Thay đổi góc nhìn đi, Wenger!
Đây là những điều về ARS
Sự nổi tiếng, phong cách thi đấu rất riêng đầy mê hoặc của Arsenal được đúc kết bởi bộ óc kiệt xuất. Wenger đeo đuổi sự hoàn mỹ. Ông dũng cảm đi đến tận cùng con đường mà mình đã chọn mặc cho cơn bão hoài nghi luôn vây quanh. Arsenal đẹp, ông có quyền tự hào. Nhưng hà cớ gì năm này sang năm khác, ông luôn nhìn về Stamford Bridge mà miệt thị thành công của đội bóng Chel
Wenger có lẽ không thích CLB thể hình. Nơi đó, người ta lấy cơ bắp làm tiêu chuẩn cho vẻ đẹp. Điều này dường như ngược với suy nghĩ của Giáo sư. Với ông, đã gọi là cơ bắp thì không thể nào đẹp được-dù chỉ tiệm cận. Ông nhận xét:
"Cơ bắp và vẻ đẹp không bao giờ song hành với nhau"
Xin đừng lầm tưởng! Wenger không nói về thể hình. Đó là góc nhìn của ông về ...Chelsea. Nhiều năm qua, ông luôn dùng từ "cơ bắp" để nhạo báng thành công của Chelsea, cũng như mỉa mai mong ước đến điên cuồng của Abramovich về một The Blues long lanh. Giống như Wenger luôn dùng từ "vẻ đẹp" để biện minh cho thất bại của Arsenal.
Nghe ra, người ta lại ngỡ Wenger bị nỗi ám ảnh bao lần Drogba càn lướt, tì, đè khiến lũ trẻ của ông vô cùng khốn khổ. Dưới thời Mourinho, Chelsea quả thật mạnh mẽ, cơ bắp. Chuỗi chiến thắng với cách biệt một bàn, lối chơi phòng thủ siêu hạng gây ức chế rất nhiều cho đối thủ. Mà ức chế thì đâu chỉ riêng Wenger?... Ferguson còn ức chế hơn ông gấp bội. Không ai hiểu rỏ cái sự "cơ bắp" bằng HLV Man Utd. Ức chế đến độ có lần Ferguson thảng thốt: "Chelsea là cỗ máy tàn nhẫn". Hãy làm con số thống kê các cuộc đối đầu MU-Ferguson với Chelsea-Mourinho để thấm thía nỗi ấm ức đấy.
"30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây", chuyện đời bể dâu nào ai biết được. Những tín đồ túc cầu đâu thể ngờ có một Chelsea mang diện mạo hiện tại. Sau rất nhiều đổi thay, dòng xoáy thời gian đã làm bào mòn đi lớp đá xù xì để lộ ra viên ngọc xanh rạng ngời. Chelsea đẹp, đẹp đến...muốn chết!. Chelsea mùa 2009-2010 ngạo nghễ xưng vươngbằng lối đá tấn công rực lửa. Kỷ lục củ bị phá vỡ, kỷ lục mới được thiết lập. Đỉnh cao là 103 bàn thắng, vô số trận cầu hủy diệt khiến đối thủ kinh hoàng: Wigan 8-0 Portmouth 5-0; Stoke City 7-0; Vila 7-1; Sunderland 7-2.
Vậy nên Wenger "bé cái nhầm". Nhầm ở chỗ đội hình chiến thắng ấy đa số là học trò Mourinho. Chỉ có 2 sự thay đổi: Anelka và Ivanovic. Những con người "cơ bắp" ngày trước nay đã "biết đẹp", màu xanh lạnh lùng ấy bây giờ biết hóa long lanh. Thưa giáo sư, cớ sao "cơ bắp" và "vẻ đẹp" lại không thể không bao giờ song hành với nhau" ?...
Không ai nói Arsenal xấu xí. Chưa một ai dám chế nhạo năng lực Wenger. Pháo thủ đã vô cùng may mắn khi có được ông. Sự nổi tiếng cùng phong cách thi đấu rất riêng đầy mê hoặc của Arsenal được đúc kết bởi bộ óc kiệt xuất. Wenger đeo đuổi sự hoàn mỹ. Ông dũng cảm đi đến tận cùng con đường mà mình đã chọn mặc cho cơn bão hoài nghi luôn vây quanh. Arsenal đẹp, ông có quyền tự hào. Nhưng hà cớ gì năm này sang năm khác, ông luôn nhìn về Stamford Bridge mà miệt thị thành công của đội bóng Chelsea?...
"Cơ bắp" và "vẻ đẹp không quá cách xa nhau như trời cao-vực thẳm. Thậm chí còn gần nhau lắm! Cả hai cùng ngụ chung thành phố London. Khi "vẻ đẹp" nã 6 phát đạn vào kẽ đáng thương Blackpool thì "cơ bắp" cũng kịp thời găm 6 nhát dao vào thân thể Wigan. Hơn thế, vòng đầu tiên "cơ bắp" cũng kết liễu West Brom theo cái cách như thế. Điều đó chứng tỏ có một "cơ bắp" rất "vẻ đẹp". Ngỡ ngàng không, thưa Giáo sư?...
Tính cả 5 trận cuối mùa giải năm ngoái, Chelsea ghi tổng cộng 41 bàn thắng sau 8 trận. Một hiệu suất khổng lồ! Ai đó nói Chelsea chỉ biết bắt nạn những anh bạn đồng học "con nhà nghèo, thấp cổ, bé họng"?... Xin làm thống kê đối đầu giữa Chelsea-Acelotti với MU, Arsenal, Liverpool mùa trước. Bắn hạ thành Anfield, đập nát pháo đài Emirates, biến nhà hát của những giấc mơ thành ác mộng. Trên sân nhà Stamford Bridge, 3 vị chiến lược gia đại tài khóc hận "vong thân".
Chelsea của những chiến tích vô tiền khoán hậu trong kỷ nguyên Premier Leagua. Xanh đến thế, đẹp đến thế, kiêu hùng và thách thức đến thế sao ngài Wenger cứ mỉa mai Chelsea"cơ bắp" ?...
Giá trị sáng tạo trong phong cách thi đấu được hình thành sau nhiều biến cố hậu Mourinho. Chelsea rũ bỏ vóc dáng xù xì, cơ bắp-tưởng đã thành gốc rễ- bằng nỗ lực không ngừng nghỉ để có nét quyến rũ hôm nay. Thành công của Chelsea là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những người dũng cảm, dám đổi thay để hoàn thiện mình. Giá trị ấy, thành quả ấy là chân lý cho sự phát triển, không ai có quyền phủ nhận và miệt thị.
Mùa giải năm nay Premier League sẽ mang diện mạo ra sao? Một ẩn số thú vị. Chỉ có điều, Chelsea lại thiết lập thêm kỷ lục mới và xanh vẫn cứ đang bao trùm xứ sở sương mù. Chelsea năm trước lung linh, năm nay còn muốn...lung linh hơn. Đó là những bước di chuyển tốc độ, những lần lên bóng nhịp nhàng, nhựng pha hãm thành nghẹt thở...
Bộ ba tấn công Drogba-Malouda-Anelka thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhautạo thành tam giác huyền ảo. Trung phong cắm vì thế biến đổi không ngừng khiến đối phương "chả biết thế nào mà lần". Có lúc Drogba lùi về sau, Malouda dạt ra biên để Anelka nhô cao. Có khi Malouda bất nhờ bó sát vào trong nhường cánh cho Drogba thực hiện vai trò kiến thiết cơ hội. Rất nhiều bàn thắng được ghi sau mỗi lần đảo cánh như thế.
Trong đó, vị trí Anelka là nét đột phá nổi bật nhất trong lối chơi tấn ông Chelsea đầu mùa bóng 2010-2011. Anh hoạt động tự do, bao quát từ cánh trái sang phải nhằm lôi kéo đối phương, tạo khoảng trống cho đồng đội và tìm kiếm cơ hội cho mình. Sau 3 vòng đầu tienAnelka ghi 2 bàn, Malouda ghi 4 bàn, Drogba ghi 4 bàn. Ngay cả Kalou từ băng ghế dự bị cũng kịp "xí phần" 2 bàn thắng. Có người ví von "Hình như mỗi người đều gắn một...cây ăng-ten trên đầu để bắt sóng với nhau".
Sức sống tấn công còn thể hiện ở tuyến dưới. Bóng được triển khai bằng nhiều phương án đa dạng để "bơm" lên hàng công. Điển hình là 2 tình huống dẫn đến bàn thắng. Cầu thủ thiên về phòng ngự Alex ghi dấu ấn bằng cú rót bóng cầu vồng chính xác từng centimet để Anelka dùng tốc độ xé lưới đối phương. Trung vệ đội trưởng Terry chợt thành tay kiến thiết hạng nặng khi thực hiện cú chọc khe chết chóc cho Malouda chớp thời cơ ghi bàn.
Tự lúc nào "cơ bắp" lại tiến gần hơn "vẻ đẹp" ?...Về điều này, câu nói của Malouda đã tôn vinh Acelotti: "Tất cả chúng tôi đều thoải mái trong hệ thống chơi bóng này".
Quả vậy, thoải mái thêu hoa, mặc sức sáng tạo. Anelka ngày một phóng khoáng hơn trong đường bóng. Drogba bên cạnh sự dũng mãnh, nay lại xuất sắc làm thơ bằng những đường kiến tạo. Malouda thêm chất nghệ sĩ. Alex biết vẽ cầu vồng như họa sĩ bậc thầy. Terry vẫn kiên cường sau nhiều biến động đời tư...Tất cả cố gắng thay đổi trong một hệ thống mới mẻ. Ấy khi lòng tự hào và lòng tự trọng được thức tỉnh, mổi cá thể Chelsea thể hiện đúng lúc chân giá trị để Chelsea ngày càng bền chặt, tạo thành hệ thống thống nhất, chỉn chu.
Song, Chelsea không hề tự mãn. Vị HLV khai sinh hệ thống hiện tại rất từ tốn như bản chất vùng Reggio Emilia:
"Tôi có may mắn được thừa hưởng một đội hình gồm các cầu thủ cùng trưởng thành trong một thời gian dài". Một nét đẹp mới từ sự khiêm tốn. Đủ để Abramovich mỉm cười, cầu thủ chelsea mỉm cười. Và, ở tận trời Marid, "người xưa" có lẽ cũng mát lòng, mát dạ...
Dưới triều Acelotti, The Blues có sức hấp dẫn thực sự. Giá trị sáng tạo trong phong cách thi đấu được hình thành sau nhiều biến cố hậu Mourinho. Chelsea rũ bỏ vóc dáng xù xì, cơ bắp-tưởng đã thành gốc rễ- bằng nỗ lực không ngừng nghỉ để có nét quyến rũ hôm nay. Thành công của Chelsea là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những người dũng cảm, dám đổi thay để hoàn thiện mình. Giá trị ấy, thành quả ấy là chân lý cho sự phát triển, không ai có quyền phủ nhận và miệt thị.
Wenger là HLV kiên định. Ông quyết đi đến tận cùng con đường đã chọn dẫu lắm lúc chông gai. Việc ông dùng từ "vẻ đẹp" để biện minh cho năm tháng "trắng tay" của Arsenal là việc riêng ông. Nhưng góc ông nhìn Chelsea bây giờ đã quá sai lệch, thiếu công bằng. "30 năm Hà Đông, 30 năm Hà Tây", sao ông không dám dũng cảm đổi thay, để mỗi khi hướng mắt về Stamford Bridge ông thôi không còn miệt thị "cơ bắp và vẻ đẹp không bao giờ song hành với nhau"?...
Thay đổi góc nhìn đi, Wenger!