

Bài 2: VẬN TỐC
Phần 1: LÝ THUYẾT - BÀI TẬP VẬN DỤNG SGK
I. Vận tốc là gì?Phần 1: LÝ THUYẾT - BÀI TẬP VẬN DỤNG SGK
C1
- Để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ta dựa vào thời gian chạy hết quãng đường 60m, thời gian chạy càng ít chứng tỏ người đó chạy càng nhanh và ngược lại.
- Kết quả xếp hạng từng học sinh ở cột 4:
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy được s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | 3 | |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | 2 | |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | 5 | |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | 1 | |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | 4 |
C2 Kết quả quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây ở cột 5:
Cột | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
STT | Họ và tên học sinh | Quãng đường chạy được s(m) | Thời gian chạy t(s) | Xếp hạng | Quãng đường chạy trong 1 giây |
1 | Nguyễn An | 60 | 10 | 3 | 6 |
2 | Trần Bình | 60 | 9,5 | 2 | 6,3 |
3 | Lê Văn Cao | 60 | 11 | 5 | 5,5 |
4 | Đào Việt Hùng | 60 | 9 | 1 | 6,7 |
5 | Phạm Việt | 60 | 10,5 | 4 | 5,7 |
C3
Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
II. Công thức tính vận tốc
Vận tốc được tính bằng công thức: [imath]v=\dfrac{s}{t}[/imath]
Trong đó:
+, [imath]v[/imath] là vận tốc
+, [imath]s[/imath] là quãng đường đi được
+, [imath]t[/imath] là thời gian để đi hết quãng đường đó
III. Đơn vị vận tốc
Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
C4
Đơn vị độ dài | m | m | km | km | cm |
Đơn vị thời gian | s | phút | h | s | s |
Đơn vị vận tốc | m/s | m/phút | km/h | km/s | cm/s |
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)

Tốc kế xe máy (Nguồn ảnh: Internet)
C5
[imath]a/[/imath] Vận tốc của một ô tô là [imath]36 km/h[/imath]; của một người đi xe đạp là [imath]10,8 km/h[/imath] ; của một tàu hỏa là [imath]10 m/s[/imath] cho biết:
+, Trong một giờ, ô tô đi được quãng đường [imath]36 km[/imath] , xe đạp đi được quãng đường [imath]10,8 km[/imath]
+, Trong một giây, tàu hỏa đi được quãng đường [imath]10 m[/imath]
[imath]b/[/imath] Để biết trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất, ta tính vận tốc của từng chuyển động (đưa về cùng đơn vị đo) rồi so sánh:
+, Vận tốc của ô tô: [imath]v_1= 36 km/h = 36.0,28=10,08 m/s[/imath] (vì [imath]1 km/h \approx 0,28 m/s[/imath])
+, Vận tốc của người đi xe đạp: [imath]v_2= 10,8 km/h = 10,8.0,28=3,024 m/s[/imath]
+, Vận tốc của tàu hỏa: [imath]v_3 = 10 m/s[/imath]
Vậy [imath]v_1>v_3>v_2(10,08>10>3,024)[/imath]
Suy ra chuyển động của xe ô tô là nhanh nhất, chuyển động của người đi xe đạp là chậm nhất
C6
- Vận tốc tàu theo đơn vị [imath]km/h:[/imath]
[imath]v_1=\dfrac{s}{t}=\dfrac{81}{1,5}=54 km/h[/imath]
- Vận tốc tàu theo đơn vị [imath]m/s:[/imath] [imath]v_2=0,28.v_1=0,28.54=15,12m/s[/imath] (vì [imath]1 km/h \approx 0,28 m/s[/imath])
- So sánh số đo vận tốc của tàu tính theo 2 đơn vị: Số đo vận tốc của tàu khi tính theo đơn vị [imath]km/h[/imath] (54) lớn hơn số đo vận tốc của tàu khi tính theo đơn vị [imath]m/s[/imath] (15,12)
C7
Đổi: [imath]40 phút = \dfrac{40}{60}h=\dfrac{2}{3}h[/imath]
Quãng đường người đó đi được: [imath]s=v.t=12.\dfrac{2}{3}=8km[/imath]
C8
Đổi: [imath]30 phút = \dfrac{30}{60}h=\dfrac{1}{2}h[/imath]
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của người đó là: [imath]s=v.t=4.\frac{1}{2}=2km[/imath]
Tổng kết - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính vận tốc: [imath]v=\dfrac{s}{t}[/imath] Trong đó: +, [imath]v[/imath] là vận tốc +, [imath]s[/imath] là quãng đường đi được +, [imath]t[/imath] là thời gian để đi hết quãng đường đó - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h |