Vật lí 9 Bài tập ôn thi HSG lí khó

baonhi55118558

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười một 2021
31
30
21
16
Thanh Hóa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Muốn cho một đèn 6V - 3,6W sáng bình thường ở hiệu điện thế U = 15V, người ta sử dụng biến trở theo một trong ba sơ đồ sau:
IMG_20220608_175634.jpg
Trong cả ba hình tổng điện trở các dây nối đều là R = 0,5Ω
Nên chọn sơ đồ nào? Vì sao?

Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu M và N có giá trị không đổi là 5V. Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 3V - 15W. Biến trở con chạy AB có điện trở toàn phần là 3Ω. Thay đèn bằng một vôn kế có điện trở R_v. Hỏi khi di chuyển con chạy C từ A đến B thì số chỉ của vôn kế tăng hay giảm? Giải thích vì sao?
received_761015581739371.jpeg

Bài 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ hiệu điện thế đặt vào mạch U = 6V không đổi. R_1 = 2Ω, R_2 = 3Ω, R_x = 12Ω, đèn Đ ghi 3V - 3W. Coi điện trở của đèn không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ. Điện trở của ampe kế, dây đối không đáng kể.
1. K ngắt:
a) R_AC = 2Ω. Tính công suất tiêu thụ ở đèn.
b) tính R_AC để đèn sáng bình thường?
2. K đóng: Công suất tiêu thụ ở
R_2 là 0,75W. Xác định vị trí con chạy C và tính số chỉ của ampe kế.
received_519079739965174.jpeg
 
Last edited:

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Bài 1: Muốn cho một đèn 6V - 3,6W sáng bình thường ở hiệu điện thế U = 15V, người ta sử dụng biến trở theo một trong ba sơ đồ sau:
View attachment 210781
Trong cả ba hình tổng điện trở các dây nối đều là R = 0,5Ω
Nên chọn sơ đồ nào? Vì sao?

Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu M và N có giá trị không đổi là 5V. Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 3V - 15W. Biến trở con chạy AB có điện trở toàn phần là 3Ω. Thay đèn bằng một vôn kế có điện trở $R_v$. Hỏi khi di chuyển con chạy C từ A đến B thì số chỉ của vôn kế tăng hay giảm? Giải thích vì sao?
View attachment 210782

Bài 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ hiệu điện thế đặt vào mạch U = 6V không đổi. R_1 = 2Ω, R_2 = 3Ω, R_x = 12Ω, đèn Đ ghi 3V - 3W. Coi điện trở của đèn không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ. Điện trở của ampe kế, dây đối không đáng kể.
1. K ngắt:
a) R_AC = 2Ω. Tính công suất tiêu thụ ở đèn.
b) tính R_AC để đèn sáng bình thường?
2. K đóng: Công suất tiêu thụ ở
R_2 là 0,75W. Xác định vị trí con chạy C và tính số chỉ của ampe kế.
View attachment 210783
baonhi55118558Bài 1:
Không biết bài này có ý nào trước đó không em nhỉ?
Ở câu này cả mạch a,b đều có thể giúp đèn sáng bình thường, tuy nhiên nếu chọn mạch a thì có thể tính được luôn giá trị của Rx còn mạch b thì không

Bài 2:
Không biết đề có cho gì liên quan giữa đèn và mạch không em nhỉ? Vì nếu chỉ cho đèn như thế thì chẳng có ý nghĩa gì...
Gọi phần AC là x, CB là (3-x)
Ta có: Điện trở toàn phần của mạch khi thay Rv vào mạch:
R = [imath]\frac{R_v.x}{R_v+x} + (3-x)[/imath]
Khi này cường độ dòng điện của mạch: I = [imath]\frac{U}{R}[/imath]
Cường độ dòng điện qua Rv: Iv = [imath]I.\frac{x}{R_v+x}[/imath]
Hiệu điện thế trên Rv, số chỉ của vôn kế: Uv = Iv.Rv
Từ đây tìm được mối liên hệ giữa Uv và x.
Sau đó biện luận khi x tăng thì Uv như thế nào

Bài 3:
a) Khi K ngắt, mạch điện trở thành: <([imath]R_{BC}[/imath] nt R2) // Đ >nt R1
Vì [imath]R_{AC}[/imath] = 2 => [imath]R_{BC}[/imath] = 10
Tìm điện trở tương đương: R = [imath]\frac{(10+3).3}{10+3+3} + 2[/imath]
Tìm cường độ mạch chính: I = [imath]\frac{U}{R}[/imath]
Tìm cường độ qua Đèn: [imath]I_1[/imath] = [imath]I.\frac{10+3}{10+3+3}[/imath] (1)
=> Công suất của đèn: P = [imath]I_1^{2}.R_d[/imath]

Gọi Rac là x => Rbc = 12-x
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn là 1A. Từ đây thay ngược vào (1) => x

b) Khi K đóng, mạch điện trở thành: [<(Rac // Rbc) nt R2> // Đ] nt R1
Số chỉ ampe kế đo dòng điện đi qua Rbc và Đ, hoặc Ia = I - Iac
Ta có [imath]P_{R2}[/imath] = 0.75W => [imath]I_{R2}[/imath] => các dòng điện liên quan thông qua hiệu điện thế giữa các phần tử mạch điện và cường độ dòng điện
=> Rac và Ia

Chúc em học tốt
Tham khảo thêm tại Kiến thức toán dành cho dân chuyên lí THCS
 
  • Love
Reactions: baonhi55118558

baonhi55118558

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười một 2021
31
30
21
16
Thanh Hóa
Bài 1:
Không biết bài này có ý nào trước đó không em nhỉ?
Ở câu này cả mạch a,b đều có thể giúp đèn sáng bình thường, tuy nhiên nếu chọn mạch a thì có thể tính được luôn giá trị của Rx còn mạch b thì không

Bài 2:
Không biết đề có cho gì liên quan giữa đèn và mạch không em nhỉ? Vì nếu chỉ cho đèn như thế thì chẳng có ý nghĩa gì...
Gọi phần AC là x, CB là (3-x)
Ta có: Điện trở toàn phần của mạch khi thay Rv vào mạch:
R = [imath]\frac{R_v.x}{R_v+x} + (3-x)[/imath]
Khi này cường độ dòng điện của mạch: I = [imath]\frac{U}{R}[/imath]
Cường độ dòng điện qua Rv: Iv = [imath]I.\frac{x}{R_v+x}[/imath]
Hiệu điện thế trên Rv, số chỉ của vôn kế: Uv = Iv.Rv
Từ đây tìm được mối liên hệ giữa Uv và x.
Sau đó biện luận khi x tăng thì Uv như thế nào

Bài 3:
a) Khi K ngắt, mạch điện trở thành: <([imath]R_{BC}[/imath] nt R2) // Đ >nt R1
Vì [imath]R_{AC}[/imath] = 2 => [imath]R_{BC}[/imath] = 10
Tìm điện trở tương đương: R = [imath]\frac{(10+3).3}{10+3+3} + 2[/imath]
Tìm cường độ mạch chính: I = [imath]\frac{U}{R}[/imath]
Tìm cường độ qua Đèn: [imath]I_1[/imath] = [imath]I.\frac{10+3}{10+3+3}[/imath] (1)
=> Công suất của đèn: P = [imath]I_1^{2}.R_d[/imath]

Gọi Rac là x => Rbc = 12-x
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn là 1A. Từ đây thay ngược vào (1) => x

b) Khi K đóng, mạch điện trở thành: [<(Rac // Rbc) nt R2> // Đ] nt R1
Số chỉ ampe kế đo dòng điện đi qua Rbc và Đ, hoặc Ia = I - Iac
Ta có [imath]P_{R2}[/imath] = 0.75W => [imath]I_{R2}[/imath] => các dòng điện liên quan thông qua hiệu điện thế giữa các phần tử mạch điện và cường độ dòng điện
=> Rac và Ia

Chúc em học tốt
Tham khảo thêm tại Kiến thức toán dành cho dân chuyên lí THCS
Tên để làm gìEm cám ơn ạ
Bài 1 gồm các câu hỏi:
a) Tìm R_x trong hình a để đèn sáng bình thường?
b) Tìm vị trí con chạy C trong hình b (tức là xác định R_AC) để đèn sáng bình thường. Cho biết biến trở này có giá trị cực đại R_0 = 9, 5Ω
c) Tìm R_x trong hình C để đèn sáng bình thường?
d) Nên chọn sơ đồ nào? Vì sao?
Nhưng em thấy các câu a, b, c có vẻ không liên quan lắm đến câu d nên em bỏ

Còn bài 2 đề chỉ cho thế thôi ạ
 
  • Love
Reactions: Tên để làm gì

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Em cám ơn ạ
Bài 1 gồm các câu hỏi:
a) Tìm R_x trong hình a để đèn sáng bình thường?
b) Tìm vị trí con chạy C trong hình b (tức là xác định R_AC) để đèn sáng bình thường. Cho biết biến trở này có giá trị cực đại R_0 = 9, 5Ω
c) Tìm R_x trong hình C để đèn sáng bình thường?
d) Nên chọn sơ đồ nào? Vì sao?
Nhưng em thấy các câu a, b, c có vẻ không liên quan lắm đến câu d nên em bỏ

Còn bài 2 đề chỉ cho thế thôi ạ
baonhi55118558oke nha, a,b,c em cứ làm bình thường rồi chọn sơ đồ thì có thể chọn cái nào đơn giản nhất là được
 
  • Like
Reactions: baonhi55118558
Top Bottom