Vật lí 8 Bài 4: Biểu diễn lực

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 4: BIỂU DIỄN LỰC
Phần 1: LÝ THUYẾT + BÀI TẬP SGK

I. Ôn lại khái niệm lực
Ở lớp [imath]6[/imath] chúng ta đã biết, lực có thể làm biến dạng, thay đổi chuyển động (nghĩa là thay đổi vận tốc) của vật.
C1
Hình [imath]4.1[/imath]
- Mô tả thí nghiệm:
Nam châm được gắn vào giá đỡ, hút thanh thép đặt trên xe đẩy làm cho xe chuyển nhanh dần về nam châm.
- Tác dụng của lực:
Làm thay đổi vận tốc của xe đẩy (chuyển động nhanh dần về phía nam châm).
1660663649300.png
Hình [imath]4.2[/imath]
- Mô tả hiện tượng:
Quả bóng bay tới đập vào vợt. Vợt tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và bị bật ngược trở lại, trong khi đó quả bóng cũng tác dụng lên vợt một lực và làm cho vợt biến dạng.
- Tác dụng của lực:
Làm biến dạng vật và thay đổi chuyển động quả bóng (bật ngược trở lại).
1660663696136.png

II. Biểu diễn lực
[imath]1/[/imath] Lực là một đại lượng vecto

Từ lớp [imath]6[/imath] ta đã biết, một lực không những có độ lớn mà còn có phương và chiều. Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vecto.
[imath]2/[/imath] Cách biểu diễn và kí hiệu vecto lực
[imath]a/[/imath] Để biểu diễn vecto lực người ta dùng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt của lực)
- Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước
[imath]b/[/imath] Vecto lực được kí hiệu bằng chữ [imath]F[/imath] có mũi tên ở trên: [imath]\overrightarrow{F}[/imath]. Cường độ cửa lực được kí hiệu bằng chữ [imath]F[/imath] không có mũi ở trên: [imath]F[/imath]
Ví dụ:
Một lực [imath]15N[/imath] tác dụng lên xe lăn [imath]B[/imath]. Các yếu tố của lực được biểu diễn và kí hiệu như sau:
- Điểm đặt [imath]A[/imath]
- Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
- Cường độ [imath]F=15N[/imath]
1660663723602.png

III. Vận dụng
C2
Biểu diễn những lực sau đây
- Trọng lực của một vật có khối lượng [imath]5kg[/imath] (tỉ xích [imath]0,5cm[/imath] ứng với [imath]10N[/imath])
Trọng lực của vật là: [imath]P=10m=10.5=50N[/imath]
1660663752379.png
- Lực kéo [imath]15000N[/imath] theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích [imath]1 cm[/imath] ứng với [imath]5000N[/imath] 1660663821786.png

C3
[imath]a/[/imath] Lực [imath]\overrightarrow{F_1}[/imath] có:
- Điểm đặt: [imath]A[/imath]
- Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên
- Cường độ: [imath]F_1=2.10=20N[/imath]
1660663861775.png
[imath]b/[/imath] Lực [imath]\overrightarrow{F_2}[/imath] có:
- Điểm đặt: [imath]B[/imath]
- Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
- Cường độ: [imath]F_2=3.10=30N[/imath]
1660663887241.png
[imath]c/[/imath] Lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] có:
- Điểm đặt: [imath]C[/imath]
- Phương hợp với phương ngang một góc [imath]30^{o}[/imath], chiều từ dưới lên trái sang
- Cường độ: [imath]F_3=3.10=0N[/imath]
1660663924303.png


Tổng kết:
Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước
 

Attachments

  • 1660663791875.png
    1660663791875.png
    23.6 KB · Đọc: 1
Last edited:
  • Love
Reactions: Triêu Dươngg

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️

Phần 2: BÀI TẬP SÁCH BÀI TẬP
4.1 [imath]D[/imath]
Giải thích: Lực tác dụng lên vật là lực kéo, lực đẩy thì vận tốc vật sẽ tăng dần, ngược lại, nếu lực tác dụng lên vật là lực cản thì vận tốc vật sẽ giảm dần.

4.2
- Ví dụ lực làm tăng vận tốc vật: Thả rơi một viên đá xuống đất, trọng lực tác dụng lên viên đá sẽ làm tăng vận tốc viên đá.
- Ví dụ lực làm giảm vận tốc vật: Chiếc bè di chuyển ngược chiều dòng nước, lực cản của dòng nước tác dụng lên bè làm giảm vận tốc của bè.

4.3
Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm

4.4
Các lực tác dụng lên vật gồm:
+ Lực kéo [imath]\overrightarrow{F_{k}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
_ Độ lớn: [imath]F_k=50.5=250N[/imath]

+ Lực cản [imath]\overrightarrow{F_{c}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái
_ Độ lớn: [imath]F_c=50.3=150N[/imath]
1660920175558.png
Các lực tác dụng lên vật gồm:
+ Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
_ Độ lớn: [imath]P=100.2=200N[/imath]

+ Lực kéo [imath]\overrightarrow{F_{}}[/imath] có:
_ Điểm đặt: tâm của vật
_ Phương hợp với phương ngang góc [imath]30^{\circ}[/imath], chiều từ dưới lên
_ Độ lớn: [imath]F_k=100.3=300N[/imath]
1660920186893.png

4.5
[imath]a/[/imath]
Trọng lực của vật là [imath]1500N[/imath], chọn tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]500N[/imath]
1660920217006.png
[imath]b/[/imath]
Lực kéo một sà lan là [imath]2000N[/imath] theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]500N[/imath]
1660920223139.png

4.6 [imath]B[/imath]
Giải thích: Lực dây cung tác dụng lên mũi tên có điểm đặt tại dây cung, phương ngang, chiều từ phải sang trái. Tỉ xích đề ra là [imath]0,5cm[/imath] ứng với [imath]50N[/imath] nên độ lớn lực [imath]F=100N[/imath] sẽ vẽ [imath]1cm[/imath].

4.7 [imath]D[/imath]
Giải thích:
Ở hình [imath]a)[/imath], lực tác dụng [imath]\overrightarrow{F}[/imath] ngược chiều với vận tốc [imath]v[/imath] (chiều chuyển động của xe) nên vận tốc xe giảm.1660920247710.png
Ở hình [imath]b)[/imath], lực tác dụng [imath]\overrightarrow{F}[/imath] cùng chiều với vận tốc [imath]v[/imath] (chiều chuyển động của xe) nên vận tốc xe tăng.1660920252882.png

4.8 [imath]D[/imath]
Giải thích:
Hình [imath]a/[/imath]:
- Sai độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_2}[/imath] (đề ra [imath]F_2=20N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]30N[/imath] )
- Sai chiều và độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] (chiều hướng xuống dưới nhưng hình vẽ lại hướng lên trên; độ lớn [imath]F_3=30N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]20N[/imath])
1660920318299.png
Hình [imath]b/[/imath]:
Sai độ lớn của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] ( độ lớn [imath]F_3=30N[/imath] nhưng hình vẽ là [imath]20N[/imath])
1660920322754.png
Hình [imath]c/[/imath]:
Sai chiều của lực [imath]\overrightarrow{F_3}[/imath] (chiều hướng xuống dưới nhưng hình vẽ lại hướng lên trên)
1660920327769.png

4.9
Các lực tác dụng lên đèn gồm:
- Lực căng [imath]\overrightarrow{T_1}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương nằm ngang, chiều phải sang trái
+ Độ lớn: [imath]T_1=3.50=150N[/imath]

- Lực căng [imath]\overrightarrow{T_2}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương hợp với phương của [imath]\overrightarrow{T_1}[/imath] [imath]135^{\circ}[/imath], chiều từ dưới lên
+ Độ lớn: [imath]T_2=4.50+\dfrac{50}{2}=225N[/imath]

- Trọng lực [imath]\overrightarrow{P}[/imath] có:
+ Điểm đặt: [imath]O[/imath]
+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống
+ Độ lớn: [imath]P=3.50=150N[/imath]
1660920349251.png

4.10
Độ lớn trọng lực: [imath]P=10m=10.50=500N[/imath]
Chọn tỉ xích [imath]1cm[/imath] ứng với [imath]250N[/imath]
1660920368860.png

4.11 [imath]C[/imath]
Giải thích: Lực do búa tác dụng lên đinh có điểm đặt tại đinh, phương thẳng đứng, chiều từ dưới

4.12 [imath]D[/imath]
Giải thích: Hòn đó khi bị ném xiên chỉ chịu tác dụng của trọng lực [imath]P[/imath] có điểm đặt tại tâm hòn đá, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống

4.13
1660920423929.png


------------
Xem thêm: Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều | Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
 
Last edited:
Top Bottom