Bàn về hệ số công suất !!

N

ngocthao1993

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trong đề đại học 2010 có câu về Quạt Điện trong đó cos(phi)=0,8=R/Z

2.Trong đề thi thử đại học Vinh , Nghệ An lần 3 có câu : " Trong các dụng cụ tiêu thụ quạt điện như quạt, máy bơm nước... người ta nâng cao hệ số công suất nhằm:
A.Tăng điện áp hiệu dụng
B.Giảm mất mát vì nhiệt
C.Tăng cường độ dòng điện hiệu dụng
D.Giảm công suất tiêu thụ. "
đáp án: C. => tăng cos(phi) để tăng I .


câu 1 ta áp dụng công thứ P=UIcos(phi) <=> I\frac{P}{Ucos(phi)} . P và U là 2 giá trị định mức không đổi nên khi tăng cos(phi) => giảm I .
2 ý gạch chân trên sao lại trái ngược nhau !
Ai Hiểu vấn đề này thì giúp mình với ! Xem mình sai chỗ nào ! Thanks nhiều !
 
V

van_toan

bạn nghĩ thay đổi cosphi để làm gì? cái quan trọng nhất mình nghĩ tăng cosphi thăng để công suất của dòng điện càng lớn, vậy nên mình nghĩ P vẫn có thể thay đổi
còn bạn giải thích tăng cosphi tăng để I tăng thì chắc không đúng, vì ý nghĩa của việc tăng cosphi là để tăng công suất dòng điện. mà cosphi tăng mà bạn muốn P không đổi thì bắt buộc I phải giảm, cũng đồng nghĩa với giảm hao phi trên dây
 
N

ngocthao1993

bạn nghĩ thay đổi cosphi để làm gì? cái quan trọng nhất mình nghĩ tăng cosphi thăng để công suất của dòng điện càng lớn, vậy nên mình nghĩ P vẫn có thể thay đổi
còn bạn giải thích tăng cosphi tăng để I tăng thì chắc không đúng, vì ý nghĩa của việc tăng cosphi là để tăng công suất dòng điện. mà cosphi tăng mà bạn muốn P không đổi thì bắt buộc I phải giảm, cũng đồng nghĩa với giảm hao phi trên dây

minh thác mắc ở chỗ đó . 2 cái ngược nhau . nhưng câu 2 đáp án tăng I là chính xác rồi .
TH là có hao phí trên đường dây như bạn nói thì áp dụng CT : Ptp=Ptt + RI^2 = UIcos(phi)
còn ở đây không có hao phí trên đường dây
Mình muốn phân biệt 2 cos(phi) này có khác nhau ở chỗ nào ! \

câu 1 ta sư dụng cos(phi) như trong mạch điện xoay chiều RLC .
Cau 2 : cos(phi) thể hiện khả năng làm việc của động cơ . Khi ta tăng cos(phi) thì I tăng sẽ làm hiệu suất động cơ tăng lên !
 
D

dangkll

Hiển nhiên I max khi U,I cùng pha!tăng cos phi thì tức là giảm phi thì I tăng, vậy đề thi thử đúng. Hơn nữa mình nghĩ trong các thiết bị như quạt máy bơm nước thì nếu quay chậm thì hiển nhiên công suất tiêu thụ phải nhỏ, và ngược lại, vậy công suất của các thiết bị có in trên vỏ hình như là công suất cực đại thì phải.
 
N

nhoc_maruko9x

bạn nghĩ thay đổi cosphi để làm gì? cái quan trọng nhất mình nghĩ tăng cosphi thăng để công suất của dòng điện càng lớn, vậy nên mình nghĩ P vẫn có thể thay đổi
còn bạn giải thích tăng cosphi tăng để I tăng thì chắc không đúng, vì ý nghĩa của việc tăng cosphi là để tăng công suất dòng điện. mà cosphi tăng mà bạn muốn P không đổi thì bắt buộc I phải giảm, cũng đồng nghĩa với giảm hao phi trên dây
Đối với các dụng cụ điện thường ngày thì công suất tiêu thụ không đổi.
Mình nghĩ khi tăng [tex]cos\varphi[/tex] thì công suất toàn phần tăng, mà công suất tiêu thụ thì không đổi nên hao phí nhiệt phải tăng lên, vì [tex]P = P_i + I^2R[/tex]. Bởi vậy đáp án B sai rồi. Còn A và D thì sai chắc vì có P tiêu thụ và U không đổi. Chỉ còn mỗi C thì cũng chẳng thấy hợp lý gì hết :|

Mà bạn nói không có hao phí đâu có đúng, có R thì mới có hệ số chứ, mà có R tức là có hao phí rồi.

À mà nghe giải thích đáp án C của bạn dangkll thấy đúng đó.
 
V

van_toan

Hiển nhiên I max khi U,I cùng pha!tăng cos phi thì tức là giảm phi thì I tăng, vậy đề thi thử đúng. Hơn nữa mình nghĩ trong các thiết bị như quạt máy bơm nước thì nếu quay chậm thì hiển nhiên công suất tiêu thụ phải nhỏ, và ngược lại, vậy công suất của các thiết bị có in trên vỏ hình như là công suất cực đại thì phải.
phi chính là độ lệch pha của U,I đúng. tăng cosphi tức giảm phi?????????? I tăng?????? độ lệch pha này liên quan đến I như thế nào mà bạn nói phi gảim thi I tăng???
mình nghĩ chỉ có một khái niệm hệ số công suất, nghĩa là hai cosphi này không khác nhau.
 
V

van_toan

Đối với các dụng cụ điện thường ngày thì công suất tiêu thụ không đổi.
Mình nghĩ khi tăng [tex]cos\varphi[/tex] thì công suất toàn phần tăng, mà công suất tiêu thụ thì không đổi nên hao phí nhiệt phải tăng lên, vì [tex]P = P_i + I^2R[/tex]. Bởi vậy đáp án B sai rồi. Còn A và D thì sai chắc vì có P tiêu thụ và U không đổi. Chỉ còn mỗi C thì cũng chẳng thấy hợp lý gì hết :|

Mà bạn nói không có hao phí đâu có đúng, có R thì mới có hệ số chứ, mà có R tức là có hao phí rồi.

À mà nghe giải thích đáp án C của bạn dangkll thấy đúng đó.
mình nghĩ lúc P chưa đạt cực đại thì ta vẫn có thể thay đổi được nó.
 
D

dangkll

phi chính là độ lệch pha của U,I đúng. tăng cosphi tức giảm phi?????????? I tăng?????? độ lệch pha này liên quan đến I như thế nào mà bạn nói phi gảim thi I tăng???
mình nghĩ chỉ có một khái niệm hệ số công suất, nghĩa là hai cosphi này không khác nhau.

Hàm cos nghịch biến trên miền 0-Pi/2 bạn ơi! bạn hiểu rằng khi I max mạch có cộng hưởng, như thế Phi=0, cos phi=1, đúng là chỉ có 1 khái niệm cos phi thôi, đặc trưng cho việc tiêu thụ công suất của mạch.
 
V

van_toan

Hàm cos nghịch biến trên miền 0-Pi/2 bạn ơi! bạn hiểu rằng khi I max mạch có cộng hưởng, như thế Phi=0, cos phi=1, đúng là chỉ có 1 khái niệm cos phi thôi, đặc trưng cho việc tiêu thụ công suất của mạch.

bạn nói luc cộng hưởng cosphi=1 thì mình biết, và cả nó nghịch biến trên khoagr 0-pi/2. mình muốn nói chỉ khi cospphi=1 mới có cộng hưởng thì lúc này I mới Max, còn lúc góc phi không đặc biệt thì I không ảnh hưởng tới góc này
 
N

ngocthao1993

Đối với các dụng cụ điện thường ngày thì công suất tiêu thụ không đổi.
Mình nghĩ khi tăng [tex]cos\varphi[/tex] thì công suất toàn phần tăng, mà công suất tiêu thụ thì không đổi nên hao phí nhiệt phải tăng lên, vì [tex]P = P_i + I^2R[/tex]. Bởi vậy đáp án B sai rồi. Còn A và D thì sai chắc vì có P tiêu thụ và U không đổi. Chỉ còn mỗi C thì cũng chẳng thấy hợp lý gì hết :|

Mà bạn nói không có hao phí đâu có đúng, có R thì mới có hệ số chứ, mà có R tức là có hao phí rồi.

À mà nghe giải thích đáp án C của bạn dangkll thấy đúng đó.

Chính xác hơn . Mình mới chỉ biết có 3 loại cos(phi) trong chương trình học . 1 là của máy biến áp , 1 là của mạch RLC ,1 là của động cơ xoay chiều như quạt điện ...
TH cos(phi) của mạch RLC =R/Z.
TH cos(phi) của máy biến áp là Z(L)/Z. (cái này thì đảm bảo đúng )
còn TH thứ 3 là cos(phi) trong động cơ thể hiện hiệu suất làm việc của động cơ điện ( cái này nói ở phần động cơ không đồng bộ 3 pha ) . KHi động cơ không đồng bộ 3 pha nhận dòng xoay chiều 3 pha từ máy phát thì sẽ làm quay động cơ . Nên cos(phi) thể hiện khả năng làm việc của động cơ đó !
thông thường cos(phi) trong động cơ In trên nhãn phải lớn hơn hoặc bằng 0,85 mới đạt chỉ tiêu trong các nhà máy sản xuất động cơ điện .

Vì vậy không phải cos(phi) nào cũng như nhau là 1 . Và lập luận để I tăng như các bạn nói không đúng ! không thể áp dụng cos(phi) như mạch RLC để lập luận !
 
D

dangkll


bạn nói luc cộng hưởng cosphi=1 thì mình biết, và cả nó nghịch biến trên khoagr 0-pi/2. mình muốn nói chỉ khi cospphi=1 mới có cộng hưởng thì lúc này I mới Max, còn lúc góc phi không đặc biệt thì I không ảnh hưởng tới góc này

Ta có i=ur/r, mình đang nói đến giá trị tức thời. Nếu bjo u mạch càng lệch ít so với ur thì u r càng lớn, và như thế thì i cũng càng lớn, i lớn thì I cũng lớn. Đồng ý nhé?
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Chính xác hơn . Mình mới chỉ biết có 3 loại cos(phi) trong chương trình học . 1 là của máy biến áp , 1 là của mạch RLC ,1 là của động cơ xoay chiều như quạt điện ...
TH cos(phi) của mạch RLC =R/Z.
TH cos(phi) của máy biến áp là Z(L)/Z. (cái này thì đảm bảo đúng )
còn TH thứ 3 là cos(phi) trong động cơ thể hiện hiệu suất làm việc của động cơ điện ( cái này nói ở phần động cơ không đồng bộ 3 pha ) . KHi động cơ không đồng bộ 3 pha nhận dòng xoay chiều 3 pha từ máy phát thì sẽ làm quay động cơ . Nên cos(phi) thể hiện khả năng làm việc của động cơ đó !
thông thường cos(phi) trong động cơ In trên nhãn phải lớn hơn hoặc bằng 0,85 mới đạt chỉ tiêu trong các nhà máy sản xuất động cơ điện .

Vì vậy không phải cos(phi) nào cũng như nhau là 1 . Và lập luận để I tăng như các bạn nói không đúng ! không thể áp dụng cos(phi) như mạch RLC để lập luận !
Ặc! Mình chưa bao giờ nghe lắm loại [tex]cos\varphi[/tex] thế này! Từ trước đến nay áp dụng cho bất cứ cái gì thì [tex]cos\varphi[/tex] cũng là [tex]\fr{R}{Z}[/tex] hết! :|
 
V

van_toan

Chính xác hơn . Mình mới chỉ biết có 3 loại cos(phi) trong chương trình học . 1 là của máy biến áp , 1 là của mạch RLC ,1 là của động cơ xoay chiều như quạt điện ...
TH cos(phi) của mạch RLC =R/Z.
TH cos(phi) của máy biến áp là Z(L)/Z. (cái này thì đảm bảo đúng )
còn TH thứ 3 là cos(phi) trong động cơ thể hiện hiệu suất làm việc của động cơ điện ( cái này nói ở phần động cơ không đồng bộ 3 pha ) . KHi động cơ không đồng bộ 3 pha nhận dòng xoay chiều 3 pha từ máy phát thì sẽ làm quay động cơ . Nên cos(phi) thể hiện khả năng làm việc của động cơ đó !
thông thường cos(phi) trong động cơ In trên nhãn phải lớn hơn hoặc bằng 0,85 mới đạt chỉ tiêu trong các nhà máy sản xuất động cơ điện .

Vì vậy không phải cos(phi) nào cũng như nhau là 1 . Và lập luận để I tăng như các bạn nói không đúng ! không thể áp dụng cos(phi) như mạch RLC để lập luận !


ba cái này là một bạn ah! chỉ áp dùng chô từng trường hợp khác nhau thôi. cái trường hợp 2 của bạn thì mình thấy hơi lạ lạ đó.
 
D

dangkll

Chính xác hơn . Mình mới chỉ biết có 3 loại cos(phi) trong chương trình học . 1 là của máy biến áp , 1 là của mạch RLC ,1 là của động cơ xoay chiều như quạt điện ...
TH cos(phi) của mạch RLC =R/Z.
TH cos(phi) của máy biến áp là Z(L)/Z. (cái này thì đảm bảo đúng )
còn TH thứ 3 là cos(phi) trong động cơ thể hiện hiệu suất làm việc của động cơ điện ( cái này nói ở phần động cơ không đồng bộ 3 pha ) . KHi động cơ không đồng bộ 3 pha nhận dòng xoay chiều 3 pha từ máy phát thì sẽ làm quay động cơ . Nên cos(phi) thể hiện khả năng làm việc của động cơ đó !
thông thường cos(phi) trong động cơ In trên nhãn phải lớn hơn hoặc bằng 0,85 mới đạt chỉ tiêu trong các nhà máy sản xuất động cơ điện .

Vì vậy không phải cos(phi) nào cũng như nhau là 1 . Và lập luận để I tăng như các bạn nói không đúng ! không thể áp dụng cos(phi) như mạch RLC để lập luận !

Cái cosphi của máy biến áp thì ai cũng biết vì trong máy biến thế mà cuộn sơ cấp có L,R thì Ul mới đóng vai trò U1 trong công thức, nhưng cos phi vẫn công thức cũ. Cos phi đã thiết kế thì không thể thay đôi đc.
 
V

van_toan

Ta có i=ur/r, mình đang nói đến giá trị tức thời. Nếu bjo u mạch càng lệch ít so với ủ thì u r càng lớn, và như thế thì i cũng càng lớn, i lớn thì I cũng lớn. Đồng ý nhé?
riêng cái vụ i lớn suy ra I cũng lớn mình thấy không đồng ý rồi. còn bạn nói về U với Ur thì hai cái mình không hiểu bạn nói gì?
 
D

dangkll

riêng cái vụ i lớn suy ra I cũng lớn mình thấy không đồng ý rồi. còn bạn nói về U với Ur thì hai cái mình không hiểu bạn nói gì?

I chỉ là i tại một thời điểm thôi, nếu bạn xét cùng một thời điểm thì ur lớn thì, ở đây hiểu là giá trị tại một thời điểm thì do cùng một pha nên U cũng lớn, tương tự với i, cái u va ur là đúng do nếu biểu diễn mạch xoay chiều theo số phức thì người ta coi R là phần thực, nếu chia u cho i mà ra số thực thì chỉ có thể u,i cùng pha tức là phải là ur, thân!
 
N

ngocthao1993

cosphi mà ta thường làm trong mạch điện RLC thì đúng nhưng đây là của động cơ điện . Nó khác nhau Hoàn Toàn !

Mình suy nghĩ thế này có đúng không nhé : trong đề thi đại học cosphi=0,8. Góc phi ở đây họ chỉ nói là "góc giữa điện áp và cường độ dòng điện là phi với cosphi=0,8" , nói như vậy khác với " hệ số công suất của quạt điện là cosphi=0,8".

Đến đây lại thắc mắc : trong mạch điện hay động cơ thì đều áp dụng công thức Ptt=UIcos(phi) (mạch RLC) và Ptp=3Up.Ip.cos(phi) Trong đó Ip và Up là cường độ dòng và hiệu điện thế trong mỗi pha của động cơ không đồng bộ 3 pha khi mắc mạch sao hay tam giác ! Ptp là tổng công suât được đưa vào động cơ .

Như vậy công suất được đưua vào mỗi pha của động cơ và công suất tiêu thụ của mạch RLC có liên quan gì đến nhau không .

Quạt điện như 1 cuộn dây có r , khi giải ta có thể áp dụng các công thức như mạch RLC và bên trong Quạt điện là 1 hệ thống động cơ Quay . Dòng 3 pha của động cơ lấy từ đâu của mạch RLC này !
 
L

lovee_11

cái cos phi ghi trên các thiêt bị điện ấy,ý nghĩa của nó là khi bạn cung cấp cho nó 1 công suất P nào đó thì nó chỉ lấy được P'=P*cos phi.tuy nhiên nó cũng ko dùng hết lượng P' này,lượng điện mà nó lấy được 1 phần sẽ sinh công có ích,1 phần hao phí do toả nhiệt.cái này là chính xác nhé,ko phải phân vân
 
L

lovee_11

tức là điện năng mà mấy thiết bị này tiêu thụ thực ra đã bị hao phí mất 3 lần kể từ khi rời nhà máy.1 là hao phí trên đường dây,2 là hao phí do cos phi của các dụng cụ,3 là hao phí do toả nhiệt do các thiết bị có R
 
Top Bottom