Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI 11 - TỔNG KẾ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ
1945 ĐẾN NĂM 2000
1945 ĐẾN NĂM 2000
I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945:
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật mà thế giới bị chia thành hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng của hai cực - hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỉ XX.
2. Với thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới. Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở Đông Âu và liên bang Xô Viết.
3. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc giấy lên mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài từ nhiều thế kỷ đã sụp đổ hoàn toàn, làm xuất hiện hơn 100 quốc gia độc lập. Các nước Á, Phi, Mĩ La tinh ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, nhiều nước đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội như Trung Quốc, Ấn Độ, Asean...
4. Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống chủ nghĩa đế quốc và có những chuyển biến quan trọng:
+ Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế, có giới mưu đồ làm bá chủ thế giới nhưng chịu những thất bại nặng nề, nhất là trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
+ Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
+ Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời và phát triển trong hơn 40 năm của Cộng đồng kinh tế Châu Âu, nay là liên minh châu Âu. Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
5. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX:
+ Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe và đỉnh cao là là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập niên.
+ Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn cùng tồn tại hòa bình vừa đấu tranh vừa hợp tác. Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
6. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.
=> Các bạn xem tiếp tài liệu tại: