Hóa 11 [Bài tập] Tổng ôn hữu cơ

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon12 Xin chào các bạn,
Topic này lập ra để cùng các bạn làm bài tập về phần hữu cơ :rongcon1
Chúng ta sẽ làm những bài tập nào nhỉ? Có khó không? :rongcon10
Chúng mình sẽ bắt đầu vào 20h30 tối nay :rongcon42
Mọi người cùng chờ nhé! Sẽ nhanh thôi! :rongcon15
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Xin chào các bạn,
Sau khi kết thúc phần lí thuyết ở đây, chúng ta cùng đến những bài tập ^^
Mở đầu, bài tập không hề khó ~ Chỉ khởi động một xíu về phần hữu cơ
Mọi người cùng làm với mình nhé! :rongcon23
Sau một tuần có bài nào mọi người không làm được, mình sẽ đăng đáp án
Còn giờ ... Chúng ta đi thôi nào! :rongcon35
_______________________________
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một chất hữu cơ X ( gồm C,H,O) thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Tỉ khối của X so với H2 là 90. Xác định CTPT X.

Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hidrocacbon A, sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 3 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 1,68 gam. Tính m.

Câu 3:
Đốt 0,2 mol một hợp chất hữu cơ X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 23 gam X cần vừa đủ 28 gam O2. Xác định CTPT X.

Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 lít oxi thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O. Trong đó mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150. Xác định CTPT A.

___________________________________

Cùng làm thôi nào! Mình tin bạn làm được mà :rongcon9
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,265
1,049
29
Câu 4)Sao mk tính ra âm ý...(ko biết mk sai ở đâu)Giúp mk vs...
Sai từ chỗ bảo toàn mol O => 1 - 2x + 20 = 2,5x => x = 14/3


A: CxHyOz 1 mol
mCO2 : mH2O = 44x : 9y = 44 : 9 => mol CO2 : mol H2O = x : y = 1 : 1 => y = x
CxHxOz + O2 -> CO2 + H2O
1--------------10---------x------0,5x
Bảo toàn mol O: z + 2*10 = 2x + 0,5x
=> z = 20 - 2,5x >= 0 => x =< 8
A: CxHxO(20-2,5x)
=> MA = 320 - 27x < 150 => x > 6,3
=> x = 8 và z = 0 => A: C8H8
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Xin chào các bạn,
Sau khi kết thúc phần lí thuyết ở đây, chúng ta cùng đến những bài tập ^^
Mở đầu, bài tập không hề khó ~ Chỉ khởi động một xíu về phần hữu cơ
Mọi người cùng làm với mình nhé! :rongcon23
Sau một tuần có bài nào mọi người không làm được, mình sẽ đăng đáp án
Còn giờ ... Chúng ta đi thôi nào! :rongcon35
_______________________________
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam một chất hữu cơ X ( gồm C,H,O) thu được 1,32 gam CO2 và 0,54 gam H2O. Tỉ khối của X so với H2 là 90. Xác định CTPT X.

Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hidrocacbon A, sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 3 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 1,68 gam. Tính m.

Câu 3:
Đốt 0,2 mol một hợp chất hữu cơ X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 23 gam X cần vừa đủ 28 gam O2. Xác định CTPT X.

Câu 4:
Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 lít oxi thu được sản phẩm chỉ gồm CO2 và H2O. Trong đó mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết MA < 150. Xác định CTPT A.

___________________________________

Cùng làm thôi nào! Mình tin bạn làm được mà :rongcon9
Đáp án:

Câu 1:
[tex]n_{CO_2}=\frac{1,32}{22,4}=0,03[/tex] (mol)
[tex]\rightarrow n_C = 0,03[/tex] (mol)

[tex]n_{H_2O}=\frac{0,54}{18}=0,03[/tex] (mol)
[tex]\rightarrow n_H= 2.0,03 = 0,06[/tex] (mol)

Ta có:
[tex]m_X = m_C+ m_H +m_O[/tex]
[tex]\Leftrightarrow 0,9 = 12. 0,03 + 0,06.1 + m_O[/tex]
[tex]\Leftrightarrow m_O=0,48[/tex] (g)
[tex]\Rightarrow n_O = \frac{0,48}{16}= 0,03[/tex] (mol)

[tex]n_C:n_H:n_O=0,03:0,06:0,03=1:2:1[/tex]
=> CTĐGN: [tex](CH_2O)_n[/tex]
[tex]M_X=90.2=180\Rightarrow 30n=180 \Rightarrow n=6[/tex]
=> CTHH: [tex]C_6H_{12}O_6[/tex]


Câu 2:
[tex]C_xH_y + (x+\frac{y}{2})O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O[/tex]

=> Sản phẩm cháy: CO2 & H2O

nCaCO3 = 0,03 mol
CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
0,03 <------------------ 0,03 mol

nCO2 = 0,03 mol
=> nC (A) = 0,03 . 1 = 0,03 mol

m bình tăng = mCO2 + mH2O (sp đốt cháy CxHy) = 1,68
=> mH2O = 1,68 - 0,03 . 44 = 0,36 (g)
=> nH2O = 0,02 mol
=> nH (A) = 0,02 . 2 = 0,04 mol

m = mC + mH = 0,03 . 12 + 0,04 . 1 = 0,4 (g)

Câu 3:
[tex]C_xH_yO_z + (x+\frac{y}{4}-\frac{z}{2})O_2 \rightarrow xCO_2 + \frac{y}{2}H_2O[/tex]

[tex]n_{CO_2}=\frac{13,44}{22,4}=0,6[/tex] (mol)
[tex]n_{H_2O}=\frac{14,4}{18}=0,8[/tex] (mol)
=> [tex]\frac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}}=\frac{x}{\frac{y}{2}}=\frac{0,6}{0,8}=\frac{3}{4}[/tex]
[tex]\rightarrow \frac{x}{y}=\frac{3}{8}[/tex]

Theo PT:
[tex]n_{CO_2}=x.n_{C_xH_yO_z}=0,2x=0,6[/tex]
[tex]\Rightarrow x=3 \Rightarrow y=8[/tex]

[tex]n_{O_2}=\frac{28}{64}=0,875[/tex] (mol)
[tex]\Rightarrow n_A=\frac{n_{O_2}}{x+\frac{y}{4}-\frac{z}{2}}=\frac{0,875}{5-\frac{z}{2}}[/tex]

[tex]\Rightarrow M_A=23: \frac{0,875}{5-\frac{z}{2}}= \frac{184}{7}(5-\frac{z}{2})[/tex]

hay [tex]12.3 + 8.1 + 16z = \frac{184}{2}(5-\frac{z}{2})[/tex]
[tex]\Rightarrow z=3[/tex]
=> Công thức phân tử: [tex]C_3H_8O_3[/tex]

Câu 4: Giống chị @phamthimai146 nha
A: CxHyOz 1 mol
mCO2 : mH2O = 44x : 9y = 44 : 9 => mol CO2 : mol H2O = x : y = 1 : 1 => y = x
CxHxOz + O2 -> CO2 + H2O
1--------------10---------x------0,5x
Bảo toàn mol O: z + 2*10 = 2x + 0,5x
=> z = 20 - 2,5x >= 0 => x =< 8
A: CxHxO(20-2,5x)
=> MA = 320 - 27x < 150 => x > 6,3
=> x = 8 và z = 0 => A: C8H8
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Sau một tuần chúng ta lại gặp nhau rồi ! :rongcon15
Xin lỗi mọi người hôm qua mình đã "lỡ" hẹn tại bài vở bù đầu quá !
Hôm nay chúng ta cùng nhau làm một tí bài tập nào :rongcon35
Tuần sau mình sẽ đăng đáp án nha :rongcon27
Giờ thì .... cùng làm bài nào !
:rongcon9
____________________
Câu 1:

- Trong các phân tử hidrocacbon có cùng n nguyên tử cacbon, trường hợp có nhiều H nhất có thể là [tex]C_nH_{2n+2}[/tex] (hidrocacbon có công thức này được gọi là ankan). Phân tử ankan là hidrocacbon no, mạch hở. Trong phân tử hidrocacbon xuất hiện 1 vòng hoặc 1 liên kết π thì số nguyên tử H sẽ giảm đi 2 so với phân tử ankan.
- Độ không no ( kí hiệu là k) được tính bằng tổng số vòng + liên kết π có trong phân tử hợp chất hữu cơ
.
- Các hợp chất C,H,O có cách tính độ không no k) tương tự như hidrocacbon, số lượng nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến việc tính k. Lưu ý, liên kết π ở đây tính cả liên kết [tex]C-O[/tex] và [tex]C-C[/tex], vòng tính cả loại vòng được tạo bởi C và O.

Áp dụng:

1. Tính độ không no (k) có trong các phân tử sau:
a) [tex]C_2H_4[/tex]
b) [tex]C_2H_2[/tex]
c)[tex]C_{12}H_{14}[/tex]

2. Phân tử hidrocacbon A (có công thức phân tử [tex]C_8H_8[/tex]) có chứa 1 vòng. Tính số liên kết π có trong phân tử A.

3. Trong phân tử hidrocacbon B mạch hở có chứa 2 liên kết π và 12 liên kết σ. Xác định công thức phân tử B

Câu 2:
Hợp chất hữu cơ X có thành phần nguyên tố gồm C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và H2O trong đó [tex]n_{H_2O}=\frac{4}{3}n_{CO_2}=n_{O_2}[/tex] ([tex]n_{O_2}[/tex] là số mol khí oxi dùng để đốt cháy hết X). Xác định công thức phân tử X biết rằng tại đktc khói lượng riêng của hơi X là 3,393 gam/lít . Các phan ứng xảy ra hoàn toàn

Câu 3:
Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ X chỉ thu được CO2 và nước. Trộn 2,688 lít [tex]CH_4[/tex] với 5,376 lít khí X thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y và cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH)2 thấy tạo thành 70,92 gam kết tỉa. Xác định công thức phân tử X.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Junery N

Yummyy

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười 2020
27
17
6
16
Tiền Giang
THCS
câu 1 :)
1.
a, k = 2.2 − 4 + 2/2 = 1
b, k = 2.2 − 2 + 2 2 = 2
c, k = 2.12 − 24 + 2 /2 = 1
2.
k = 2.8 − 8 + 2/ 2 = 5 = π + v
Mà C8H8 có v=1 nên π = 4
Vậy C8H8 có 1 vòng, 4 π
3. Đặt CTPT B là CxHy
k = 2 x − y + 2/2
B mạch hở, 1π nên k=2
⇒ 2 x − y + 2 = 2.2 = 4 (1)
σ = 12
Có y H nên có y y liên kết C−H
Có x C nên có x−1 liên kết σ giữa 2C
⇒ x − 1 + y = 12 ( 2 )
( 1 ) ( 2 ) ⇒ x = 5 ; y = 8
Vậy B là C5H8
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Sau một tuần chúng ta lại gặp nhau rồi ! :rongcon15
Xin lỗi mọi người hôm qua mình đã "lỡ" hẹn tại bài vở bù đầu quá !
Hôm nay chúng ta cùng nhau làm một tí bài tập nào :rongcon35
Tuần sau mình sẽ đăng đáp án nha :rongcon27
Giờ thì .... cùng làm bài nào !
:rongcon9
____________________
Câu 1:

- Trong các phân tử hidrocacbon có cùng n nguyên tử cacbon, trường hợp có nhiều H nhất có thể là [tex]C_nH_{2n+2}[/tex] (hidrocacbon có công thức này được gọi là ankan). Phân tử ankan là hidrocacbon no, mạch hở. Trong phân tử hidrocacbon xuất hiện 1 vòng hoặc 1 liên kết π thì số nguyên tử H sẽ giảm đi 2 so với phân tử ankan.
- Độ không no ( kí hiệu là k) được tính bằng tổng số vòng + liên kết π có trong phân tử hợp chất hữu cơ
.
- Các hợp chất C,H,O có cách tính độ không no k) tương tự như hidrocacbon, số lượng nguyên tử oxi không ảnh hưởng đến việc tính k. Lưu ý, liên kết π ở đây tính cả liên kết [tex]C-O[/tex] và [tex]C-C[/tex], vòng tính cả loại vòng được tạo bởi C và O.

Áp dụng:

1. Tính độ không no (k) có trong các phân tử sau:
a) [tex]C_2H_4[/tex]
b) [tex]C_2H_2[/tex]
c)[tex]C_{12}H_{14}[/tex]

2. Phân tử hidrocacbon A (có công thức phân tử [tex]C_8H_8[/tex]) có chứa 1 vòng. Tính số liên kết π có trong phân tử A.

3. Trong phân tử hidrocacbon B mạch hở có chứa 2 liên kết π và 12 liên kết σ. Xác định công thức phân tử B

Câu 2:
Hợp chất hữu cơ X có thành phần nguyên tố gồm C,H,O. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và H2O trong đó [tex]n_{H_2O}=\frac{4}{3}n_{CO_2}=n_{O_2}[/tex] ([tex]n_{O_2}[/tex] là số mol khí oxi dùng để đốt cháy hết X). Xác định công thức phân tử X biết rằng tại đktc khói lượng riêng của hơi X là 3,393 gam/lít . Các phan ứng xảy ra hoàn toàn

Câu 3:
Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ X chỉ thu được CO2 và nước. Trộn 2,688 lít [tex]CH_4[/tex] với 5,376 lít khí X thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng 9,12 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y và cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,48 mol Ba(OH)2 thấy tạo thành 70,92 gam kết tỉa. Xác định công thức phân tử X.
Như đúng "hẹn" , hôm nay mình sẽ đăng đáp án lên :rongcon23
_________________________________

Đáp án :

Câu 1:

1.
a) [tex]C_2H_4[/tex]: [tex]k = \frac{2.2-4+2}{2}=1[/tex]

b) [tex]C_2H_2[/tex]: [tex]k=\frac{2.2-2+2}{2}=2[/tex]

c) [tex]C_{12}H_{14}[/tex]: [tex]k=\frac{12.2-14+2}{2}=6[/tex]

2.
[tex]C_8H_8[/tex]: [tex]k=\frac{2.8-8+2}{2}=5[/tex]

[tex]\Rightarrow[/tex] số vòng + số π = 5

[tex]\Rightarrow[/tex] Số π trong phân tử A = 5 - 1 = 4

3.
Trong phân tử hidrocacbon B mạch hở có chứa 2 liên kết π
[tex]\Rightarrow[/tex] hidrocacbon B có dạng: [tex]C_nH_{2n-2}[/tex]

Liên kết [tex]C-H: 2n-2[/tex]
Liên kết [tex]C-C: n-1[/tex]
[tex]\rightarrow (2n-1)+(n-1)=12[/tex]
[tex]\rightarrow n=3[/tex]
[tex]\rightarrow B: C_3H_4[/tex]

Câu 2:
Gọi công thức của X là: [tex]C_xH_yO_z[/tex] và số mol của X là 1 mol

[tex]C_xH_yO_z+(x+\frac{y}{4}-\frac{z}{2})O_2\rightarrow xCO_2+\frac{y}{2}H_2O[/tex]

[tex]\frac{n_{H_2O}}{n_{CO_2}}=\frac{4}{3}\leftrightarrow \frac{\frac{y}{2}}{x}=\frac{4}{3}\leftrightarrow \frac{x}{y}=\frac{3}{8}[/tex]

[tex]n_{H_2O}=n_{O_2}[/tex]
[tex]\leftrightarrow \frac{y}{2}=x+\frac{y}{4}-\frac{z}{2}[/tex]
[tex]\leftrightarrow x-\frac{y}{4}-\frac{z}{2}=0[/tex]
[tex]\leftrightarrow \frac{3}{8}.y-\frac{y}{4}-\frac{z}{2}=0[/tex]
[tex]\leftrightarrow \frac{y}{8}=\frac{z}{2}[/tex]
[tex]\leftrightarrow y=4z[/tex]

[tex]M_X=3,393.22,4 \approx 76[/tex]
[tex]\rightarrow 12x+y+16z=76[/tex]
[tex]\rightarrow 12.\frac{3}{8}y+y+16.\frac{y}{4}=76[/tex]
[tex]\rightarrow y=8[/tex]
[tex]\rightarrow x=3[/tex]
[tex]\rightarrow z=2[/tex]

[tex]\Rightarrow X: C_3H_8O_2[/tex]

Câu 3:
Ta có: $n_{CH_4}=0,12 mol -->m_{CH_4}=1,92 g$

$\rightarrow m_X=7,2 g$

Mà $n_X=0,24 mol --> M=30$

b, Ta có: $n_{BaCO_3}=0,36$ (mol)

Vì $n_{Ba(OH)_2}>n_{BaCO_3}$ . Xảy ra 2 trường hợp:

  • $Ba(OH)_2$ dư

Ta có: tổng $n_{CO_2}=n_{BaCO_3}=0,36 $ (mol)

Mà $n_{CO_2} = n_{CH4}=0,12 $ (mol)

$\rightarrow n_{CO_2} = n_X=0,24 $ (mol)

Vì $n_{CO_2}=n_X $

$\rightarrow $ số C (X) = 1

$ \rightarrow$ CT của X là $CH_a$ hoặc $CH_xO_y$

*) CT của X là $CH_a$ $\rightarrow a=18 (L)$

*) CT của X là $CH_xO_y$ $\rightarrow x+16y=18$

Mà x,y luôn dương $\rightarrow x=2,y=1$

Vậy CTPT X là $CH_2O$

  • $CO_2 $ dư
CO2 + Ba(OH)2 -> BaCO3 + H2O
0,36 <---- 0,36 <------ 0,36

2CO2 + Ba(OH)2 -> Ba(HCO3)2
0,24 <----- 0,12

$ \rightarrow $ tổng $n_{CO_2} $= 0,48 + 0,24 = 0,6 (mol)

[tex]\rightarrow n_{CH_4}+n_C(X)=0,6[/tex]

[tex]\rightarrow n_C(X)= 0,6 - 0,12 = 0,48[/tex] (mol)

[tex]\rightarrow[/tex] Số C trong X = [tex]\frac{0,48}{0,24}=2[/tex]

$ \rightarrow$ CT của X là $C_2H_b$ hoặc $C_2H_cO_d$

*) CT của X là $C_2H_b$ $\rightarrow b=6$ $ \rightarrow $ thỏa mãn

*) CT của X là $C_2H_cO_d$ $\rightarrow c+16d=6$

Mà c,d luôn dương

=> loại

Vậy ...
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Hi mọi người, sau nhiều tuần chúng mình vắng mặt giờ cũng xuất hiện rồi đây :D
_______________________

Lý thuyết về ankan : Link
____________________________
Phần bài tập


Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam một hidrocacbon X bằng oxi dư thu được nước và 6,6 gam CO2.
1. Xác định công thức phân tử X và cho biết tên gọi của X
2. Khi cho X phản ứng với Cl2 (askt) có thể thu được sản phẩm thế clo Y có chứa 89,12% khối lượng là clo. Xác định công thức phân tử của Y.
3. Viết 2 phương trình phản ứng điều chế X trong phòng thí nghiệm

Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp bằng oxi dư thu được 0,312 mol CO2 và 0,432 mol nước.
1. Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X.
2. Tính V và phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp X.

Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 ankan A và B (trong đó MA <MB) bằng oxi dư thu được CO2 và 3,24 gam nước. Trong hỗn hợp X, ankan B chiếm khoẳng 10% đến 20% về số mol.
1. Xác định công thức phân tử của hai ankan trong hỗn hợp X.
2. Tính V và phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp X.

Câu 4:
Cho 21,6 gam hỗn hợp 3 ankan tác dụng với clo trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được 38,85 gam dẫn suất monoclo và điclo. Dẫn toàn bộ lượng HCl thu được sau phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính m .

Câu 5:
1. Một mẫu khí CH4 có lẫn lượng nhỏ tạp chất gồm SO2, CO2, H2S. Đề xuất phương pháp tinh chế metan từ mẫu khí trên.
2. Có 3 mẫu khí riêng biệt là CH4, CO2 và SO2. Đề xuất phương pháp nhận biết khí trên
 

WEED (pt)

Học sinh
Thành viên
23 Tháng một 2021
66
14
21
20
Nam Định
trường THPT
Câu 1:
Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam một hidrocacbon X bằng oxi dư thu được nước và 6,6 gam CO2.
1. Xác định công thức phân tử X và cho biết tên gọi của X
2. Khi cho X phản ứng với Cl2 (askt) có thể thu được sản phẩm thế clo Y có chứa 89,12% khối lượng là clo. Xác định công thức phân tử của Y.
3. Viết 2 phương trình phản ứng điều chế X trong phòng thí nghiệm

1. nCO2 = 6,6/44 = 0,15 mol
[tex]C_{n}H_{2n+2}[/tex] + [tex]\frac{3n+1}{2}[/tex] [tex]O_{2}[/tex] ---> nCO2 + (n+1) H2O
Có: [tex]\frac{24}{14n+2}=\frac{0,15}{n}[/tex] => n=1
=> [tex]CH_{4}[/tex] là Metan
3. [tex]CH_{3}COONa + NaOH --> CH_{4} + Na_{2}CO_{3}[/tex]
( mình viết được có 1 pt thôi:(:(:()
2. mình chưa làm được
:Tuzki1:Tuzki1:Tuzki1
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
296
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
3. CH3COONa+NaOH−−>CH4+Na2CO3
và thủy phân Al4C3, trong PTN chủ yếu dùng 2 pư này.
và pư kia cũng thiếu điều kiện rồi, đi thi viết vậy là mất hết điểm rồi đó.
2. mình chưa làm được
:Tuzki1:Tuzki1:Tuzki1
Cho CH4 pư với clo thì có thể ra CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 hoặc CCl4
Gọi CTPT chất sau pư là CH4-xClx, xong đến đây thì là bài cơ bản lớp 8 dạng tính % thành phần nguyên tố trong hợp chất rồi.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
1. nCO2 = 6,6/44 = 0,15 mol
[tex]C_{n}H_{2n+2}[/tex] + [tex]\frac{3n+1}{2}[/tex] [tex]O_{2}[/tex] ---> nCO2 + (n+1) H2O
Có: [tex]\frac{24}{14n+2}=\frac{0,15}{n}[/tex] => n=1
=> [tex]CH_{4}[/tex] là Metan
3. [tex]CH_{3}COONa + NaOH --> CH_{4} + Na_{2}CO_{3}[/tex]
( mình viết được có 1 pt thôi:(:(:()
2. mình chưa làm được
:Tuzki1:Tuzki1:Tuzki1
và thủy phân Al4C3, trong PTN chủ yếu dùng 2 pư này.
và pư kia cũng thiếu điều kiện rồi, đi thi viết vậy là mất hết điểm rồi đó.

Cho CH4 pư với clo thì có thể ra CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 hoặc CCl4
Gọi CTPT chất sau pư là CH4-xClx, xong đến đây thì là bài cơ bản lớp 8 dạng tính % thành phần nguyên tố trong hợp chất rồi.
Điều kiện là CaO và to chị nhỉ? :D
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Hi mọi người, sau nhiều tuần chúng mình vắng mặt giờ cũng xuất hiện rồi đây :D
_______________________

Lý thuyết về ankan : Link
____________________________
Phần bài tập


Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam một hidrocacbon X bằng oxi dư thu được nước và 6,6 gam CO2.
1. Xác định công thức phân tử X và cho biết tên gọi của X
2. Khi cho X phản ứng với Cl2 (askt) có thể thu được sản phẩm thế clo Y có chứa 89,12% khối lượng là clo. Xác định công thức phân tử của Y.
3. Viết 2 phương trình phản ứng điều chế X trong phòng thí nghiệm

Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon là đồng đẳng liên tiếp bằng oxi dư thu được 0,312 mol CO2 và 0,432 mol nước.
1. Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon trong hỗn hợp X.
2. Tính V và phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp X.

Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 ankan A và B (trong đó MA <MB) bằng oxi dư thu được CO2 và 3,24 gam nước. Trong hỗn hợp X, ankan B chiếm khoẳng 10% đến 20% về số mol.
1. Xác định công thức phân tử của hai ankan trong hỗn hợp X.
2. Tính V và phần trăm thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp X.

Câu 4:
Cho 21,6 gam hỗn hợp 3 ankan tác dụng với clo trong điều kiện ánh sáng khuếch tán thu được 38,85 gam dẫn suất monoclo và điclo. Dẫn toàn bộ lượng HCl thu được sau phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Tính m .

Câu 5:
1. Một mẫu khí CH4 có lẫn lượng nhỏ tạp chất gồm SO2, CO2, H2S. Đề xuất phương pháp tinh chế metan từ mẫu khí trên.
2. Có 3 mẫu khí riêng biệt là CH4, CO2 và SO2. Đề xuất phương pháp nhận biết khí trên
Đáp án :

Câu 1:
1. [tex]n_C=n_{CO_2}=\frac{6,6}{44}=0,15[/tex] (mol)
[tex]m_X=m_C+m_H=2,4(g)[/tex] [tex]\rightarrow m_H=2,4-12.0,15=0,6[/tex] (g)
[tex]\rightarrow n_H=\frac{0,6}{1}=0,6[/tex] (mol)

[tex]n_{H_2O}>n_{CO_2}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] X là ankan

[tex]C_nH_{2n+2}+(\frac{3n+1}{2})O_2\overset{t^o}{\rightarrow}nCO_2+(n+1)H_2O[/tex]
0,15 --- 0,6 (mol)

[tex]\frac{n}{n+1}=\frac{0,15}{0,3}\rightarrow n=1\rightarrow CH_4[/tex] (Metan)

2. [tex]CH_4+xCl_2\xrightarrow[]{as} CH_{4-x}Cl_x+xHCl[/tex]

[tex]%Cl=\frac{35,5.x}{12+4-x+35,5.x}=89,12[/tex]%

[tex]\rightarrow x=3\rightarrow CHCl_3[/tex]

3.
+) [tex]CHOONa+NaOH\xrightarrow[t^o]{CaO}CH_4+Na_2CO_3[/tex]
+) [tex]Al_4C_3+12H_2O\rightarrow 4Al(OH)_3+3CH_4[/tex]

Bài 2:
1. [tex]n_{H_2O}>n_{CO_2}\rightarrow[/tex] 2 hidrocacbon là ankan

Gọi công thức chung của 2 ankan là [tex]C_\bar{n}H_{2\bar{n}+2}(\bar{n}\geq 1)[/tex]

[tex]\frac{\bar{n}}{\bar{n}+1}=\frac{0,312}{0,432}\rightarrow \bar{n}=2,6[/tex]

[tex]\rightarrow \left\{\begin{matrix} C_2H_6:a & \\ C_3H_8:b& \end{matrix}\right.[/tex] (mol)

Bảo toàn C: [tex]2a+3b=0,312[/tex]
Bảo toàn H : [tex]6a+8b=0,432.2=0,864[/tex]

[tex]\rightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,048 & \\ b=0,072 & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\rightarrow V[/tex]
[tex]\rightarrow[/tex]%m

Bài 3:
[tex]n_{ankan}=\frac{1,792}{22,4}=0,08[/tex] (mol)

[tex]n_{H_2O}=\frac{3,24}{18}=0,18[/tex] (mol)

[tex]\rightarrow n_{CO_2}=n_{H_2O}-n_{ankan}=0,1[/tex] (mol)

Gọi công thức chung của 2 ankan là [tex]C_\bar{n}H_{2\bar{n}+2}(\bar{n}\geq 1)[/tex]

[tex]\frac{\bar{n}}{\bar{n}+1}=\frac{0,1}{0,18}\rightarrow \bar{n}=1,25[/tex]
[tex]M_A<M_B \rightarrow A:CH_4[/tex]: x (mol)

B: [tex]C_aH_{2a+2}[/tex]: y (mol)

[tex]\left\{\begin{matrix} n_{ankan}=x+y=0,08 & \\ n_{H_2O}=2x+y.(a+1)=0,18 & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]2x+(a+1).y-2.(x+y)=0,18-0,16=0,02\rightarrow b=\frac{0,02}{a-1}[/tex]

[tex]0,008\leq b=\frac{0,02}{a-1}\leq 0,016[/tex]
[tex]\rightarrow n=3\rightarrow B: C_3H_8[/tex]

Bài 4:

Gọi [tex]n_{HCl}=x[/tex] (mol) [tex]\rightarrow n_{Cl_2}pu=x[/tex](mol)

Bảo tòan khối lượng :
[tex]m_{ankan}+m_{Cl_2}=m_{sp}+m_{HCl}[/tex]
[tex]\Leftrightarrow 21,6+71x=38,85+36,5x[/tex]
[tex]\Leftrightarrow x=0,5[/tex]

[tex]n_{HCl}=0,5[/tex] (mol)[tex]\rightarrow n_{AgCl}=0,5[/tex] (mol)
[tex]\rightarrow m=71,75(g)[/tex]

Bài 5:
a. - Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch [tex]Ca(OH)_2[/tex] dư, toàn bộ khí [tex]SO_2,CO_2,H_2S[/tex] bị hấp thụ hoàn toàn, ta thu được khí [tex]CH_4[/tex].

[tex]Ca(OH)_2+SO_2\rightarrow CaSO_3+H_2O[/tex]
[tex]Ca(OH)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O[/tex]
[tex]Ca(OH)_2+H_2S\rightarrow CaS+2H_2O[/tex]

- Dẫn khí [tex]CH_4[/tex] vừa thu được qua [tex]CuSO_4[/tex] khan ta thu được khí [tex]CH_4[/tex] tinh khiết (bước này làm khô khí)

b. - Dẫn lần lượt khí qua dung dịch [tex]Br_2[/tex] dư
+ khí nào làm mất màu dung dịch brom là khí [tex]SO_2[/tex]
[tex]SO_2+Br_2+2H_2O\rightarrow 2HBr+H_2SO_4[/tex]
+ không hiện tượng là [tex]CO_2,CH_4[/tex]

- Dẫn lần lươt 2 khí còn lại qua dung dịch [tex]Ca(OH)_2[/tex] dư
+ khí nào làm dung dịch vẩn đục là [tex]CO_2[/tex]
[tex]Ca(OH)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O[/tex]
+ không hiện tượng là [tex]CH_4[/tex]
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
:rongcon12 Sau một tuần dài , mình đã quay trở lại rồi đây :3
___________________________
Vậy là chúng ta đã học đến bài anken rồi ! Nếu bạn nào chưa đọc lý thuyết về anken thì đọc tại đây: Link
______________________________
Giờ ta cùng làm bài tập thôi :3
Cơ bản:

Câu 1: Dẫn 0,224 lít khí [tex]C_2H_4[/tex] (đktc) vào dung dịch brom dư ([tex]CCl_4[/tex]) thu được m gam sản phẩm [tex]C_2H_4Br_2[/tex]. Phản ứng xỷ ra hoàn toàn. Tính m.

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm etilen và [tex]H_2[/tex] có tỉ khối so với [tex]H_2[/tex] bằng 4,25. Dẫn X quá bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tính tỉ khối của Y so với [tex]H_2[/tex].

Câu 3: Cho 3,36 (l) (đktc) hỗn hợp X gồm etan và etilen qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lươjng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.

Vận dụng :

Câu 4:
Cracking 35 lít butan ở nhiệt độ xúc tác thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp A. Cho A từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư thấy còn lại khí B gồm [tex]H_2[/tex] và 3 hidrocacbon B1, B2, B3. Tách lấy riêng từng hidrocacbon ( có khối lượng phân tử tăng dần) và đốt cháy hoàn toàn từng chất thu được những thể tích [tex]CO_2[/tex] có tỉ lệ tương ứng 1 : 3 : 1. Tính phần trăm thể tích [tex]C_2H_4,H_2[/tex] trong A.

Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm [tex]H_2[/tex] và 1 anken có khả năng cộng [tex]HBr[/tex] cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X với [tex]H_2[/tex] là 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đực hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y với [tex]H_2[/tex] bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
A. [tex]CH_2=C(CH_3)_2[/tex]
B. [tex]CH_2=CH_2[/tex]
C. [tex]CH_2=CH-CH_2-CH_3[/tex]
D. [tex]CH_3-CH=CH-CH_3[/tex]

Câu 6: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dd [tex]Br_2[/tex] 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol [tex]Br_2[/tex] giảm đi 1/2 và khối lượng bình tăng thêm 6,7g. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon.

Câu 7: Dẫn 1,68 lit hỗn hợp hai hidrocacbon qua dung dịch [tex]Br_2[/tex] dư phản ứng xong thấy có 4 gam [tex]Br_2[/tex] phản ứng đồng thời có 1,12 lit khí thoát ra nếu đốt cháy hoàn toàn 0,84 lit hỗn hợp X thu được [tex]H_2O[/tex] và 1,4 lit [tex]CO_2[/tex] các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn vậy công thức phân tử của hai hidrocacbon là:....

Câu 8: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dd [tex]Br_2[/tex] 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol [tex]Br_2[/tex] giảm đi 1/2 và khối lượng bình tăng thêm 6,7g. Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon.
Câu 9: Hỗn hợp khí X chứa eten và hidro. Tỉ khối của A đối với hidro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với Hidro là 9,0.
Tính hiệu suất phản ứng cộng hidro của eten.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm [tex]H_2[/tex] và 2 anken là đồng đẳng kế tiếp. Cho 0,4 mol hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch [tex]Br_2[/tex] dư, thấy khối lượng bình [tex]Br_2[/tex] tăng lên 1,82 gam và thoát ra 0,25 mol khí Z. Tỉ khối của Z so với [tex]H_2[/tex] là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của 2 anken với hidro là như nhau. Tìm CTPT và % thể tích của anken có ít nguyên tử cacbon hơn trong X.

Vận dụng cao:

Câu 11:
Hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon: [tex]C_nH_{2n+2}[/tex]; [tex]C_pH_{2p}[/tex]; [tex]C_mH_{2m-2}[/tex] .Đốt cháy hoàn toàn 2.688 l khí(đkc) hỗn hợp A, sau phản ứng cho hỗn hợp sản phẩm qua bình 1 đựng [tex]H_2SO_4[/tex] (đ) và bình 2 đựng [tex]KOH[/tex] thì thấy khối lượng bình 1 tăng 5.04g và bình 2 tăng 14.08g
a) Biết trong A thể tích hidrocacbon [tex]C_mH_{2m-2}[/tex] gấp 3 lần thể tích [tex]C_nH_{2n+2}[/tex] .Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi hidrocacbon?
b) Hãy xác định CTPT của 3 hidrocacbon,nếu biết thêm trong hỗn hợp A có 2 hidrocacbon có số nguyên tử C bằng nhau và bằng 1/2 số nguyên tử C trong hidrocacbon còn lại.?

Câu 12: Cho 3 hidrocacbon mach hở X, Y, Z là chất khí ở đk thường.Trộn X với [tex]O_2[/tex] (vừa đủ) thì được hỗn hợp A ở 0*C có áp suất p1.
Đốt cháy hết X tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4*C và áp suất p1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở 0*C áp suất p1(đẳng áp).
X và Y có cùng số nguyên tử C.
Khi đốt cháy Y thu được thể tích [tex]H_2O[/tex] bằng thể tích [tex]CO_2[/tex] .Biết hỗn hợp X, Y, Z với số mol mỗi chất bằng nhau có tỉ khối hơi với [tex]N_2[/tex] bằng 1,167.
Cho 5,56g hỗn hợp A' gồm X,Y,Z qua dung dịch [tex]AgNO_3[/tex] dư trong [tex]NH_3[/tex] thu được 7,35g kết tủa. Mặt khác nếu cho 5,04 lit A' ở đktc qua dung dịch [tex]Br_2[/tex] dư thì lượng [tex]Br_2[/tex] tham gia phản ứng là 28,8g.
Xác định CTPT X, Y, Z. Tính %V trong A'.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trần Minh Ngọc
Top Bottom