[Ankan]-Mẹo vặt làm toán

C

ctsp_a1k40sp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một số thủ thuật tính toán về ankan
[TEX](*)[/TEX]Phản ứng cháy

[TEX]C_{n}H_{2n+2}+\frac{3n+1}{2}O_2->nCO_2+(n+1)H_2O[/TEX]
[TEX]-----------a--------------------------------an-------a(n+1)-----[/TEX]
ta có [TEX]n_{H_2O}-n_{CO_2}=a(n+1)-an=a=n_{ankan}[/TEX]
Rút ra hiệu số mol nước và số mol cácbonđioxít chính bằng số mol ankan đã đốt
Nhận xét này đúng cho 1 ankan;1 hỗn hợp ankan;1 hỗn hợp ankan và anken,xicloankan( do ở anken và xicloankan thì số mol nước bằng số mol khí nên hiệu ko ảnh hướng )
----------------------------------------------------------------------------------
[TEX](*)[/TEX]Sự bảo toàn
có khá nhiều dạng bảo toàn như bảo toàn khối lượng,bảo toàn số mol,bảo toàn chất...
sau đây là 1 ví dụ đơn giản áp dụng bảo toàn:
cho 1 ankan [TEX]C_{n}H_{2n+2}[/TEX] cho 1 phần craking ra[TEX] C_pH_{2p+2}[/TEX] và [TEX]C_{m}H_{2m}[/TEX],phần còn lại đề hidro hóa ra [TEX]C_{n}H_{2n},H_2[/TEX]
ta gọi hỗn hợp ankan ban đầu là A,hỗn hợp sản phẩm là B( B có thể chứa cả ankan dư, [TEX]C_pH_{2p+2},C_{m}H_{2m},C_{n}H_{2n},H_2..)[/TEX]
Giả sử ta cần tính thể tích oxi cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B khi đã biết số mol của A ban đầu .Nếu tính bằng pp thông thường thì khá lâu.
Nhận xét rằng số mol C,H trong A bằng số mol C,H trong B nên để tính thể tích oxi cần để đốt B ta chỉ cần tính thể tích oxi cần để đốt A.Vấn đề trở nên đơn giản khi sử dụng bảo toàn nguyên tố cacbon và hidro.
----------------------------------------------------------------------------------
[TEX](*)[/TEX]Dãy đồng đẳng
ở đây ta chỉ xét hai ankan đồng đẳng kế tiếp
Gọi [TEX]C_xH_{2x+2}[/TEX] là ankan trung bình của hai ankan đó
ta có công thức sau:
[TEX]x=\frac{\sum n_{CO_2}}{\sum n_{hhbd}}[/TEX]
(phân số là tổng số mol hỗn hợp ankan ban đầu)
Đây là công thức rất hay áp dụng cho tất cả hỗn hợp hidrocacbon chứ ko phải chỉ ankan
----------------------------------------------------------------------------------
Ví dụ ta đã tính được[TEX] x=2.4[/TEX]
->hai ankan là
[TEX]C_2H_6 ---- %V=(3-2.4).100=60%[/TEX]
[TEX]C_3H_8 -----%V=(2.4-2).100=40%[/TEX]
---------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Đây chỉ là vài thủ thuật giải toán mình thu lượm được,mặc dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại rất hữu dụng trong các bài tập phổ thôngMong các bạn đóng góp ý kiến của mình.
Còn về phần bài tập mình sẽ post thêm sau
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------
P/s: cái này là mình viết hồi năm lớp 11 :D
 
C

ctsp_a1k40sp

Bài tập ứng dụng
----------------------------------------------------------------------------------
Bài 1 :Đốt [TEX] 0.125 [/TEX]mol hỗn hợp 2 ankan [TEX] -> 9.45 g H_2O [/TEX]a)cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thu được khối lượng kết tủa là bao nhiêu
b)[TEX]%[/TEX] về thể tích của 2 ankan ? biết chúng là 2 đồng đẳng kế tiếp
----------------------------------------------------------------------------------
Bài 2:Đốt [TEX]0.1[/TEX] mol một ankan và 1 anken .Cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng [TEX]P_2O_5[/TEX] dư ,qua bình 2 đưng [TEX]KOH[/TEX] dư .Thấy khối lượng bình 1 và bình 2 tăng lên lần lượt là [TEX]4.14g & 6.16g[/TEX].Xác định công thức 2 hidrocacbon trên và tính [TEX]%[/TEX] về thể tích
----------------------------------------------------------------------------------
Bài 3:Cho [TEX]2.24l [/TEX]hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A,B,C qua dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình tăng lên[TEX] 3.28g [/TEX]và ko có khí thoát ra.Mặt khác cũng đốt [TEX]2.24l [/TEX]hỗn hợp X thì thoát ra [TEX]0.24 mol CO_2[/TEX] và [TEX]m gam H_2O[/TEX].Tính [TEX]m[/TEX]
----------------------------------------------------------------------------------
Bài 4:Cho [TEX]8.8g C_3H_8[/TEX] cracking và đề hidro hóa ta được hỗn hợp Y gồm[TEX] C_3H_6,H_2,CH_4,C_2H_4,C_3H_8[/TEX] dư.Biết có [TEX]90% C_3H_8[/TEX] bị nhiệt phân
a)Tính [TEX]M_{Y}[/TEX]b)Tính thể tích không khí cần dùng để đốt hết hỗn hợp [TEX]Y[/TEX].
-----------------------------------------------------------------------------------------
The End
 
Last edited by a moderator:
C

connguoivietnam

Bài 1
ta có n(2AnKan)=n(H2O)-n(CO2)
n(H2O)=0,525(mol)
vậy n(CO2)=n(H2O)-n(2AnKan)=0,525-0,125=0,4(mol)
CO2 + Ca(OH)2----------->CaCO3 + H2O
0,4----------------------------------0,4
m(CaCO3)=40(g)
gọi công thức trung bình của 2 AnKan là CnH2n+2 (với n trung bình)
CnH2n+2 + O2------------>nCO2 + (n+1)H2O
0,125-----------------------------0,125n
ta có 0,125.n=0,4
n=3,2
vậy một AnKan phải có số C lớn hơn 3,2 và một AnKan phải có số C nhỏ hơn 3,2
2 AnKan là C3H8 và C4H10
C3 0,8
3,2
C4 0,2
vậy %C3H8=80% và %C4H10=20%

Bài 2
gọi công thức của AnKan là CnH2n+2 và công thức của AnKen là CmH2m
CnH2n+2 + O2----------->nCO2 + (n+1)H2O
a-----------------------------------an----------------a(n+1)
CmH2m + O2----------->mCO2 +mH2O
b--------------------------------------mb-----------bm
a+b=0,1
bình 1 tăng là khối lượng nước và bình 2 tăng là khối lượng CO2
n(H2O)=0,23(mol)
n(CO2)=0,14(mol)
ta có an+bm=0,14
a(n+1)+bm=0,23
an+bm+a=0,23
a=0,09(mol)
b=0,01(mol)
ta có 0,09n+0,01m=0,14
9n+m=14
Xét với m=2,3,4,5
với m=5 thì n=1
vậy AnKan là CH4 và AnKen là C5H10
%CH4=90% và %C5H10=10%
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

cho mình hỏi bạn ở đâu vậy, cậu có phải là cao thủ hoá không, mình còn rất nhiều vấn đề khúc mắc về hoá mong được giải đáp .thực ra cái thủ thuật của cậu mình cũng được đọc qua nhiều sách , và thầy mình " PHẠM HỒNG HẢI" là giáo viên dậy lò của mình cũng được hướng dẫn.Năm nay minh thi ĐH ,mình mong bạn pot thêm nhiều phần lí thuyết và các dạng bài để chúng mình được làm .Thân
[TEX]1>n CO_2=O,4=>m CaCO_3=40, \frac{n+1}{n}=21/16=>3<3,2<4[/TEX]
công thức 2 ankan C3H8, C4H10
[TEX]2>n ankan=0,23-0,14=0,09=>n anken=0,01[/TEX]
công thức của ankan, anken lần lượt =CnH2n+2, CmH2m, ta có hệ 0,09n+0,01m=0,14; cho n chạy tìm m =>n=1,m=5=>ct là CH4 C5H10

4> do hh sản phẩm không có ankin=>n(hhsp)=n(ankan ban đầu)+n(ankan p/ư)=0,2+0,18=0,38, sử dụng BTKL hhtr=hhs=>M(hhs)=8,8/0,38=23,3
b> đốt hh sau cũng như đốt ankan trước C3H8+5O2=>O2 =0,2*5=1=>Vkk

3> sử dụng BTKL là OK . Khối lượng bình tăng chính là khôi lượng của hidrocacbon =>mH=3,28-0,24*12=0,4=>nH=0,4=>nH20=0,2=>mH20=0,2*18=3,6G

CẬU ơi cho mình hỏi nhe . bạn có cách làm nhanh đối với các dạng toán Crắchkinh không vậy . bài toán tổng quoát thế này : hh đầu là các ankan, thực hiện p/ứ cắckinh? tính số mol hh sp trong các TH sau 1>hhsp gồm ankan, anken , H2 không có ankin 2>crắckinh hoàn toàn thành anken.
bạn nào xem có cách giải hay và nhanh chỉ giùm VÂN nhé . CHÚC VUI. THÂN!
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

bạn gà quá ta , bạn tính % số mol chính là % thể tích . chắc % số mol cậu làm được . nhưng không ai trả lời câu hỏi của tui à
 
L

lamtrongnhan

xin lỗi! cho mình hỏi chút xíu!? mấy cái công thức mà bạn nêu ở đầu có thể áp dụng để giải bài tập tự luận mà không cần chứng minh được không?
 
G

gororo

xin lỗi! cho mình hỏi chút xíu!? mấy cái công thức mà bạn nêu ở đầu có thể áp dụng để giải bài tập tự luận mà không cần chứng minh được không?
Những CT đó có thể áp dụng đc luôn vào những bài tập tự luận.
Phương pháp thứ 3 là pp đường chéo về số nguyên tử C trung bình
VD:4,48 lit hh olefin là đông đẳng kế tiếp đi qua bình đựng dd Br2 thấy m bình tăng 7g. Xác định các khí và tính %V từng khí trong hh.
Giải:
Gọi chung 2 olefin là CnH2n
nCnH2n=4,48/22,4=0,2 mol
=>MCnH2n=7/0,2=35
<=>14n=35 =>n=2,5
=>hh gồm C2H4 và C3H6
C2H4: 2......................0,5
......................2,5
C3H6: 3......................0,5
=>nC2H4/nC3H6=1/1
=>%VC2H4=%VC3H6=50%
 
Top Bottom