạo nên DNA. Mỗi NST chứa nhiều gen.
Gen (gene) là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của di truyền. Gen, một đoạn của DNA, hoạt động điều khiển hình thành những phân tử gọi là protein. Ở người, chiều dài gen có thể thay đổi từ vài trăm base đến hơn 2 triệu base. Dự án giải mã hệ gen người (The Human Genome Project) ước đoán con người có khoảng 20,000 đến 25,000 gen.
Mỗi cá thể có hai bản sao của một gen, một bản từ bố và bản còn lại từ mẹ. Hầu hết các gen là như nhau ở mọi người, nhưng có một số ít gen (ít hơn 1% tổng số) hơi khác nhau giữa mỗi người. Alen là các dạng của cùng một gen với những khác biệt nhỏ trong trình tự base DNA. Những khác biệt nhỏ này tạo nên nét đặc trưng của mỗi người.
Nhiễm sắc thể là gì?
DNA và protein histone được quấn lại trong một cấu trúc gọi là NST.
Trong nhân tế bào, phân tử DNA được cuộn lại dưới dạng cấu trúc nhỏ như sợi chỉ gọi là NST. Mõi NST hình thành do DNA quấn chặt lấy cột chống đỡ là phân tử protein histone. NST không dễ dàng thấy được trong nhân tế bào- ngay cả dưới kính hiển vi - khi tê bào không phân chia. Tuy nhiên, DNA hình thành nên NST bắt đầu xiết chặt lại lúc phân bào và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Hầu hết những gì các nhà nghiên cứu biết về NST đều thông qua quan sát NST lúc phân bào.
Mỗi NST có một điểm co thắt gọi là tâm động, phân chia NST thành hai cánh, cánh ngắn của NST gọi là " cánh p". Cánh dài của NST gọi là "cánh q". Vị trí tâm động trên NST cho biết đặc tính hình dạng của NST, và có thể được sử dụng để mô tả vị trí những gen chuyên biệt.
Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
22 cặp NST thường có cùng kích thước. Hai NST khác, NST X và Y là NST giới tính. Bức tranh NST người xếp theo hàng ở dạng cặp gọi là kiểu nhân (karyotype).
Ở người, mỗi tế bào bình thường chứa 23 cặp NST, cho tổng số 46 NST. Hai mươi hai cặp gọi là NST thường (autosome), trông giống hệt nhau ở cả nam và nữ. Cặp thứ hai mươi ba gọi là NST giới tính ( sex chromosomes), khác nhau ở nam và nữ. Phụ nữ có hai bản sao của NST X, trong khi đàn ông có một NST X và một NST Y.
Tế bào là gì?
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng. Tế bào gồm nhiều phần, mỗi phần có chức năng khác nhau. Một số phần, gọi là bào quan, là những cấu trúc chuyên dụng thực hiện những nhiệm vụ nhất định bên trong tế bào. Tế bào người gồm các phần chính sau:

Tế bào chất bao quanh nhân và các bào quan

Mạng lưới nội chất hoàn thiện và vận chuyển các phân tử

Thể Golgi đang đóng gói và "xuất xưởng" các phân tử

Lysosome và peroxisome phá hủy chất độc, tái tạo thành phần tế bào

Ti thể cung cấp cho tế bào năng lượng

Nhân chứa đựng hầu hết nguyên liệu di truyền của tế bào

Màng sinh chất bao phủ ở phía ngoài xung quanh tế bào

Ribosome sử dụng những cấu trúc di truyền của tế bào để tạo nên protein
Tế bào chất ( Cytoplasm )
Tế bào chất là chất lỏng bao quanh các bào quan bên trong tế bào.
Mạng lưới nội chất (Endoplasmic reticulum (ER) )
Bào quan này hoàn thiện các phân tử tạo nên bởi tế bào và chuyên chở phân tử đó đến những nơi đặc biệt bên trong hay bên ngoài tế bào.
Thể Golgi (Golgi apparatus)
Thể Golgi đóng gói những phân tử được hoàn thiện bởi mạng lưới nội chất để chuyển chúng ra ngoài tế bào.
Lysosome và peroxisome
Hai bào quan này là trung tâm tái tạo của tế bào. Chúng tiêu hủy vi khuẩn lạ xâm nhập tế bào, giải phóng tế bào khỏi chất độc, và tái tạo những thành phần tế bào bị hỏng hóc.
Ti thể ( mitochondria)
Ti thể là loại bào quan phức tạp, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành dạng tế bào có thể sử dụng được. Chúng có nguyên liệu di truyền riêng, không dính dáng gì tới DNA trong nhân và có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.
Nhân (nucleus)
Nhân là trung tâm điều khiển của tế bào, đưa ra những chỉ dẫn để tế bào lớn lên, trưởng thành, phân chia hoặc chết đi.Nó cung cấp nhà ở cho DNA (deoxyribonucleic acid), nguyên liệu di truyền của tế bào. Nhân được bao quanh bởi một lớp màng gọi là màng nhân, màng nhân bảo vệ DNA và tách nhân ra khỏi các phần khác của tế bào.
Màng sinh chất (Plasma membrane)
Màng sinh chất là lớp vỏ tế bào. Chúng phân tách tế bào với môi trường và cho phép vật chất vào hay ra khỏi tế bào.
Ribosome
Ribosome là bào quan hoàn thiện những cấu trúc di truyền của tế bào để tạo nên protein. Bào quan này có thể trôi chảy tự do trong tế bào chất hoặc liên kết bị động với mang lưới nội chất.
DNA là gì?


DNA là một mạch xoắn kép tạo nên bởi các cặp base liên kết với bộ khung đường-phosphate
DNA hay deoxyribonucleic acid là nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết tất cả cơ thể sống. Mỗi tế bào người chứa cùng một lượng DNA. Hầu hết DNA nằm trong nhân ( gọi là DNA nhân), một lượng nhỏ DNA có thể được tìm thấy ở ti thể ( gọi là DNA ti thể hay mtDNA )
Thông tin trong DNA được lưu trữ dưới dạng mã hình thành từ bốn chất hóa học base: adenine (A), guanine (G), cytosine (C), and thymine (T). DNA người gồm 3 nghìn tỉ cặp base, và hơn 99% số cặp base là giống nhau ở tất cả mọi người.
Mỗi base DNA bắt cặp với base khác, A với T, G với C, tạo ra dạng đơn vị là cặp base. Mỗi base liên kết với một phân tử đường và một phân tử phosphate. Chúng đi chung với nhau gọi là một nucleotide. Các nucleotide được sắp xếp trong hai mạch dài dưới dạng xoắn ốc gọi là mạch xoắn kép. Cấu trúc mạch xoắn kép hơi giống cái thang, với mỗi cặp base là thanh ngang của cái thang, các phân tử đường và phosphate là khung đứng của thang.
Một đặc tính quan trọng của DNA là nó có thể tự nhân đôi, tạo ra nhiều bản sao của chính nó. Mỗi mạch DNA trong mạch xoắn kép có thể làm khuôn mẫu cho nhân đôi trình tự base. Điều này cực kì quan trọng khi tế bào phân chia do mỗi tế bào mới cần một bản sao chính xác của DNA hiện diện trong tế bào cũ.
DNA ty thể là gì?
Mặc dù hầu hết DNA được chứa trong NST nằm trong nhân, ti thể cũng có một số ít DNA riêng ( được biết đến như DNA ti thể hay mtDNA ). Ti thể là những cấu trúc nằm bên trong tế bào, chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành dạng tế bào có thể sử dụng được. Mỗi tế bào chứa đựng hàng trăm đến hàng ngàn ti thể, nằm lơ lửng trong tế bào chất xung quanh nhân.
Ti thể sản xuất năng lượng thông qua một quá trình gọi là phosphoryl hóa oxi hóa ( oxidative phosphorylation). Quá trình này sử dụng đường đơn và oxi để tạo nên adenosine triphosphate (ATP), nguồn năng lượng chính của tế bào. Một hệ thống enzyme phức tạp, được bố trí theo trình tự từ I - V, thực hiện phosphoryl hóa oxi hóa bên trong ti thể.
Hơn nữa trong sản xuất năng lượng, ti thể giữ vai trò trong nhiều hoạt động tế bào khác nhau. Chẳng hạn, ti thể giúp điều khiển hiện tượng tự hủy của tế bào (apotosis). Ti thể cũng cần thiết để sản xuất những cơ chất như cholesterol và heme (một thành phần của hemoglobin, phân tử mang oxi ở trong máu).
DNA ti thể gồm 37 gen, tất cả đều là tiềm năng cho chức năng bình thường của ti thể. Ba muơi gen điều khiển sinh tổng hợp enzyme phosphoryl hóa oxi hóa. Những gen còn lại điều khiển tổng hợp những phân tử gọi là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), những chất hóa học thân thiết với DNA. Ba loại phân tử RNA này giúp lắp ráp khuôn tổng hợp amino acid hình thành protein có chức năng.
Gene là gì?

Các gen tạo nên DNA. Mỗi NST chứa nhiều gen.
Gen (gene) là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của di truyền. Gen, một đoạn của DNA, hoạt động điều khiển hình thành những phân tử gọi là protein. Ở người, chiều dài gen có thể thay đổi từ vài trăm base đến hơn 2 triệu base. Dự án giải mã hệ gen người (The Human Genome Project) ước đoán con người có khoảng 20,000 đến 25,000 gen.
Mỗi cá thể có hai bản sao của một gen, một bản từ bố và bản còn lại từ mẹ. Hầu hết các gen là như nhau ở mọi người, nhưng có một số ít gen (ít hơn 1% tổng số) hơi khác nhau giữa mỗi người. Alen là các dạng của cùng một gen với những khác biệt nhỏ trong trình tự base DNA. Những khác biệt nhỏ này tạo nên nét đặc trưng của mỗi người.
Nhiễm sắc thể là gì?

DNA và protein histone được quấn lại trong một cấu trúc gọi là NST.
Trong nhân tế bào, phân tử DNA được cuộn lại dưới dạng cấu trúc nhỏ như sợi chỉ gọi là NST. Mõi NST hình thành do DNA quấn chặt lấy cột chống đỡ là phân tử protein histone. NST không dễ dàng thấy được trong nhân tế bào- ngay cả dưới kính hiển vi - khi tê bào không phân chia. Tuy nhiên, DNA hình thành nên NST bắt đầu xiết chặt lại lúc phân bào và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Hầu hết những gì các nhà nghiên cứu biết về NST đều thông qua quan sát NST lúc phân bào.
Mỗi NST có một điểm co thắt gọi là tâm động, phân chia NST thành hai cánh, cánh ngắn của NST gọi là " cánh p". Cánh dài của NST gọi là "cánh q". Vị trí tâm động trên NST cho biết đặc tính hình dạng của NST, và có thể được sử dụng để mô tả vị trí những gen chuyên biệt.
Con người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

22 cặp NST thường có cùng kích thước. Hai NST khác, NST X và Y là NST giới tính. Bức tranh NST người xếp theo hàng ở dạng cặp gọi là kiểu nhân (karyotype).
Ở người, mỗi tế bào bình thường chứa 23 cặp NST, cho tổng số 46 NST. Hai mươi hai cặp gọi là NST thường (autosome), trông giống hệt nhau ở cả nam và nữ. Cặp thứ hai mươi ba gọi là NST giới tính ( sex chromosomes), khác nhau ở nam và nữ. Phụ nữ có hai bản sao của NST X, trong khi đàn ông có một NST X và một NST Y.