Theo em, lượng nước rót nhanh ít hơn, vì như em nói ở trên, trong khoảng từ 100 độ xuống 50 độ mà lại cân bằng nhiệt xong thì khi đó Q tỏa sẽ tăng lên nhờ lượng nước có sẵn. Khi đó, Q thu sẽ phải tăng theo \Rightarrow m nuớc đổ thêm phải tăng \Rightarrow nước rót chậm nhiều hơn.
Chị congratulation11 ơi, ý kiến của chị thế nào?
Ều, thấy phân tích ở trên kia tưởng là chú đi đúng hướng rồi.
Nếu như phân tích của chú thì nhiệt độ của lượng nước đó biến đổi như thế nào đi chăng nữa, cũng là do miếng đồng hạ từ 500 độ C xuống 50 độ C tỏa ra. Mà nhiệt lượng này không đổi, làm sao lượng nước làm lạnh lại khác nhau được.
Cái "lượng nước có sẵn" đó có thể truyền cho lượng nước sau một nhiệt lượng Q thì cục đồng cũng đã bị mất đi một nhiệt lượng Q rồi.
Thực ra vấn đề là ở chỗ này:
Nếu rót nhanh, thì nhiệt độ của miếng đồng sẽ giảm nhanh, phương trình sẽ có dạng:
[TEX]M.c_n.(50 - 25) = m.c_d(500 - 50) \Rightarrow M = ......[/TEX]
Nếu rót chậm, từng tí từng tí một, nước gặp miếng đồng ở 500 độ C sẽ bị bay hơi. Hơi này bốc lên cao và thoát ra ngoài, không tham gia quá trình trao đổi nhiệt nữa.
Gọi lượng bị bay hơi là m1. Quá trình bay hơi kết thúc khi miếng đồng giảm xuống 100 độ C.
[TEX]m_1.c_n.(100 - 25) + m_1.L = mc_d(500 - 100)[/TEX]
Sau đó, miếng đồng tiếp tục bị nước làm giảm xuống 50 độ. Lượng nước rót vào lúc này là m2.
[TEX]m_2.c_n(100 - 50) = m.c_d(100 - 50)[/TEX]
Tổng lượng nước cần dùng là [TEX]m_1+m_2[/TEX]
Như vậy, nếu rót từ từ thì doảy ra quá trình bay hơi, lượng nước cần dùng sẽ ít hơn nhiều so với rót nhanh.