Vật lí 8 Bài 1: Chuyển động cơ học

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hey, xin chào :rongcon12
Chào mừng các bạn đến với series hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK), hướng dẫn các bài tập vận dụng trong SGK và sách bài tập (SBT) Vật lí 8 nhằm hỗ trợ các bạn học sinh trong quá trình học tập tốt nhất.
Các bạn sẵn sàng chưa? Chúng ta cùng đến với bài đầu tiên nhé.:Tonton7

Chương I: Cơ học - Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Phần 1: Lý thuyết - Bài tập vận dụng SGK

I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Trong Vật lí học, để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc):
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động)
- Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc. Thông thường người ta chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất như nhà cửa, cây cối, cột cây số....làm vật mốc.
C1 Để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông , một đám mây trên trời... đang chuyển động hay đứng yên, ta chọn một vật làm vật mốc (có thể là ngôi nhà, bờ sông, cột điện,...) và quan sát, kiểm tra vị trí của xe ô tô, chiếc thuyền, đám mây có thay đổi so với vật mốc theo thời gian không. Nếu vị trí của chúng thay đổi so với vật mốc ta chọn theo thời gian thì chúng chuyển động, ngược lại, vị trí của xe ô tô, chiếc thuyền, đám mây không đổi so với vật mốc thì chúng đứng yên.
C2 Ví dụ về chuyển động cơ học: Xe máy chuyển động so với biển báo bên đường (vật mốc là biển báo bên đường); đoàn tàu chuyển động so với sân ga (vật mốc là sân ga);......
C3
- Vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó so với vật mốc không thay đổi theo thời gian
- Ví dụ: xe buýt đứng yên so với hành khách trên xe (vật mốc là hành khách trên xe); quyển sách đứng yên so với cái bàn (vật mốc là cái bàn);......

II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C4 So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi theo thời gian.
C5 So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu không thay đổi theo thời gian.
C6 Nhận xét: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
C7
- Ví dụ minh họa cho nhận xét trên:
+, Một người ngồi bên đường, người đó chuyển động so với xe chạy trên đường nhưng lại đứng yên so với cột đèn bên đường.
+, Máy bay chuyển động so với sân bay nhưng đứng yên so với hành khách trên máy bay.
+, Hai chiếc xe chạy cùng chiều, cùng vận tốc thì chúng đứng yên so với nhau, nhưng so với các biển báo bên đường thì chúng đang chuyển động.
- Từ những ví dụ trên, ta thấy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối
C8 Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên? Như đã nói ở trên, Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Nên ở đây, nếu chọn vật mốc là Trái Đất hay mặt đất thì đúng là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên. Nhưng nếu chọn Mặt Trời là vật mốc thì Mặt Trời sẽ đứng yên còn Trái Đất chuyển động.

III. Một số chuyển động thường gặp
- Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong (chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt).
C9 Ví dụ chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống:
+, Chuyển động thẳng: Chuyển động của xe cộ trên đường thẳng; quả bóng rơi thẳng đứng xuống sàn;....
+, Chuyển động cong: Chuyển động của quả bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá,...khi được chuyền đi; chuyển động của xe khi ôm cua;....
+, Chuyển động tròn: Chuyển động của kim đồng hồ; chuyển động của bánh xe; chuyển động của cánh quạt;....

IV. Vận dụng
C10
Trong hình 1.4:
- Cột điện chuyển động so với xe tải, người lái xe, đứng yên so với người bên đường
- Xe tải chuyển động so với cột điện, người bên đường nhưng đứng yên so với người lái xe
- Người lái xe chuyển động so với cột điện, người bên đường nhưng đứng yên so với xe tải
- Người bên đường chuyển động so với xe tải, người lái xe và đứng yên so với cột điện
C11 Nói "Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc" không phải lúc nào cũng đúng.
Ví dụ bánh xe chuyển động tròn, 1 điểm trên bánh xe luôn có khoảng cách không đổi so với tâm bánh xe (bằng bán kính) nhưng vị trí của điểm đó so với tâm sẽ luôn thay đổi theo thời gian và do đó nó chuyển động so với tâm bánh xe.

Tổng kết
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động)
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc . Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất để làm mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong
 

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Cùng tiếp tục nào các bạn nhé!!! :rongcon1
Phần 2: Bài tập sách bài tập
1.1 [imath]C[/imath]
Giải thích: Ô tô có vị trí không đổi so với người lái xe nên ô tô đứng yên so với người lái xe.

1.2 [imath]A[/imath]
Giải thích: Người lái đò ngồi trên thuyền thả trôi theo dòng nước (vận tốc của nước cũng chính là vận tốc của thuyền và người lái đò) nên vị trí của người lái đò không đổi so với dòng nước. Do đó người lái đó đứng yên so với dòng nước.

1.3
[imath]a/[/imath] Ô tô đang chuyển động:
Vật làm mốc: biển báo bên đường, cột đèn, cây cối, ngôi nhà,....
[imath]b/[/imath] Ô tô đang đứng yên:
Vật làm mốc: hành khách, người lái xe
[imath]c/[/imath] Hành khách đang chuyển động:
Vật làm mốc: cây côi bên đường, nhà cửa, mặt đường,...
[imath]d/[/imath] Hành khách đang đứng yên:
Vật làm mốc: người lái xe, xe ô tô

1.4
- Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt Trời làm mốc.
- Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất làm mốc.

1.5
[imath]a/[/imath] So với người soát vé, cây cối ven đường và tàu đang chuyển động.
[imath]b/[/imath] So với đường tàu, cây cối ven đường đứng yên còn tàu chuyển động.
[imath]c/[/imath] So với người lái tàu, cây cối ven đường chuyển động, tàu đứng yên.

1.6
[imath]a/[/imath] Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất
- Dạng quỹ đạo: đường tròn
- Tên chuyển động: Chuyển động tròn
[imath]b/[/imath] Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi
- Dạng quỹ đạo: đoạn thẳng
- Tên chuyển động: Chuyển động thẳng
[imath]c/[/imath] Chuyển động của đầu kim đồng hồ
- Dạng quỹ đạo: đường tròn
- Tên chuyển động: Chuyển động tròn
[imath]d/[/imath] Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương ngang
- Dạng quỹ đạo: đường cong
- Tên chuyển động: Chuyển động cong

1.7 [imath]B[/imath]
Giải thích: Đầu tàu có vị trí không đổi so với toa tàu nên đầu tàu đứng yên so với toa tàu

1.8 [imath]D[/imath]
Giải thích: Có thể chọn bất kì vật nào làm mốc

1.9 [imath]D[/imath]
Giải thích: Người đứng trên bờ sẽ thấy vật rơi theo đường cong

1.10 [imath]D[/imath]
Giải thích: So với hành khách đang ngồi trên máy bay, sân bay có vị trí thay đổi theo thời gian nên sân bay chuyển động so với hành khách trên máy bay.

1.11 Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị "trôi" ngược lại vì khi đó ta đang lấy vật mốc là dòng nước lũ nên có cảm giác cây cầu chuyển động so với dòng nước lũ, hay ta thấy cầu như bị "trôi" ngược lại.

1.12 Nam đúng, Minh sai. Vì tuy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nhưng vị trí của em bé so với tâm đu quay lại luôn thay đổi nên em bé chuyển động so với tâm đu quay.

1.13 Cả 2 bạn đều đúng, vì mỗi người chọn một vật mốc khác nhau từ đó nhận xét sự đứng yên hay chuyển động của con tàu khác nhau. Cụ thể:
- Long chọn vật mốc một tàu khác, so với con tàu đó, tàu của 2 bạn đang chạy
- Vân chọn vật mốc là bến tàu, so với bến tàu, tàu của 2 bạn đứng yên.

1.14 Cơ sở khoa học cách xử lí thông minh của người lái tàu Boóc-xép: Khi Boóc-xép hãm tàu mình lại rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc, lúc này, so với các toa tàu đang tụt dốc, tàu của Boóc-xép đứng yên vì 2 tàu đang chạy cùng tốc độ. Nhờ đó, anh đã đón cả dãy toa kia áp sáp vào tàu của mình một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì.

1.15 [imath]C[/imath]
Giải thích: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, nhanh như nhau trên một đường thẳng nên xe này đứng yên so với xe kia

1.16 [imath]D[/imath]
Giải thích: Một vật đứng yên khi vị trí của nó so với vật mốc không đổi

1.17 Cách làm vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay vì khi chọn gió làm mốc, thổi gió vào mô hình thì mô hình máy bay chuyển động so với luồng gió.

------
Xem thêm: Bài 2: Vận tốc
 
Last edited:
Top Bottom