Sử 12 Bài 4 - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,676
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, hôm nay là 5/9, chắc hẳn các bạn đã có một mùa khai giảng đáng nhớ đúng không nhỉ? Hôm nay, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, các bạn học sinh đã bước vào buổi khai giảng chưa từng có trong đời - một mùa khai giảng online. Hôm nay mình xin thay mặt box Sử giới thiệu tới mọi người bài ôn kiến thức thứ tư của chương trình lịch sử lớp 12. Các bạn cùng mình tham khảo nhé!

Bài tổng ôn hôm nay có 3 phần, bao gồm:
  • Kiến thức cơ bản SGK.
  • Một số câu hỏi ôn tập. (Dạng tự luận)
  • Đề ôn trắc nghiệm của bài học. (Riêng phần đề ôn trắc nghiệm mình sẽ cập nhật sau nhé!)
Và trước khi bước vào bài thứ hai, chúng ta cùng qua đây ôn lại chút kiến thức của bài thứ hai được không nhỉ?
=> Các bạn có thể xem tại: Bài 3 - Các nước Đông Bắc Á
Bài 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
I. Các nước Đông Nam Á:
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập:

+ Khu vực Đông Nam Á rộng 4,5 triệu km2, hiện nay gồm 11 nước với số dân 528 triệu người (năm 2000).
+ Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).
+ Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
+ Tháng 8 – 1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ:
- 17 – 8 – 1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
- Tháng 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa, đến 2 – 9 – 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Tháng 8 – 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12 – 10 nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhân dân Miễn Điện (nay là Mianma), Mã Lai (nay là Malaixia) và Philipin cũng giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật.
+ Ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược:
- Trải qua cuộc đấu tranh gian khổ, năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lươc của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã kết thúc thắng lợi.
- Thực dân Hà Lan phải công nhận Cộng hòa Liên bang Indonexia (1949) và ngày 15 – 8 – 1950 nước Cộng hòa Indonexia thống nhất ra đời.
- Trong bố cảnh chung đó, các đế quốc Âu – Mĩ lần lượt công nhận độc lập của Philipin (4 – 7 – 1946), Miến Điện (4 – 1 – 1948), Mã Lai (31 – 8 – 1957) và quyền tự trị của Xingapo (3 – 6 – 1959).
+ Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia phải tiến hành cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Riêng Bru – nây, tới tháng 1 – 1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập.
+ Đông Timo ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi In – đô – nê – xi – a (tháng 8 – 1999), ngày 20 – 5 – 2002 đã trở thành một quốc gia độc lập.

b. Lào (1945 – 1975):
+ Kháng chiến chống Pháp:
- Tháng 8 – 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
- Ngày 23 – 8 – 1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.
- Đến ngày 12 – 10 – 1945, nhân dân thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa thắng lợi, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập của Lào.
- Tháng 3 - 1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), Hiệp định Giơnevơ (20 – 7 – 1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
+ Kháng chiến chống Mĩ:
- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập ngày 22 – 3 – 1955) cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
- Nhân dân Lào đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, đến đầu những năm 70 giải phóng được 4/5 diện tích lãnh thổ.
- Tháng 2 – 1973, các phái ở Lào thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
- Hòa theo thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
- Ngày 2 – 12 – 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Nước Lào bước vào thời kỳ mới: xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội.

c. Campuchia (1945 – 1993):
+ Kháng chiến chống Pháp:
- Tháng 10 – 1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Ngày 9 – 11 – 1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanuc, Chính phủ Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia vào bất kì khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
+ Kháng chiến chống Mĩ:
- 18 – 3 – 1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. => Nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi.
- 17 – 4 – 1945, thủ đô Phnom Pênh được giải phóng, kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
+ Nội chiến chống Khơ – me đỏ:
- Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
- Ngày 23 – 10 – 1991, Hiệp định Hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
- Tháng 9 – 1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia, do Xihanuc làm quốc vương.
- Từ đó đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchai bước sang thời kì phát triển mới.

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á:
a. Nhóm 5 nước ASEAN:

Thời kì đầu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, với việc thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.
Chiến lược kinh tế hướng nộiChiến lược kinh tế hướng ngoại
Thời gianNhững năm 50 – 60 của thế kỉ XXNhững năm 60 – 70 của thế kỉ XX
Mục tiêuNhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.
Nội dungĐẩy mạnh phong trào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
Tiến hành mở cửa nền kinh tế.
Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài.
Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Thành tựuĐáp ứng được nhu cầu của nhân dân; góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành công nghiệp chế biến...Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp; mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,…
Hạn chếThiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ; tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn,…Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài; đầu tư bất hợp lý,…
[TBODY] [/TBODY]
b. Nhóm các nước Đông Dương:
+ Sau khi giành độc lập: về cơ bản các nước Đông Dương phát triển theo hướng kinh tế tập trung, và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.
+ Từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX, các bước này từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
+ Lào:
- Bước vào thời kì xây dựng đất nước, nhân dân Lào đạt được một số thành tựu bước đầu, nhưng về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Cuối 1986, nước Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế có sự khởi sắc, đời sống các bộ tộc được cải thiện.
+ Campuchia:
- Sau khi tình hình chính trị ổn định, Capuchia bước vào thời kì phục phục kinh tế và đạt được một số thành tựu đáng kể.
- Mặc dù sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995) nhưng Campuchia vẫn là một nước nông nghiệp.

c. Các nước ở Đông Nam Á:
+ Brunay:
- Nền kinh tế có nét khác biệt, hầu như toàn bộ thu nhập đều dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên. Lương thực, thực phẩm phải nhập đến 80%.
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, chính phủ thi hành chính sách đa dạng hóa nền kinh tế để tiết kiệm nguồn năng lượng dữ trự, gia tăng các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Mianma:
- Sau gần 30 năm thực hiện chính sách tự lực hướng nội, Mianma có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
- Từ cuối năm 1988, Chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, nền kinh tế có khởi sắc.
- Tuy nhiên bình quân thu nhập đầu người ở Mianma còn thấp.

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN:
a. Hoàn cảnh:

+ Sau khi giành được độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
+ Mặt khác để hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng tỏ rõ không tránh khỏi thất bại cuối cùng.
+ Đồng thời, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết lại với nhau.
=> 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Singapore. Đây là liên minh kinh tế, chính trị của khu vực Đông Nam Á.

b. Mục tiêu:
+ Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Nguyên tắc hoạt động: Được tuyên bố trong hiệp ước Bali tháng 2 năm 1976:
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
+ Giải quyết chiến tranh bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

d. Quá trình phát triển:
+ Từ 1967 - 1975, đây còn là 1 tổ chức non yếu, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
+ Từ 1975 trở đi ASEAN có sự phát triển mới, có vai trò to lớn trên trường quốc tế.
+ 1984 Brunay gia nhập ASEAN, là thành viên thứ 6.
+ Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi.
+ 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, Lào, Mianma tham gia vào 1997, Campuchia tham gia năm 1999. Như vậy, 10 nước ĐNA đều là thành viên của ASEAN. Trong tương lai Đông Ti mo cũng sẽ gia nhập ASEAN.
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á trở thành khu vực Mậu dịch tự do. Lập diễn đàn khu vực ARF, xây dựng 1 Đông Nam Á hòa bình, ổn định.

=> Các bạn có thể xem tiếp tài liệu tại đây:
=> Các câu hỏi ôn tập cho phần này sẽ được đăng vào 20h ngày 7/9/2021. Với các câu hỏi này sẽ có một trong hai dạng trình bày như sau:
+ Đăng câu hỏi + đáp án tham khảo
+ Đăng câu hỏi, sau đó các bạn sẽ thử sức với các câu hỏi đó và mình sẽ chỉnh sửa cũng như nêu nhận xét.
=> Đề thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật sớm nhất có thể ngay phía dưới topic này!
Các topic khác mình muốn giới thiệu đến mọi người:
Các bạn có thể tải tài liệu tại đây:
 

Attachments

  • Bài 4 .pdf
    617.2 KB · Đọc: 3

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,676
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu hỏi ôn tập bài 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
Câu số 1: (Câu hỏi trang 32, SGK Lịch sử 12)
Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975?
Thời gianSự kiện
23 – 8 – 1945 Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
12 – 10 – 1945Nhân dân thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa thắng lợi, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập của Lào
Tháng 3 - 1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.
20 – 7 – 1954Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
Năm 1954Mỹ xâm lược Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi.
Tháng 2 – 1973Các phái ở Lào thỏa thuận kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1975Quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
2 – 12 – 1975Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập
[TBODY] [/TBODY]
Câu số 2: (Câu hỏi trang 32, SGK Lịch sử 12)
Hãy cho biết nội dung chính của các giai đoạn lịch sử Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993.
+ Kháng chiến chống Pháp:
- Tháng 10 – 1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Ngày 9 – 11 – 1953, do hoạt động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanuc, Chính phủ Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.
- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia vào bất kì khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.
+ Kháng chiến chống Mĩ:
- 18 – 3 – 1970, Chính phủ Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. => Nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng bước giành thắng lợi.
- 17 – 4 – 1945, thủ đô Phnom Pênh được giải phóng, kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
+ Nội chiến chống Khơ – me đỏ:
- Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc.
- Ngày 23 – 10 – 1991, Hiệp định Hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
- Tháng 9 – 1993, Quốc hội mới họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia, do Xihanuc làm quốc vương.
- Từ đó đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchai bước sang thời kì phát triển mới.
Câu số 3: (Câu hỏi trang 32, SGK Lịch sử 12)
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của hiệp ước Bali (1976)
Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
+ Mặt khác để hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.
+ Đồng thời, những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết lại với nhau.
=> 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo. Đây là lien minh kinh tế, chính trị của khu vực Đông Nam Á.
Nội dung chính của Hiệp ước Bali:
+ Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
+ Giải quyết chiến tranh bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu số 4:
Cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1945 - 1950 đã diễn ra như thế nào?

=> Với câu hỏi này bạn có thể tham khảo phần 1 của mục II. Ấn Độ.
Câu số 5:
Lập niên biểu thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.
Thời gian tuyên bố độc lậpTên nước
17 – 8 – 1945In-đô-nê-xia
2 – 9 – 1945Việt Nam
12 – 10 – 1945Lào
4 – 7 – 1946Philippin
4 – 1 – 1948Miến Điện
31 – 8 – 1957Mã Lai
3 – 6 – 1959Xingapo
1 – 1984 Brunay
20 – 5 – 2002Đông Timo
[TBODY] [/TBODY]
Câu số 6:
Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đã đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.
=> Với câu hỏi này bạn có thể tham khảo phần 2 của mục II. Ấn Độ.
Câu số 7:
Hãy chứng minh: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX,''một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?''

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong khu vực Đông Nam Á vì:
  • Trước chiến tranh thế giới thứ 2 Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, trừ Thái Lan.
  • 8 - 8 - 1867, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập. Đây là liên minh chính trị, kinh tế của khu vực Đông Nam Á với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình và ổn định khu vực.
  • Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là một tổ chức non yếu, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
  • Từ năm 1975 về sau ASEAN có bước phát triển mới có vai trò quan trọng trên trường thế giới. Năm 1984 Brunei gia nhập tổ chức ASEAN thành viên của tổ chức này tăng lên 6.
  • Từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á khi thời gian này ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên: Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997, Campuchia năm 1999.
  • Như vậy hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thành viên của ASEAN. Trong tương lai Đông ti mo cũng gia nhập tổ chức này.
  • Trên cơ sở đó ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biển Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA - 1992), lập diễn đàn khu vực ARF (1994), xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Câu số 8:
Hãy nêu những biến đổi của Đông Nam Á. Cho biết biến đổi nào là quan trọng nhất, vì sao?

Những biến đổi của Đông Nam Á:
  • Từ thân phận là nước thuộc địa, nửa thuộc địa, và lệ thuộc các nước Đông Nam Á đã trở thành nước độc lập.
  • Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu lớn.
  • Hầu hết các nước Đông Nam Á đều tham gia vào tổn chức ASEAN. Đây là tổ chức liên minh kinh tế - chính trị của khu vực Đông Nam Á với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Biến đổi quan trọng nhất là biến đổi đầu tiên. Vì từ thân phận là nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc các nước Đông Nam Á đã trở thành những nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
Câu số 9:
Vì sao nói Việt Nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ, vừa là thách thức?

Việt Nam gia nhập ASEAN vừa là thời cơ, vừa là thách thức vì:
  • Thời cơ:
    • Có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất - kỹ thuật với các nước trong khu vực và thế giới.
    • Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường Đông Nam Á.
    • Thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội để Việt Nam giao lưu, học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và áp dụng vào sản xuất.
  • Thách thức:
    • Tiểu sử cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực, nhất là về kinh tế.
    • Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và hòa tan về chính trị, xã hội.
    • Gặp khó khăn do có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực, sự không đồng đều về ngôn ngữ...
Câu số 10:
Nhận xét sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau năm 1945?

  • Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa, đánh dấu thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại.
  • Quy mô, khí thế của phong trào đấu tranh vượt ra khỏi chủ trương bắt bạo động của đảng Quốc Đại.
  • Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ nói chung, đặc biệt là 1946 - 1947 là nguyên nhân trực tiếp cuộc chính quyền thực dân Anh phải trao trả quyền tự trị và rút khỏi Ấn Độ.
  • Cuộc đấu tranh phát triển từ thấp đến cao, từ việc đòi tự do phát phát triển kinh tế, văn hóa đến đòi tự trị rồi độc lập hoàn toàn.
  • Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đã ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,676
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu hỏi trắc nghiệm bài 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

Câu 1.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của
A. các đế quốc Âu-Mĩ.
B. đế quốc Mĩ.
C. thực dân Pháp.
D. phát xít Nhật.
Câu 2. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của
A. đế quốc Anh.
B. thực dân Pháp.
C. phát xít Nhật.
D. đế quốc Mĩ.
Câu 3. Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu.
C. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo.
Câu 4. Đường lối đối ngoại của Campuchia từ 1954 đến đầu năm 1970 là gì?
A. Hòa bình, trung lập.
B. Nhận viện trợ từ các nước .
C. Xâm lược các nước láng giềng.
D. Trung lập tích cực.
Câu 5. Hội nghị thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được tổ chức tại nước nào?
A. Thái Lan.
B. Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Phi-líp-pin.
Câu 6. Những yếu tố dưới đây yếu tố nào không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 7. Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là
A. Thái lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
B. Thái lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
D. Thái lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin
Câu 8. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN?
A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10.
B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9.
C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8.
D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
A. Bùng nổ mạnh mẽ.
B. Bị thực dân Anh đàn áp khốc liệt.
C. Thu hẹp phạm vi đấu tranh
D. Chỉ còn các cuộc bãi công của công nhân.
Câu 10. “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?
A. Theo vị trí địa lý.
B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ.
D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

=> Các bạn xem tiếp tài liệu tại đây:


=> Các bạn tải tài liệu tại:
 

Attachments

  • Đông Nam Á.pdf
    349.8 KB · Đọc: 8
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần
Top Bottom