$\bigstar\bigstar\bigstar$ CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ÔN THI VÀO 10 CHUYÊN

Hàng ngày sẽ có một số bài tập được đưa lên. Đó là những câu hỏi, bài tập rèn luyện khả năng tư duy, phục vụ một số kiến thức và kĩ năng cho các bạn học sinh khá - giỏi, các bạn có dự định thi vào 10 chuyên.

Câu hỏi post lên là những đề thi có cấu trúc giống thi thật, những đề thi thật.

Bài làm nào có chất lượng đúng sẽ được thanks, xác nhận để mem tăng điểm học tập....

Mong rằng topic sẽ có ích với nhiều mem lớp 9 năm nay! :)
 
C

congratulation11

Đề số 1:

picture.php


Câu 1: Cho mạch điện như hình 1 trên. Biết $R_1=2 \Omega, \ \ R_2=4\Omega, \ \ R_3=6\Omega, \ \ R_4=8\Omega.$ Ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mạch là $U=30V$
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tìm số chỉ của ampe kế.

picture.php


Câu 2: Cho mạch điện giống hình 2. Cho biết:
-Khi $K_1, \ \ K_2$ đều ngắt, vôn kế chỉ $200V$
-Khi $K_1$ đóng, $K_2$ ngắt, vôn kế chỉ $120V$
Hỏi khi $K_1$ ngắt, $K_2$ đóng, vôn kế chỉ bao nhiêu???

picture.php

Câu 3: Trên hình vẽ, AB là vật sáng. A'B' là ảnh của AB qua thấu kính. Hãy xác định tính chất của ảnh, loại thấu kính, trục chính và tiêu điểm của thấu kính. Giải thích.

Câu 4: Dùng 1 NLK rỗng, đổ vào đó 1 cốc nước nóng thì thấy nhiệt độ của NLK tăng thêm $8^oC$. Đổ tiếp 1 cốc nữa thì thấy nhiệt độ của NLK lúc này tăng thêm $5^oC$
Như thế, cứ đổ thêm 3 ca nước nữa thì nhiệt độ của NLK tăng thêm bao nhiêu??

Coi các ca nước nóng đổ vào NLK là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường

Câu 5: Cho một cốc nước, 1 cốc chất lỏng không hoà tan trong nước, 1 ống thuỷ tinh hình chữ U, 1 thước đo chiều dài. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của chất lỏng.
 
Last edited by a moderator:
T

thewildtran8a6

bài 5..đổ nước vào bình chữ U thì ta thấy căn bằng độ cao ở 2 bên.....vạch dấu độ cao đó......sau đó đổ chất lỏng không tan vào 1 nhánh của bình chữ U thì chất lỏng này sẽ làm nước ở nhánh bên kia dâng lên một khoảng là h1..dùng thước đo độ cao của mực nước dâng lên.Gọi d là trọng lượng riêng của nước...thì áp suất nước tác dung lên mặt phẳng ngang đi qua điểm đánh dấu ban đầu là F=d.h1
vì bình chữ U nên áp suất nước và chất lỏng đó bằng nhau.....dùng thước đo chiều cao cột chất lỏng không tan trong nước là h2 so với điểm đánh dấu ban đầu....vì vậy khối lượng riêng của chất lỏng là :
D(lỏng)=F/h2=(d.h1)/10h2
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Nhận xét:

Bài của tiasang: $t_{cb}$ của bạn là cái gì vậy. Có thể giải thích được không???

Bài của thewildtran8a6: Về cơ bản ý tưởng được rồi. Chú ý nhé:
...thì áp suất nước tác dung lên đáy là F=d.h1

Chỗ này chưa phải nhé, nếu theo suy nghĩ từ phần trên thì chỗ này phải sửa thành áp suất nước tác dụng mp ngang đi qua điểm đánh dấu lúc đầu.

Tớ đã sửa lại vào bài rồi nhé! :)

Bạn nào muốn lấy thêm điểm học tập, thì trước khi trả lời bài nhấn vào nút nhé! :)
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

Bài của tiasang: $t_{cb}$ của bạn là cái gì vậy. Có thể giải thích được không???


[TEX]t_{cb}[/TEX] là nhiệt độ tăng thêm của nhiệt lượng kế.

Tớ hỏi vậy bởi vì cậu viết như vậy dễ làm người khác hiểu nhầm. Trong T/hợp này tốt nhất dùng $\Delta t$ nhé! :) <Congratulation11>
 
Last edited by a moderator:
Y

yoyo2345

picture.php


Câu 1: Cho mạch điện như hình 1 trên. Biết $R_1 \Omega, \ \ R_2=4\Omega, \ \ R_3=6\Omega, \ \ R_4=8\Omega.$ Ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mạch là $U=30V$
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tìm số chỉ của ampe kế.

picture.php


Câu 2: Cho mạch điện giống hình 2. Cho biết:
-Khi $K_1, \ \ K_2$ đều ngắt, vôn kế chỉ $200V$
-Khi $K_1$ đóng, $K_2$ ngắt, vôn kế chỉ $120V$
Hỏi khi $K_1$ ngắt, $K_2$ đóng, vôn kế chỉ bao nhiêu???

picture.php

Câu 3: Trên hình vẽ, AB là vật sáng. A'B' là ảnh của AB qua thấu kính. Hãy xác định tính chất của ảnh, loại thấu kính, trục chính và tiêu điểm của thấu kính. Giải thích.

Câu 4: Dùng 1 NLK rỗng, đổ vào đó 1 cốc nước nóng thì thấy nhiệt độ của NLK tăng thêm $8^oC$. Đổ tiếp 1 cốc nữa thì thấy nhiệt độ của NLK lúc này tăng thêm $5^oC$
Như thế, cứ đổ thêm 3 ca nước nữa thì nhiệt độ của NLK tăng thêm bao nhiêu??

Coi các ca nước nóng đổ vào NLK là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường

Câu 5: Cho một cốc nước, 1 cốc chất lỏng không hoà tan trong nước, 1 ống thuỷ tinh hình chữ U, 1 thước đo chiều dài. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của chất lỏng.
Câu 1 R1 là bao nhiêu Ohm đấy ạ? Hình như là gõ thiếu rồi kìa. Còn câu 2 volt kế có lý tưởng không?
p/s: em đang học lớp 8 nhưng cũng muốn thử sức làm vài bài :D
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentranminhhb

Câu 1:
Vì R1, R2, R3 mắc song song nên điện trở tương đương của R1, R2, R3 là $R5= \frac{12}{11} \Omega $
Vì R1,2,3 mắc nối tiếp với R4 => $Rtđ=R4+R5= \frac{100}{11} \Omega$
Số chỉ trên ampe kế là:$ I= \frac{U}{Rtđ} =3,3A$
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Câu 1:
Vì R1, R2, R3 mắc song song nên điện trở tương đương của R1, R2, R3 là $R5= \frac{12}{11} \Omega $
Vì R1,2,3 mắc nối tiếp với R4 => $Rtđ=R4+R5= \frac{100}{11} \Omega$
Số chỉ trên ampe kế là:$ I= \frac{U}{Rtđ} =3,3A$

Chưa đúng, để ý thấy trong 3 điện trở R1, R2, R3 chỉ có R1, R2 là mắc song song do có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau thôi nhé!

Em xem và vẽ lại mạch tường minh, như thế sẽ dễ dàng hơn! :)
 
N

nguyentranminhhb

Vì [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] mắc song song nên điện trở tương đương của [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] là [TEX]R_5[/TEX] = [TEX]\frac{4}{3}[/TEX] [tex]\large\Omega[/tex]
Vì [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] mắc nối tiếp với [TEX]R_3[/TEX] nên điện trở tương đương của [TEX]R_5[/TEX] và [TEX]R_3[/TEX] là [TEX]R_6[/TEX] = [TEX]\frac{22}{3}[/TEX]
Vì [TEX]R_6[/TEX] mắc song song với [TEX]R_4[/TEX] \Rightarrow [TEX]R_td[/TEX] = [TEX]\frac{88}{23}[/TEX]
Số chỉ trên ampe kế là I = [TEX]\frac{U}{Rtd}[/TEX] = [TEX]\frac{345}{44}[/TEX] A
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Vì [TEX]R_2[/TEX] và [TEX]R_3[/TEX] mắc song song nên điện trở tương đương của [TEX]R_2[/TEX] và [TEX]R_3[/TEX] là [TEX]R_5[/TEX] = 2,4 [tex]\large\Omega[/tex]
Vì [TEX]R_2[/TEX] và [TEX]R_3[/TEX] mắc nối tiếp với [TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_4[/TEX]
\Rightarrow [TEX]Rtd[/TEX] = [TEX]R_5[/TEX] + [TEX]R_1[/TEX] +[TEX]R_4[/TEX] = 12,4 [tex]\large\Omega[/tex]
Số chỉ trên ampe kế là I = [TEX]\frac{U}{Rtd}[/TEX] = [TEX]\frac{75}{31}[/TEX] A

Hai điện trở R2 và R3 không mắc song song bởi điểm đầu và điểm cuối của 2 điện trở này không trùng nhau.

Mạch đề cho chỉ là hình vẽ ban đầu, em cần vẽ lại mạch tường minh thì mới co cái nhìn tổng quát và chính xác hơn nhé!

Bài 1 chị sẽ vẽ mẫu nhé! :)
picture.php


Đến đây có thể tính toán được! :)

Em có thể vào đây để có được phương pháp vẽ mạch tương minh chính xác hơn nhé! Nếu nắm vững những kiến thức đó, việc vẽ lại mạch là hoàn toàn đơn giản ;)
 
Last edited by a moderator:
T

theanvenger

Bài 1:
a) Cấu tạo mạch:[(R1 // R2) nt R3] // R4
[TEX]R12=\frac{R_1R_2}{R_1+R_2}=\frac{2.4}{2+4}=\frac{4}{3}=1,33(\Omega)[/TEX]
[TEX]R123=R12+R_3=\frac{4}{3}+6=7,33(\Omega)[/TEX]
[TEX]R_M=\frac{R123R_4}{R123+R_4}=\frac{7,33.8}{7,33+8}=\frac{88}{23}=3,83(\Omega)[/TEX]
Ủa kết quả của mình có đúng không? Sao mà nó xấu vậy nhỉ?

b)
[TEX]I = \frac{U}{R_M} = \frac{30}{3,83} = 7,84 (A)[/TEX]
[TEX]I123 = \frac{U}{R123} = \frac{30}{7,33} = \frac{90}{13} = 6,92 (A)[/TEX]
[TEX]U12 = I123 . R12= 6,92 . 1.33 = \frac{120}{13} = 9,23 (V)[/TEX]
[TEX]I1 = \frac{U12}{R_1} = \frac{9,23}{2} = 4,62 (A)[/TEX]
Xét mạch ban đầu ta có:
[TEX]I_a = I - I_1 = 7,84 - 4,62 = 3,23 (A)[/TEX]
Mặc dù ghi là số thập phân nhưng mình tính theo phân số đấy thế nên phép tính trên không sai đâu!
Không biết có sai không mà kết quả ra phân số mẫu 3 chữ số?
 
T

theanvenger

Bài 2:
Bài này coi Vôn kế là 1 điện trở có trị số [TEX]R_v[/TEX]
Xét hai trường hợp ta có 2 cấu tạo mạch
R nt [TEX]R_v[/TEX] nt 6R
R nt [ (2R nt 5R) // [TEX]R_v[/TEX] ] nt 6R
Từ gt ta dễ dàng tính được U theo R và [TEX]R_v[/TEX]
Do U không đổi ta có phương trình [TEX]R_v[/TEX] và R
Qua đó tính được quan hệ giữa [TEX]R_v[/TEX] và R là [TEX]14R=R_v[/TEX]
Thay vào 1 trong 2 trường hợp trên tính được [TEX]U=\frac{69800}{49}=1424,49(V)[/TEX]
Rồi thay vào trường hợp 3 có cấu tạo mạch: R nt [ (2R nt 3R nt 4R nt 5R) // [TEX]R_v[/TEX] ] nt 6R
Ta tính được [TEX]U_v=474,83(V)[/TEX] (không thể đổi ra phân số trên fx-500MS):confused:
Sao kết quả nào của mình cũng ra xấu vậy là sao?:confused:
 
C

congratulation11

Tổng kết đề số 1:

Câu 1: Bạn theanvenger đã tham gia làm bài. Ở đây.

--a) Bạn làm đúng, đáp số chính xác là $3,83 \Omega$
--b) Bước làm đúng nhưng chắc bấm máy nhầm ở đoạn $I_{123}$. Đáp án chính xác là $5,12A$

Câu 2: Bạn theanvenger đã tham gia làm bài. Ở đây.

-- Hướng làm thì đúng rồi nhưng bạn nhầm ở đoạn $R_v=14R$.

Đáp án chính xác là $R_v=7R, \ \ U_m=240 V, \ \ R_v=96V$

Câu 3: Đây là 1 câu quang hình :D
--Ảnh tạo thành lộn ngược do vậy thấu kính tạo ảnh nhất định là thấu kính hội tụ, ảnh này là ảnh thật.
--Vẽ hình để xác định trục chính và tiêu điểm:
+ Giao của AA' và BB' là quang tâm thấu kính.
+ Thấu kính đi qua quang tâm này (tớ nghĩ có nhiều th xảy ra).
+Sau đó bằng phép dựng trục phụ, ta xác định tiêu điểm của thấu kính trong từng trường hợp.

Câu 4: Bạn tiasangbongdem đã tham gia làm bài. Ở đây.
Đáp án của bạn ấy đúng. Đó là $t_{cb}=\frac{75}{43}^oC$

Câu 5: Đây là bài làm của bạn thewildtran8a6. <Ở đây>.

Trên tinh thân học hỏi là chính. Cảm ơn các bạn đã tham gia làm bài! :)
 
C

congratulation11

Đề tiếp

Để tiện theo dõi cũng như tham gia trả lời bài, mỗi lầm tớ sẽ post 1 câu, sau ngày hôm đó không có ai trả lời thì tớ sẽ đăng đáp án và hướng làm.

Một bài có thể có nhiều cách giải, vì vậy mong các bạn tham gia nhiệt tình! :)
-----------------
Câu 2.1: Là 1 bài về phương án thực nghiệm.

Vào đêm trăng rằm, một gã ngước lên trời tự kỉ rằng:

"Cuội ơi cuội ở cung trăng,
Mày cho tao biết trăng "dài" bao nhiêu"​

Thơ không được vần lắm nhưng đủ để mọi người hiểu rằng lão ta muốn hỏi đường kính mặt trăng....
Bạn đọc và các mems diễn đàn yêu quý, hãy đưa ra 1 phương án xác định đường kính mặt trăng, đọc to để lão kia tỉnh ngủ nhé! ;)

À, phải rồi, con ngươi đã tìm ra khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng là $3,82.10^8m$....
 
T

theanvenger

Chị congratulation11 ơi, bài này dùng cách xây giếng đúng không chị?:| Chị up đáp án đi hết một ngày rồi mà, để làm bài khác chứ bài này khó quá!:eek::eek:
 
C

congratulation11

Có 1 đáp án, không biết em đã nghe chưa, cách này rất đơn giản!

-Cắt 1 miếng bìa hình tròn, sau đó đưa lên trước mắt sao cho nó vừa che khuất mặt trăng.


Giả sử bán kính của Mặt Trăng là R, của miếng bìa là r...

Quan sát hình vẽ sau và cho chị biết cách tính R nhé! ;)
picture.php
[/IMG]

$d$: khoảng cách từ mắt người đến tấm bìa.
$D$: khoảng cách từ mắt đến mặt trăng....
 
T

theanvenger

Có 1 đáp án, không biết em đã nghe chưa, cách này rất đơn giản!

-Cắt 1 miếng bìa hình tròn, sau đó đưa lên trước mắt sao cho nó vừa che khuất mặt trăng.


Giả sử bán kính của Mặt Trăng là R, của miếng bìa là r...

Quan sát hình vẽ sau và cho chị biết cách tính R nhé! ;)
picture.php
[/IMG]

$d$: khoảng cách từ mắt người đến tấm bìa.
$D$: khoảng cách từ mắt đến mặt trăng....
Đơn giản vậy sao? Em lại đi nghĩ mấy cách ở đâu hết mặt trời lại đến giếng, nhưng chị ơi trong đề có chỗ không rõ, "khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng" là từ chỗ nào của trái đất đến chỗ nào của mặt trăng?(Theo cách làm của chị thì là từ bề mặt trái đất đến tâm mặt trăng)
 
Top Bottom