Nhật ký BK

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Mày đã gặp quá nhiều thất bại rồi, nhất là trong môn Lý. Khéo m còn không được học sinh giỏi ấy chứ. Nếu như thế thì quả là một sự nhục nhã đó Phương Uyên. Đó giờ đi học m chưa bao giờ băn khoăn mình có được học sinh giỏi hay không, thế mà bây giờ mày phải suy nghĩ về vấn đề đó thì là do mày học quá xuống. Lý do là do mày onl facebook quá nhiều. Hãy liệu mà tìm cách khắc phục đi.
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Nhiệm vụ ngày hôm nay:
- Phải học được Hóa ankan + anken (làm ơn đi)
- Toán phải học cho xong góc giữa 2mp (xin đó, có 2 bài này nhây từ năm này qua tháng nọ, bị điểm Lý thấp mà chưa tỉnh ngộ, muốn cả Hóa và Toán thấp sao?)
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Chín thói quen xấu cần bỏ nếu muốn theo ngành CNTT

1. Không chịu đọc tài liệu trước khi dùng
Đây là một trong những thói quen tệ hại nhất nhưng lại thường gặp nhất. Có lẽ thói quen này nảy sinh từ tính thân thiện của “giao diện đồ hình” (GUI) khiến cho người dùng bồi đắp thói quen mò mẫm mà không cần đọc hướng dẫn nhưng cũng sử dụng được máy. Việc này không có gì đáng ngại đối với người dùng (rất) bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo đuổi ngành CNTT một cách nghiêm túc thì hãy bỏ ngay thói quen tai hại này bởi vì đây là rào cản lớn nhất cho sự phát triển. Kiến thức vững chắc không phải… mò mà ra. Tài liệu hướng dẫn không phải vô cớ mà được viết ra.
2. Đọc lướt
Đây cũng là một thói quen tệ hại và phổ biến không kém. Ngay trên những diễn đàn, với những ý kiến và chỉ dẫn bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn có quá nhiều người chỉ đọc lướt để rồi quay lại tiếp tục thắc mắc. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm bởi vì nó rèn cho trí não thói quen đọc lướt. Việc này dẫn đến chỗ kiến thức thu thập một cách hời hợt, tạm bợ và chắp vá. Nếu những ý kiến bằng tiếng Việt rất cô đọng, rành mạch và dễ hiểu nhưng vẫn không chịu khó đọc kỹ và suy gẫm thì việc tham khảo, tổng hợp các sách tiếng nước ngoài gần như là vô khả thi.
3. Bắt chước mà không suy nghĩ
Khi bắt đầu làm quen với những thứ trong ngành CNTT, cách dễ nhất là bắt chước làm theo từng bước. Nếu cứ nhắm mắt làm theo nhưng không hề suy nghĩ lý do tại sao mình làm như vậy, không thử đặt câu hỏi những gì xảy ra đằng sau những “bước” ấy thì không chóng thì chày sẽ tạo cho mình một thói quen tai hại: bắt chước không suy nghĩ không tư duy như một cỗ máy. Từ chỗ làm theo từng bước có sẵn mà không suy nghĩ đến chỗ biến thành thói quen thì khả năng nhận định và tư duy sẽ bị thui chột. Chẳng những vậy, thói quen này kiềm hãm sự thẩm thấu kiến thức xuyên qua hàng loạt những câu hỏi. Tự đặt câu hỏi chính là cách buộc trí não mình làm việc và là viên đá đầu tiên để dấn thân vào chỗ phát triển trí tụệ.
4. Sợ khó
Sợ khó tưởng chừng quá thông thường trên mọi lãnh vực nhưng trong lãnh vực CNTT thì thói quen “sợ khó” là thói quen giết chết ngay bước đầu làm quen và phát triển. Chẳng có ngành nghề thực thụ, đòi hỏi trí tuệ mà lại dễ dàng hết. Thói quen “sợ khó” biểu hiện từ chuyện đơn giản như học ngoại ngữ (để có thể tham khảo thêm tài liệu ngoại ngữ) cho đến chuyện tự mình đối diện với những khó khăn trong khi trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Thói quen này lâu dần ăn sâu và dẫn đến chỗ không muốn và không thể giải quyết được điều gì nếu chỉ cảm thấy có trở ngại. Nên tránh xa câu này: vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản.
5. Viện cớ
Quá trình tích lũy kiến thức luôn luôn có những khó khăn và trở ngại. Nếu chính bản thân mình không tự kỷ luật và tự nghiêm khắc thì chẳng còn ai trên đời này kỷ luật và nghiêm khắc giúp mình. Từ chỗ không kỷ luật và không nghiêm khắc, chỉ cần một thời gian rất ngắn có thể dẫn đến sự đổ vỡ, sợ hãi, chán nản và để bào chữa cho sự đổ vỡ thường là những viện cớ. Viện cớ chỉ để ẩn nấp sau cái cớ nhưng sự thật sụp đổ vẫn tồn tại. Tránh xa những câu như “nhà em nghèo”, “hoàn cảnh khó khăn”, “vì em là newbie” mà nên biết rằng vô số những người khác cũng như mình và thậm chí còn khó khăn hơn mình. Nên nhớ rằng, ngay khi dùng cái cớ để viện thì lúc ấy mình đã chính thức thất bại rồi.
6. “Đi tắt đón đầu”
Trên đời này chẳng có loại tri thức đích thực nào hình thành từ “đi tắt” và “đón đầu” cả. “Mì ăn liền” có cái ngon của nó nhưng chính “mì ăn liền” không thể hình thành một bữa ăn thịnh soạn và đầy đủ. Tri thức đích thực cũng như thức ăn, nó cần điều độ, liều lượng và thời gian để… tiêu hoá. Tư duy và thói quen “đi tắt” luôn luôn dẫn đến những lổ hổng khủng khiếp trong kiến thức. Những lổ hổng ấy xem chừng không nhiều và không quan trọng khi kiến thức còn ít ỏi và nhu cầu công việc còn sơ khai. Tuy nhiên, một khi đối diện với những khó khăn và phức tạp trong công việc và trong đời sống thì những thứ “đi tắt đón đầu” là nguyên nhân sâu xa của những đổ vỡ và thất bại. Hãy nhớ: đừng đi tắt và đừng đón đầu bởi vì chẳng có cái đường tắt nào trong hành trình đi tìm tri thức.
7. “Nghe nói là…”
Cụm “nghe nói là…” là một cụm phổ biến đến độ chóng mặt. Bất cứ một ngành khoa học hay có liên quan đến khoa học không thể dựa trên “nghe nói” mà luôn luôn cần dựa trên các bằng chứng khoa học và những bằng chứng ấy cần chính xác và cụ thể. Chính vì có thói quen “nghe nói” mà đánh rớt những cơ hội tìm tòi và kiểm chứng; những cơ hội quý báu để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Cái gì không rõ thì nên tìm tòi và đừng “nghe nói” mà phải được thấy, được phân tích và được kiểm chứng. Không bỏ được thói quen này thì cách tốt nhất đừng bén mảng gần bất cứ ngành khoa học nào vì chỉ chuốc lấy sự thất bại và lãng phí.
8. Niềm tin và hy vọng
Trong khoa học, khi nói đến kết quả và sự kiến tạo hoặc thậm chí con đường đi đến sự kiến tạo và kết quả thì hoàn toàn không có chỗ cho “niềm tin” và “hy vọng” một cách mù mờ. Thói quen “restart” lại máy hay “restart” lại chương trình với “hy vọng” nó sẽ khắc phục sự cố đã trở thành thói quen cố hữu. Nếu không có điều kiện thay đổi nào khác thì có “restart” một triệu lần và hy vọng một triệu lần thì kết quả vẫn y hệt nhau. Đừng “tin” và đừng “hy vọng” vào sự thay đổi của kết quả nếu như chính bạn không kiểm soát và thay đổi để tạo thay đổi trong kết quả. Tất cả mọi hoạt động từ lập trình cho đến quản lý hệ thống, quản lý mạng, bảo mật, reverse engineering…. thậm chí đối với người dùng bình thường, khi kết quả không như ý, sự điều chỉnh là điều cần thiết thay vì lặp lại y hệt hành động và chỉ… hy vọng.
9. Không vì trí tuệ mà vì… “đẳng cấp”
Lắm bạn lao vào ngành này không phải là vì trí tuệ, vì kiến thức, vì đóng góp một cái gì đó ích lợi cho xã hội mà là vì… đẳng cấp mơ hồ nào đó. Nếu tiếp tục lao vào và chọn lấy một muc tiêu mơ hồ thì sẽ không bao giờ đi đến đích được. “Đẳng cấp” là một thứ mơ hồ, vô ích và đầy cá nhân tính nhưng khi nó biến thành thói quen và mục tiêu để nhắm tới thì nó chẳng mang lại được gì ngoài sự thất bại ngay từ đầu vì hoàn toàn không có một phương hướng nào cả. Trau dồi kiến thức hoàn toàn khác với việc xoa dịu mặc cảm (“đẳng cấp”).
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
“Nghèo không là xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu; hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét; già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở; chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai.” – Lã Khôn.
Đã nghèo mà còn không có chí nữa, đời mày sẽ về đâu?
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
- Từ giờ phút này là bắt đầu một cuộc chơi mới. Màn khởi đầu đã kết thúc với nhiều thất bại nặng nề, nhưng tao không nản :))
Cùng cố gắng vì tương lai Bách Khoa nào, chuyến đò Lê Hồng Phong đã lỡ. Chẳng lẽ m lại mới tiếp diễn theo một lần nữa sao?
> Anh ơi, t nghe mày, t sẽ cố gắng mà T.T T thương mày quá
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Hôm nay, tình cờ lên lại ta123, lật lại từng trang tin nhắn mà mình và các bạn đã nhắn cho nhau, thấy rưng rưng, bồi hồi nhớ lại những cảm xúc ngày xưa. Nhớ khi mà mình vừa lên ta123, rồi bắt đầu có bạn, rồi có ngày có khi cả trăm trang tin nhắn. toàn là bạn tốt, lúc nào cũng nghĩ tới mình, mình off được 1 ngày là lại lo lắng nhặng cả lên. Nhớ những mối tình vụng trộm, lén lút, bị mẹ phát hiện...Nhớ cả những lời khuyên, lời chúc, lời động viên mà mọi người dành cho mình. Ôi, tuổi thơ của tôi, kỉ niệm, bạn bè của tôi! Cảm ơn các bạn đã đến bên tôi. Cảm ơn mối tình đầu của tôi, mặc dù em biết anh không thich em đâu nhưng vẫn lao đầu vào. Ôi, thật đáng nhớ! Anh ơi, t nhớ m lắm, nhớ những lời khuyên mà m dành cho t, bây giờ mày đã đậu Quốc học chưa hả Anh? Bây giờ m đang ở đâu, làm sao tao liên lạc được với m? Thương ơi, Quỳnh ơi, tụi m đã đậu phổ thông năng khiếu chưa? Còn t thì rớt LHP rồi chúng mày ạ...
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Muốn đậu vào Bách Khoa thì mày phải được trên 28 điểm, nay t sẽ đặt mục tiêu cho mày.
Điểm Toán: 9
Lý: 10
Hóa: 9
Vì Lý là môn m khá nhất nên t cho là 10 nhé, hãy cố gắng lên nào Phương Uyên, cố học đi, chứng minh mày không tầm thường.
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Bài tập Tết còn tồn đọng:
Toán: mấy bài lim của cô, mấy bài hình
Lý: Đã thanh toán xong
Hóa: Làm 62 bài tập của thầy giao, phải hoàn thành trước tết
_______
Nhiệm vụ hôm nay:
(13/02/2018)
Học ankan và học luôn anken (cả 3 ngày nay chưa làm được, hôm nay mà không xong nữa thì 10 cái tát)
1h-3h: Ankan
3h-3h30: Nghỉ
3h30-5h: Anken
Buổi tối thì làm mấy bài thi online.
Nhớ nhé :)
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
M vẫn chưa học được 1 nửa bài ankan :) Chuẩn bị ăn tát đi.
Đừng quên rằng chìa khóa cho sự việc nằm ở ý chí chứ không phải trí tưởng tượng.
Tưởng tượng đi, tưởng tượng cho lắm vào. LHP đã lỡ, kì này muốn lỡ luôn cả Bách Khoa sao?
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Cố lên nhóc con, cố gắng khóa facebook và ép mình không được online trong 2h như thế đã là giỏi rồi đấy. Từ từ sẽ cai được thôi. Bây giờ có 1 vấn đề mới phát sinh đây. Đó là khi học bài thì phải học cho xong 1 video nhé, không được học nửa chừng rồi lại thoát ra vào diendan như thế này? Không ai quan tâm m đâu, nên không cần phải gấp rút như vậy. cứ thong thả học hết đi
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Tối nay học góc giữa 2 đt cho xong luôn nha, chú ý kĩ cái vecto đó, ông Doanh ác lắm, thế nào ổng cũng cho vecto cho đám chuyên Toán tụi mình ăn hành hết. Còn phải ôn cả lim với dãy số nữa cơ. Cố lên mà, tranh thủ còn mỗi hôm nay là 29 Tết, chứ mai 30 rồi mùng 1, 2, 3 thế nào m cũng lo quẩy cho coi.
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
clip_image001.jpg

Hình lăng trụ tròn
clip_image002.jpg

Hình hộp chữ nhật
clip_image003.jpg

Hình chóp tam giác
clip_image005.jpg

Hình chóp tam giác
clip_image006.jpg

Hình chóp tam giác
clip_image007.jpg

Hình hộp chữ nhật
clip_image008.jpg

Hình hộp chữ nhật
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
cay-manh-liet.jpg

Hoa cỏ vẫn sinh sôi nảy nở trên mảnh đất khô khan, nứt nẻ. Cuộc đời không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, vì thế dù có khó khăn, gian nan hay thử thách, cũng phải học cách tự đứng dậy và vượt qua.
cay-kien-cuong.jpg

Sự vươn lên trong nghịch cảnh của cái cây này khiến cho con người phải suy ngẫm về cách sống và cách chúng ta tồn tại trên thế giới này.

Mày là người, lẽ nào thua một cái cây ư? Cố lên nào Phương Uyên
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Mục tiêu hôm nay:
Hóa: Học hết bài tập ankan.
Toán: Góc giữa 2 mp (2 phần, kể cả vecto) - ĐVH

Cố lên, mày đã ăn chơi mấy bữa nay rồi còn gì. Khóa hết các trang mạng xã hội nha!
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
2. Nàng tiên cá

16432-cebf7a49e900d72f4ea50e1aaa72f4de.jpg

Câu chuyện cổ tích phiên bản gốc ra mắt năm 1837 của Hans Christian Andersen gần như giống chính xác bộ phim hoạt hình của Disney, trừ chi tiết "tình yêu chinh phục ác quỷ", hay cái kết hạnh phúc.

Trong phiên bản gốc, thuốc độc mà Phù thủy Biển đưa cho nàng công chúa trẻ tuổi biến đuôi của cô thành một đôi chân, nhưng việc đi trên chúng gây ra sự đau đớn cực độ, và có cảm giác như bước trên những lưỡi dao. Ngoài ra, hoàng tử là một gã ngốc biến điệu nhảy của cô thành trò tiêu khiển cho mình, mặc cho nỗi đau cô phải chịu.
Và nếu điều đó không đủ gây khó chịu, Phù thủy Biển còn tuyên bố rằng nếu hoàng tử không yêu nàng, nàng tiên cá sẽ chết và tan thành bọt biển. Và bạn biết sao không? Hoàng tử yêu một cô khác mà chàng tình cờ gặp. Nàng tiên cá được Phù thủy Biển cho cơ hội giết chết hoàng tử và thoát khỏi sự trừng phạt của giao ước, nhưng nàng không làm vì yêu chàng quá nhiều!

Vậy nên nàng chết, và biến thành bọt biển. Hãy nhớ rằng tình yêu là phù du và bất kỳ nỗ lực nào để giành được hạnh phúc đều có thể dẫn đến cái chết.
Mày nghe rõ chưa? Nhớ kĩ điều này đấy.
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Này Phương Uyên, sao mày lại nhát thế? Sao mày lại sợ nó mà không dám lên tiếng cho quyền lợi của m? M cũng là con người, nó cũng là người, sao mày phải sợ nó? Đứng lên, mạnh mẽ lên, đời vốn dĩ không dễ dàng, bị cả lớp ghét cũng được. M còn có những người bạn mà? Vy, PMai, Linh, Dung, Chi, .... tất cả đều tốt và sẵn sàng bảo vệ m hết, vậy tại sao m phải sợ?
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Lời khuyên

  • Giữ bình tĩnh khi làm bài kiểm tra. Lo lắng thái quá có thể khiến bạn quên sạch những kiến thức đã ôn tập. Hãy nghỉ ngơi và ăn sáng đầy đủ trước khi làm bài thi. Chúc may mắn!
  • Khi gặp một câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời, hãy cố gắng trả lời bằng cách nhớ lại nhiều nhất những gì bạn đã học. Bạn cũng có thể thử đọc các câu hỏi khác trong đề, đôi khi câu hỏi này sẽ giải đáp câu hỏi khác!
  • Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Việc sắp xếp bài tập về nhà thành từng tệp tài liệu sẽ giúp bạn nhớ được mình lưu bài tập ở đâu khi cần ôn lại.
  • Nếu có thể, hãy xem lại bài một lần nữa vào buổi tối trước ngày lên lớp. Việc đó sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nội dung bài, bạn cũng có thể tham gia xây dựng bài tốt hơn.
  • Cố gắng ôn lại những điểm chính trong bài giảng ngay sau tiết học. Đây là cách thức tốt nhất để bạn ghi nhớ lâu dài.
  • Bạn nên nhớ rằng một chút cạnh tranh lành mạnh cũng không có gì là sai cả. Nếu các học sinh khác cùng lớp cũng đang phấn đấu vươn lên vị trí dẫn đầu, hãy lấy đó làm động lực cho bản thân. Bạn cũng cần cẩn trọng không nhầm lẫn giữa cạnh tranh lành mạnh và thái độ khiếm nhã.
  • Sau khi đạt được thành tích mong muốn – ví dụ như đạt được điểm cao nhất lớp trong một bài kiểm tra – bạn đừng quên tự thưởng cho bản thân vì đã nỗ lực chuẩn bị cho bài kiểm tra đó.
  • Tập trung học tập và phớt lờ những kẻ chế nhạo bạn. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi muốn trở thành học sinh giỏi của lớp.
  • Thực sự quan tâm tới việc học. Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc học, điều đó sẽ thể hiện trên bảng điểm của bạn. Hãy giữ vững thái độ này trong suốt sự nghiệp học hành của mình và thậm chí cả sau đó nữa, chắc chắn bạn sẽ thành công.
  • Hãy kiên trì; điểm số của bạn sẽ không thể thay đổi sau một đêm.
  • Đừng quên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và tốt hơn là 9 tiếng nếu có thể. Việc nghỉ ngơi đầy đủ là bí quyết tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả học tập.
Cảnh báo

  • Ranh giới giữa một người học sinh chân thành muốn giúp đỡ thầy cô với một người nhiệt tình thái quá chỉ để được thầy cô chú ý và tán dương là rất mong manh. Vì vậy, bạn hãy để cả những học sinh khác cũng có cơ hội giúp đỡ thầy cô giáo.
  • Đừng ôm đồm quá nhiều công việc. Cuộc sống không chỉ có việc học! Hãy nhớ rằng bạn cũng là con người.
  • Nếu gian lận khi kiểm tra, nhiều khả năng bạn sẽ bị bắt gặp; khi đó, thầy cô sẽ thay đổi hoàn toàn cái nhìn về bạn.
Những thứ bạn cần

  • Giấy
  • Bút mực hoặc bút chì
  • Thước kẻ
  • Kẹp tài liệu
  • Vở
  • Bút nhớ dòng
  • Bút sáp màu hoặc bút dạ
  • Tẩy
  • Hộp bút
  • Sổ lịch trình hoặc sổ kế hoạch
#Cách để học giỏi
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Đó có lẽ được coi là một sự thành công lớn đối với tôi. Các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa đại học có thể tham khảo bí quyết thành công của tôi dù bạn chọn thi bất kì khối nào, và có thể bạn cũng sẽ tìm ra bí quyết cho riêng mình. Hãy thử xem nhé!
1. Xác định khối học rất rõ ràng (Đã có)
Trước hết cần xác định cho mình một khối học phù hợp với khả năng, cũng như sự yêu thích. Không nên học đều đều tất cả các khối, vì như vậy việc thi đại học sẽ trở nên khó khăn. Ở bất cứ thời điểm nào, dù là sát kì thi nếu thấy thực sự cần thiết thì vẫn có thể đổi khối học, nhưng cần phải có một khối lượng kiến thức nhất định về nó.

2. Đặt ra mục tiêu (Đã có)
Khi làm bất cứ việc gì bạn cũng cần có mục tiêu, đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng. Hãy đặt ra cho mình một mục tiêu về khối lượng kiến thức cần học và số điểm cần đạt được trong các bài kiểm tra và các kì thi thử.
3. Lập kế hoạch rõ ràng
Vạch ra một khung sơ đồ cụ thể cho từng môn, cho chương trình ôn tập… Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và có thưởng, có phạt. Kế hoạch sẽ giúp bạn tính toán trước được thời gian và trở nên chủ động hơn, đi từng bước khá chắc chắn và không bị chệch hướng.
4. Yêu thích, đam mê, cố gắng (Đã có)
Bạn hãy tìm cho mình một cảm xúc đối với các môn thi đại học, nếu bạn chưa yêu thích chúng. Hăng say sẽ tạo cảm hứng cho bạn. Sự tìm tòi, khám phá làm cho kiến thức chắc và phong phú hơn. Luôn cố gắng và hướng về phía trước. Có thể thất bại, nhưng hãy lạc quan và tin tưởng thì bạn sẽ làm được.
5. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (Đã có)
Trước hết là nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, tự hệ thống lại theo sự hiểu biết của mình, sao cho dễ nhớ nhất theo từng đơn vị bài học. Tìm tòi và nghiên cứu những chỗ chưa hiểu thông qua thầy cô và bạn bè. Tìm những cuốn sách tham khảo hay cũng như các bộ đề thi ôn luyện sẽ giúp khắc sâu và nâng cao kiến thức. Bởi kiến thức trong sách giáo khoa là chưa đủ cho một kì thi đại học.
6. Chọn trường thi (Đã có)
Việc này là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ quyết định rất nhiều tới tâm lí cũng như việc đỗ hay trượt của bạn. Chọn trường quá cao sẽ thấy sức ép lớn, chọn trường quá thấp lại luôn thấy tiếc nuối. Chính vì vậy khi chọn trường cần căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định. Theo đam mê, nhưng phải phù hợp với kiến thức của bản thân, phù hợp với hoàn cảnh của gia đình. Có thể dựa vào kiến thức từ những đợt thi thử, hỏi thầy cô bạn bè. Sau đó hãy suy ngẫm và quyết định.

7. Vượt qua rào cản tâm lí (Đã có)
Có thể khối bạn học, trường bạn chọn để thi không được gia đình hoặc nhiều người yêu thích, nhưng đừng vì vậy mà thấy tự ti bạn nhé! Cứ tiếp tục theo đuổi nếu bạn thấy đó là quyết định đúng đắn và phù hợp, hãy tin rằng mình có thể làm được. Đừng bị đè nặng quá vào mặt tâm lí, cũng đừng tạo cho mình những áp lực ảo từ phía mọi người.
8. Bình tĩnh, vận dụng hết kiến thức trong mỗi kì thi
Yếu tố đầu tiên trong các kì thi, dù chỉ là thi thử đó là sự bình tĩnh, điều này quan trọng hơn kiến thức rất nhiều. Có thể phần kiến thức đó không nắm chắc, nhưng hãy từ những gì mình đã học mà suy luận mà vận dụng cho linh hoạt.
Sau mỗi kì thi hãy biết rút ra kinh nghiệm, cả về kiến thức lẫn kĩ năng làm bài. Bạn sẽ thấy mình tốt lên rất nhiều sau khi rút ra những sai lầm trong các kì thi thử. Việc đó rèn cho bạn cả tâm lí và kĩ năng nữa đấy…
Đó là tất cả những điều mà bản thân tôi - một sinh viên năm nhất đã từng làm và thấy rất hiệu quả. Tôi muốn chia sẻ và mong rằng tất cả các bạn có một hành trang tốt nhất cho kì thi đại học đầy khó khăn. Không chỉ với các bạn khối C, mà bất kì khối học nào thì bí quyết này đều vận dụng được. Có thể sẽ không hoàn toàn phù hợp với bạn, nhưng có lẽ nó cũng giúp bạn bổ sung được phần nào vào bí quyết của riêng mình.
Chúc các bạn luôn thành công với những bí quyết của bản thân!
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Ra khỏi phòng họp phụ huynh lớp 12 mẹ mình khóc như mưa vì mình từng được giáo viên chủ nhiệm xếp vào nhóm bét bảng và có nguy cơ trượt đại học. May sao mình đỗ top đầu Kinh Tế Đối Ngoại (mình không khuyến khích thi khoa này) của Ngoại Thương và vào được cả Bác Sỹ Đa Khoa của Y Hà Nội, đều là 2 khoa điểm cao không có đối thủ khối A và B. Bạn nào học kiểu này của mình thì đỗ đại học hoặc tăng 1-5 điểm so với hiện tại là không khó. Chuẩn bị những thứ sau nhé?
Thể chất: Thật sự mình thấy rất đáng ngại cho nhiều bạn học suốt từ sáng tới tối, đi ngủ mệt lử và cứ như thế trong cả năm trời. Hãy tưởng tượng não của bạn là chiếc xe được thiết kế để chạy 200km/h nhưng bạn không bao giờ chịu bôi dầu cho nó nên chỉ chạy được 80km/h thôi. Bạn có chạy 10h/ngày cũng không bằng người khác chỉ chạy 5h. Đó là lí do tại sao mà bạn sẽ thấy không ít đứa bạn cùng lớp “chả thấy học gì” mà điểm vẫn cao, đơn giản vì các bạn ấy biết chăm lo tới thể chất. Bất kể học thi có bận thế nào cũng đừng quên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để chạy hoặc thể thao mạnh. (Đã có) Nghe nói ăn socola thì sẽ cải thiện trí nhớ, hãy thử xem.

Ngủ như một đứa trẻ: Sự thật là mấy bạn thủ khoa điểm cao rất ít người học thâu đêm và không ít bạn học thâu đêm trượt như thường. Ngủ ngon là bí quyết để thông tin được lưu trữ và hình thành trong não được lâu và vận hành tốt. Có thể ngủ 6 tới 9 tiếng/ngày tuỳ vào thể chất của bạn. Hãy uống 1 chút nước trước khi ngủ và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 1 ngày 30 phút để ngủ sâu hơn.
Bắt tay vào việc học nào.

Bỏ học thêm đi: Tự học hơn học thầy 10 lần. Sau 2 năm đi học nhà thầy, môn Hoá của mình vẫn chỉ được 3-5 điểm. Mình đành bỏ học nhà thầy và tự tìm cách học từ những thứ căn bản nhất. Mình sẵn sàng giở sách ra hỏi bạn những thứ căn bản nhất không giấu dốt. Chỉ sau 6 tháng mình đã trở thành 1 trong top 5 bạn giỏi hoá nhất của lớp chuyên Toán mình học. Sau này mới nghiệm ra rằng là học ở nhà thầy quá chậm, 1 buổi học 2 tiếng giải được 20 câu thì trong đó có quá nửa mình biết rồi, 5 câu thì quá khó, hoá ra 2 tiếng chỉ học được 5 câu, chưa kể thời gian đi lại cũng cả tiếng. Năng suất lao động như thế là quá thảm hại. Mình tự học 2-3 ngày cũng hết 1 quyển sách 300 trang rồi, tương đương với mấy chục buổi học nhà thầy. Thời gian đầu khó bắt đầu quá thì có thể học nhóm hoặc gia sư để bắt nhịp cho nhanh nhé.
Học gì khi bị mất gốc? Mình bị mất gốc Hoá trầm trọng tới mức mà tới tận lớp 12 mà không biết cân bằng phản ứng. Thật sự là mình thấy môn Hoá quá rộng và quá khó, không biết bắt đầu từ đâu. Mình nghĩ rằng việc đầu tiên mình nên làm là biết được “bản đồ” để chinh phục môn này, do đó mình đi hỏi bạn mình để tự vẽ được "bản đồ" cho môn khó nhằn này. Nào là học phản ứng và các cơ chế phản ứng, nào là học cách cân bằng phản ứng không cần nháp… Hãy tự tạo cho mình một cái “bản đồ” môn học mà bạn muốn chinh phục từ dễ tới khó, từ nền tảng tới nâng cao và biết mình đang ở đâu.
Làm sao để học nhanh? Lớp mình có nhiều bạn thi thử được dưới 20 mà thi thật toàn 27. Lại là câu chuyện bản đồ, người học thông minh không bao giờ thấy gì cũng học mà chỉ học những thứ để “mở bản đồ”. Tức là không học những thứ đã dễ với mình và cũng không học những thứ còn quá khó với mình. Chỉ tập trung duy nhất vào khu vực làm mình tiến bộ thôi. Mình học không bao giờ làm tất cả những câu mà mình thấy, mình chỉ làm những câu mà mình nghĩ mình có thể bị sai. Do đó mình có thể học thấm 1 cuốn sách trong 2 ngày mà người khác học mất cả tháng. Trong suốt quá trình học lớp 12 của mình số sách mình đọc qua phải tới cả hơn trăm cuốn nên đi thi chỉ mong đỗ thủ khoa thôi. Mình không thông minh xuất chúng đâu đấy nhé. Học kiểu này thì phần thi trắc nghiệm lý thuyết của bạn sẽ trở nên vô cùng dễ vì số câu bạn học được nhiều gấp nhiều lần người khác rồi.
Cải thiện khả năng đọc hiểu tiếng Việt. Đừng đọc lướt, đọc tới đâu chắc hiểu tới đó để giảm tỉ lệ sai, gạch chân vào từng từ khoá cho chắc ăn vì sai 1 li đi một dặm. Đề thi thật không ít khi bắt bẻ câu chữ.
Làm sao để giải những thứ cần thông minh? Các câu hỏi khó trong đề mình chia làm 2 loại. Một là khó thật và cần thông minh thật, hai là khó vừa và chỉ là dạng bài tập phổ thông làm qua là nhớ. Bất kì bài khó nào cũng bao gồm nhiều “nút thắt”, vì thế nên biết được tất cả các loại “nút thắt” là bạn gần như có thể bẻ khoá được tất cả. Đó là lí do tại sao nhiều bạn được 9 điểm mà bạn thấy bạn ấy chẳng thông minh mấy. Hiển nhiên là chăm cũng có lợi ích của nó rồi.
Với môn toán chẳng hạn, mình cố gắng “làm qua” nhiều dạng bài nhất có thể. Mình gần như không bao giờ giải hoàn toàn một bài trọn vẹn ra giấy mà rất “tài tử” tìm cách giải duy nhất cái “nút thắt” trong bài, nếu gỡ được “nút thắt” là mình soi đáp án ngay lập tức xem có đúng hướng không. Đúng thì vui và làm bài tiếp, còn sai thì đánh dấu lại bài đó làm lại vào tuần sau.
Ôn tập kiến thức: Dùng mindmap đi, cả cuốn sách lớp 12 có thể được gói trong 1 trang A4 và bạn có thể soi ngay được chỗ nào mình đang yếu và chỗ nào mình sõi rồi. Tốt hơn là hãy nhờ những bạn giỏi nhất bạn biết “phỏng vấn” lại kiến thức của bạn 1 tháng 1 lần. Những bạn giỏi thì các câu hỏi và góc nhìn của họ sắc bén hơn bạn nhiều nên yên tâm là kiểu này rất hiệu quả. Cũng nên ôn tập có chu kì khớp với chu kì quên của não, học lại sau 1 tuần/1 tháng/3 tháng tới khi nào kiến thức ngấm thì thôi.
Không gian học tập để tối ưu hoá việc tập trung: Nhiều bạn thông minh nhưng không thể nào dễ dàng tập trung được, đơn giản là do không được ngồi học đúng môi trường phù hợp với năng lực tiếp thu của bạn được. Lên mạng làm bài test VAK đi, bạn nào thuộc nhóm VISUAL (NHÌN) thì sử dụng các hình vẽ, mindmap để học và nên học nơi yên tĩnh 1 mình, trang trí phòng học nhiều màu sắc vào. Bạn nào AUDITORY (NGHE) thì hãy học nhóm. Bạn nào KINESTHETIC (VẬN ĐỘNG) thì hãy đi lại khi học cho máu lên não nhiều. Học thi đừng có nhung lụa quá, đi thi lỡ phải phòng nóng như lò không có điều hoà lại không làm được bài thì căng, hãy biết cách tập làm quen với môi trường thi thật.
Học lúc nào? Dậy sớm 6h học và đi ngủ sớm để rèn luyện chu kì sinh học khớp với giờ thi. Học hăng nhất vào lúc 8h sáng và lúc 2h chiều. Tin mình đi, đây là kinh nghiệm mình phải trả bằng chính xương máu của mình. Trước khi thi 1 tháng mình luôn nghĩ mình sẽ đỗ hàng đầu nên học hành không còn tập trung nữa. Toàn học từ 10h sáng dậy tới 10h tối và đen đủi thay 2 môn thi lại rơi vào chính buổi sáng, lúc mình còn đang gật gù. Thi buổi chiều môn Lý mình thăng hoa nên được 10 còn lại Toán và Hoá bị mất điểm không đâu do không tỉnh táo.
Thi thử: Thi nghiêm túc như thi thật, làm bài cẩn thận nhất có thể mới quen được áp lực vào phòng thi.
Đi thi: Trọ nơi gần chỗ thi. Ăn uống cẩn thận khỏi đau bụng. Nhai kẹo cao su để máu lên não nhiều hơn. Giấy tờ đi liền với khúc ruột.
Đừng căng thẳng: Nên nhớ rằng thi đại học chỉ là cuộc thi chạy 100m mà cuộc đời là cuộc thi chạy marathon. Bạn có thua người ta chạy 100m nhưng bạn hoàn toàn có thể thắng khi chạy marathon. Trường nào bạn học không quan trọng bằng bạn làm gì thời sinh viên đâu. Cứ vào thời sinh viên học giỏi tiếng Anh, năng động và đi làm nhiều là bạn có thể không thua kém bất kì sinh viên nào ở bất cứ trường top nào. Trượt đại học đừng có dại mà tự tử hoặc làm khổ chính mình thân tàn ma dại.
Tóm lại, hãy học trong minh mẫn, học có chiến lược và có đồng minh, chuẩn bị tới từng chi tiết và mọi tình huống khẩn cấp. Chúc các sĩ tử thi mạnh khoẻ vui vẻ điểm cao nhé. :D Nhớ share cho các em cần nhé.
(Các báo lấy lại bài vui lòng hỏi mình và ghi nguồn Nguyễn Hiệp Step Up nhé :D).
 
Top Bottom