Cứ để cái chủ đề của đồng chí lại, giờ tớ có 1 số vấn đề cần bàn luận liên quan đến địa lý
thứ nhất: Một nhà địa lý cần có những yếu tố gì
thứ hai là các hướng đi của địa lý:
Quá khứ khi mà thế giới còn chưa được khám phá nhiều thì các nhà địa lý là những nhà thám hiểm khám phá thế giới
Sau đó là một cuộc khủng hoảng của Địa lý học khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Địa lý đã mất hết đối tượng nghiên cứu vào tay các khoa học bộ phận đã thoát ly khỏi khoa học địa lý, Ví dụ nói đến sông thì phải là các nhà Thủy Văn, nói đến khí hậu phải là khí tượng, nói đến đất phải là các nhà Thổ nhưỡng...
Để thoát ra khỏi sự bế tắc này ta phải hiểu mỗi đối tượng nghiên cứu trong một tống thể tự nhiên. Khi mà Đất được hiểu là hình thành dưới nền tảng là đá gốc qua các quá trình phong hóa của khí hậu và thủy văn tác động của địa hình và sinh vật... Tức mỗi hợp phần trên bề mặt trái đất đều tồn tại trong mối quan hệ qua lại tương hỗ giữa các hợp phần khác trong tự nhiên và Địa lý nghiên cứu chúng để phục vụ cho các hoạt động nhân sinh của con người. Sau đó là các trường phái Địa lý Xô Viết và địa lý phương Tây với các quan điểm khác nhau về các khoa học bộ phận của địa lý.
Tuy nhiên gần đây có 2 xu thế được cho là hot nhất của địa lý, xu thế thứ nhất là ảnh hướng của tin học với công nghệ viễn thám, GPS, GIS. Máy móc công nghệ đã trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý, và xu thế đi sâu vào nghiên cứu công nghệ ứng dụng trong địa lý.
Xu thế thứ 2 là xu thế hoài cổ khi nghiên cứu về các quan điểm của địa lý phương Đông cổ xưa, hay nói một cách đơn giản đó là Phong Thủy. Có một thời thì phong thủy được cho như một cái gì đó mê tín dị đoan nhưng thực sự Phong Thủy cũng là một cách thể hiện qui luật và sự cân bằng trong tự nhiên theo 1 cách khác. Tất cả đều dựa trên những cơ sở nhất định.
liệu xu thế nào sẽ thắng thế
Đại thể là tớ đưa ra 1 số vấn đề khá là mở để các đồng chí bàn luận thôi
Không phải là hỏi và đáp nữa
cứ nêu lên quan điểm của mình