Phần 2: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP
4.1 [imath]D[/imath]
Giải thích: Lực tác dụng lên vật là lực kéo, lực đẩy thì vận tốc vật sẽ tăng dần, ngược lại, nếu lực tác dụng lên vật là lực cản thì vận tốc vật sẽ giảm dần.
4.2
- Ví dụ lực làm tăng vận tốc vật: Thả rơi một viên đá xuống đất, trọng lực tác dụng lên viên đá sẽ làm tăng vận tốc viên đá.
- Ví dụ lực làm giảm vận tốc vật: Chiếc bè di chuyển ngược chiều dòng nước, lực cản của dòng nước tác dụng lên bè làm giảm vận tốc của bè.
4.3
Khi thả vật rơi, do
sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật
tăng
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do
lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị
giảm
4.4
Các lực tác dụng lên vật gồm:
+ Lực kéo [imath]\overrightarrow{F_{k}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
_ Độ lớn: [imath]F_k=50.5=250N[/imath]
+ Lực cản [imath]\overrightarrow{F_{c}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái
_ Độ lớn: [imath]F_c=50.3=150N[/imath] | |
Các lực tác dụng lên vật gồm:
+ Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
_ Độ lớn: [imath]P=100.2=200N[/imath]
+ Lực kéo [imath]\overrightarrow{F_{}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương hợp với phương ngang góc [imath]30^{\circ}[/imath], chiều từ dưới lên
_ Độ lớn: [imath]F_k=100.3=300N[/imath] | |
4.5
[imath]a/[/imath]
Trọng lực của vật là [imath]1500N[/imath], chọn tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]500N[/imath] | |
[imath]b/[/imath]
Lực kéo một sà lan là [imath]2000N[/imath] theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]500N[/imath] | |
4.6 [imath]B[/imath]
Giải thích: Lực dây cung tác dụng lên mũi tên có điểm đặt tại dây cung, phương ngang, chiều từ phải sang trái. Tỉ xích đề ra là [imath]0,5cm[/imath] ứng với [imath]50N[/imath] nên độ lớn lực [imath]F=100N[/imath] sẽ vẽ [imath]1cm[/imath].
4.7 [imath]D[/imath]
Giải thích:
Ở hình [imath]a)[/imath], lực tác dụng [imath]\overrightarrow{F}[/imath] ngược chiều với vận tốc [imath]v[/imath] (chiều chuyển động của xe) nên vận tốc xe giảm. | |
Ở hình [imath]b)[/imath], lực tác dụng [imath]\overrightarrow{F}[/imath] cùng chiều với vận tốc [imath]v[/imath] (chiều chuyển động của xe) nên vận tốc xe tăng. | |
4.8 [imath]D[/imath]
Giải thích:
Hình [imath]a/[/imath]:
- Sai độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_2}[/imath] (đề ra [imath]F_2=20N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]30N[/imath] )
- Sai chiều và độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] (chiều hướng xuống dưới nhưng hình vẽ lại hướng lên trên; độ lớn [imath]F_3=30N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]20N[/imath]) | |
Hình [imath]b/[/imath]:
Sai độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] ( độ lớn [imath]F_3=30N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]20N[/imath]) | |
Hình [imath]c/[/imath]:
Sai chiều của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] (chiều hướng xuống dưới nhưng hình vẽ lại hướng lên trên) | |
4.9
Các lực tác dụng lên đèn gồm:
- Lực căng [imath]\overrightarrow{T_1}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương nằm ngang, chiều phải sang trái
+ Độ lớn: [imath]T_1=3.50=150N[/imath]
- Lực căng [imath]\overrightarrow{T_2}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương hợp với phương của [imath]\overrightarrow{T_1}[/imath] [imath]135^{\circ}[/imath], chiều từ dưới lên
+ Độ lớn: [imath]T_2=4.50+\dfrac{50}{2}=225N[/imath]
- Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
+ Độ lớn: [imath]P=3.50=150N[/imath] | |
4.10
Độ lớn trọng lực: [imath]P=10m=10.50=500N[/imath]
Chọn tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]250N[/imath] | |
4.11 [imath]C[/imath]
Giải thích: Lực do búa tác dụng lên đinh có điểm đặt tại đinh, phương thẳng đứng, chiều từ dưới
4.12 [imath]D[/imath]
Giải thích: Hòn đó khi bị ném xiên chỉ chịu tác dụng của trọng lực [imath]P[/imath] có điểm đặt tại tâm hòn đá, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
4.13
------------
Xem thêm:
Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều |
Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính