Bài tập ADN tái bản

Pé Heo 20011411

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng tám 2021
2
2
6
24
Đồng Nai
Ngô Thời Nhiệm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Một gen có chiều dài 2958 Ả và có hiệu số giữa nuclêôtitloại X với loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 304 nuclêôtit.
1. Xác định sô liên kết hyđrô, liên kết hóa trị bị phá hủy, đượchình thành trong những trường hợp sau:
a. Sau khi gen tái bản 1 lần
b. Tại lần tái bản thứ tư
c. Cả quá trình tái bản 4 đợt
2. Nếu sau quá trình tái bản, tổng số liên kết hóa trị được thànhlập là 53878 thì sẽ có bao nhiêu liên kết hyđrô bị hủy qua cả quá trình?

Bài 2 :
Quá trình tự nhân đôi của 1 gen đã cần được cung cấp 9954 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 3045 nuclêôtit tự do loại T. Biết gen có chiều dài trong đoạn từ 2040 [tex]A^{o}[/tex] tới 2550 [tex]A^{o}[/tex]. Xác định:
1. Khối lượng của gen ban đầu
2. Số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu.
3. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quátrình nhân đôi của gen.
4. Cho rằng trong lần nhân đôi thứ nhất, môi trường cung cấpcho mạch thứ nhất của gen 120 nuclêôtit tự do loại A và cungcấp cho mạch thứ hai 150 nuclêôtit tự do loại G. Tính sốnuclêôtit mỗi loại trong từng mạch đơn của gen ban đầu.
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,257
606
21
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Bài 1 : Một gen có chiều dài 2958 Ả và có hiệu số giữa nuclêôtitloại X với loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 304 nuclêôtit.
1. Xác định sô liên kết hyđrô, liên kết hóa trị bị phá hủy, được hình thành trong những trường hợp sau:
a. Sau khi gen tái bản 1 lần
b. Tại lần tái bản thứ tư
c. Cả quá trình tái bản 4 đợt
2. Nếu sau quá trình tái bản, tổng số liên kết hóa trị được thành lập là 53878 thì sẽ có bao nhiêu liên kết hyđrô bị hủy qua cả quá trình?

Bài 2 :
Quá trình tự nhân đôi của 1 gen đã cần được cung cấp 9954 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 3045 nuclêôtit tự do loại T. Biết gen có chiều dài trong đoạn từ 2040 [tex]A^{o}[/tex] tới 2550 [tex]A^{o}[/tex]. Xác định:
1. Khối lượng của gen ban đầu
2. Số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu.
3. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quátrình nhân đôi của gen.
4. Cho rằng trong lần nhân đôi thứ nhất, môi trường cung cấpcho mạch thứ nhất của gen 120 nuclêôtit tự do loại A và cungcấp cho mạch thứ hai 150 nuclêôtit tự do loại G. Tính sốnuclêôtit mỗi loại trong từng mạch đơn của gen ban đầu.

Đây là 1 số topic có thể tham khảo bổ trợ phần kiến thức bạn hỏi cũng như phương pháp học tốt Sinh học 12 nè! ;);)
Công thức: Một số công thức về Cơ chế di truyền và biến dị (của chị @Timeless time )
Và topic Các dạng bài tập và phương pháp giải các bài toán về ADN và Gen (của anh @ndthien1803 )
Phương pháp học có thể tham khảo: [Sinh 12] Phương pháp học tốt môn Sinh học (của chị @Shmily Karry's )
____
Bây giờ chúng ta cùng nhau giải quyết bài tập nhé! :D:D

Bài 1:
1) Tổng số nu của gen: [tex]N=\frac{2L}{3,4}=\frac{2.2958}{3,4}=1740(Nu)[/tex]
[tex]\Rightarrow 2A+2X=1740(1)[/tex]
Mặt khác: [tex]X-A=304(2)[/tex]
Từ (1), (2), ta lập được hệ phương trình:
[tex]\left\{\begin{matrix} 2A+2X=1740 & \\ X-A=304 & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A=T=283(Nu) & \\ G=X=587(Nu) & \end{matrix}\right.[/tex]
Số liên kết hidro của gen ban đầu: [tex]H=2A+3X=2.283+587.3=2327(lk)[/tex]
a) Xác định số liên kết hiđrô, liên kết hóa trị bị phá hủy, được hình thành sau khi gen tái bản 1 lần:
- Số liên kết hidro bị phá hủy sau khi gen tái bản 1 lần là: [tex](2^{k}-1).H=(2^{1}-1).2327=2327(lk)[/tex]
- Số liên kết hidro được hình thành sau khi gen tái bản 1 lần là: [tex]2^{k}.H=2^{1}.2327=4654(lk)[/tex]
- Số liên kết hóa trị được hình thành sau khi gen tái bản 1 lần là: [tex](2^{k}-1).(N-2)=(2^{1}-1).(1740-2)=1738(lk)[/tex]
b) Xác định số liên kết hiđrô, liên kết hóa trị bị phá hủy, được hình thành tại lần tái bản thứ tư:
- Tại lần tái bản thứ tư sẽ có 8 gen cùng tái bản 1 lần.
- Số liên kết hidro bị phá hủy tại lần tái bản thứ tư: [tex]8.(2^{k}-1).H=8.(2^{1}-1).2327=18616(lk)[/tex]
- Số liên kết hidro được hình thành tại lần tái bản thứ tư là: [tex]8.2^{1}.H=8.2.2327=37232(lk)[/tex]
- Số liên kết hóa trị được hình thành tại lần tái bản thứ tư là: [tex]8.(2^{1}-1).(N-2)=8.(1740-2)=13904(lk)[/tex]
c) Xác định số liên kết hiđrô, liên kết hóa trị bị phá hủy, được hình thành sau cả quá trình tái bản 4 đợt:
- Số liên kết hidro bị phá hủy cả quá trình tái bản 4 đợt: [tex]H.(2^{k}-1)=2327.(2^{4}-1)=34905(lk)[/tex]
- Số liên kết hidro được hình thành cả quá trình tái bản 4 đợt: [tex]2H.(2^{k}-1)=2.2327.(2^{4}-1)=69810(lk)[/tex]
- Số liên kết hóa trị được hình thành cả quá trình tái bản 4 đợt: [tex]8.(2^{1}-1).(N-2)=8.(1740-2)=13904(lk)[/tex]

2. Nếu sau quá trình tái bản, tổng số liên kết hóa trị được thành lập là 53878 thì sẽ có bao nhiêu liên kết hidro bị phá hủy sau cả quá trình là?
- Đặt số lần tái bản trong quá trình của gen ban đầu là m (lần) (m: nguyên, dương)
- Vì tổng số liên kết hóa trị được thành lập là 53878 liên kết nên ta có phương trình:
[tex](N-2)(2^{m}-1)=53878\Leftrightarrow (1740-2).(2^{m}-1)=53878\Leftrightarrow m=5[/tex]
=> Qúa trình tái bản của gen diễn ra gồm 5 lần tái bản.
- Số liên kết hidro bị phá hủy sau quá trình là: [tex]H.(2^{m}-1)=2327.(2^{5}-1)=72137(lk)[/tex]


Bài 2:
Vì gen có chiều dài trong đoạn từ 2040 [tex]A^{o}[/tex] đến 2550 [tex]A^{o}[/tex], điều này đồng nghĩa với việc gen có số nu trong khoảng từ 1200 đến 1500 nu.
Vì quá trình tự nhân đôi của 1 gen đã cần được cung cấp 9954 nuclêôtit tự do thuộc các loại, ta gọi số lần nhân đôi trong quá trình là q, nên ta có: [tex]1200 \leq \frac{9954}{2^{q}-1} \leq 1500 \Leftrightarrow 7,636\leq 2^{q} \leq 9,295 \Leftrightarrow 2,9328\leqslant q \leqslant 3,2165[/tex]
Vậy: [tex]q=3[/tex]
=> Gen tái bản 3 lần.
Số nu của gen ban đầu: [tex]N_{mt}=N.(2^{q}-1)\Leftrightarrow 9954=N.(2^{3}-1) \Leftrightarrow N=1422(Nu)[/tex]
1) Khối lượng của gen ban đầu: [tex]M=300N=300.1422=426600[/tex] (đ.v.C)
2) Số nucleotit mỗi loại của gen ban đầu:
[tex]T_{mt}=T.(2^{3}-1) \Leftrightarrow 3045=T.7 \Leftrightarrow T=435(Nu)=A[/tex]
[tex]G=X=\frac{N}{2}-A=\frac{1422}{2}-435=276(Nu)[/tex]
3) Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là:
[tex]A_{mt}=T_{mt}=3045(Nu)[/tex]
[tex]G_{mt}=X_{mt}=G.(2^{3}-1)=276.7=1932(Nu)[/tex]
4) Sau lần nhân đôi lần thứ nhất môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương:
[tex]A_{mt}=T_{mt}=A.(2^{1}-1)=435(Nu)[/tex]
[tex]G_{mt}=X_{mt}=G.(2^{1}-1)=276.1=276(Nu)[/tex]
Vì môi trường cung cấp cho mạch 1 của gen 120 nucleotit tự do loại A:
[tex]\Rightarrow A2=T1=120(Nu)\Rightarrow T2=A1=A-A1=435-120=315(Nu)[/tex]
Vì môi trường cung cấp cho mạch 2 của gen 150 nuclêôtit tự do loại G:
[tex]\Rightarrow G1=X2=150(Nu)\Rightarrow X1=G2=X-G1=276-150=126(Nu)[/tex]
(Hiểu nôm na là cung cấp cho mạch 1 gen ban đầu tức là số nu đó tương ứng mạch 2 gen sau tái bản và cũng là mạch 2 của gen ban đầu)

Oài, gõ xỉu luôn á. Chúc bạn học tốt nha! Sắp tới Box Sinh có nhiều hoạt động, sự kiện cũng như là hoạt động học thuật hấp dẫn bạn nhớ tham gia nhá!
 
Last edited:
Top Bottom