Sử 12 Ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Mĩ qua các thời kì đến Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
mình chỉ nói khái quát về ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của Mĩ đến Việt Nam ?
- Làm thay đổi cấu hình kinh tế. Rất có thể nhờ ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Mĩ, Việt Nam bước đầu thay đổi sang kinh tế thị trường, phát triển mạnh về lĩnh vực công - thương nghiệp như nước Mĩ. Với vị thế Việt Nam là một đối tác chiến lược lâu dài, Mĩ chủ trương thực hiện việc đầu tư nhiều vào các hạng mục công trình trọng điểm của Việt Nam (đầu tư theo vốn ODA) để giúp Việt Nam có vị trí tốt trên trường quốc tế. Thời kỳ miền Nam thuộc chính quyền Sài Gòn, với chính sách đối ngoại khá tích cực mà đầu tiên là các gói viện trợ kinh tế đã giúp kinh tế Sài Gòn phát triển được một thời gian dài
- Làm thay đổi cả chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vị thế là một cường quốc của thế giới, Mĩ luôn tìm cách thay đổi chính sách đối ngoại sao cho có lợi nhất với mình, thay đổi được tình hình thế giới. Trong chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), chính sách đối ngoại của Mĩ mang tính chất "chống cộng sản" tuyệt đối, thậm chí là liên minh với Trung Quốc (1972, Thông cáo Thượng Hải) và "đi đêm" với Liên Xô để ngăn cản viện trợ của hai cường quốc XHCN này giúp cho cách mạng Việt Nam. Sau Đại thắng 1975, Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam và xúi giục một số nước đồng minh như Thái Lan ủng hộ bọn Polpot gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1978 - 1979), làm chính sách đối ngoại của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hầu như bị "đóng băng" quan hệ suốt từ 1975 - 1986. sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước năm 1986, Mĩ bắt đầu mở cửa chính sách đối ngoại theo hướng "xoay trục về châu Á" vào thập niên 90 với viêc dỡ "lệnh cấm vận" Việt Nam qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton năm 1995. Hiện nay, Mĩ là bạn thân của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao trên tinh thần hợp tác hòa bình cùng phát triển; Mĩ cũng có nhiều động thái tích cực trong việc cùng Việt Nam và các nước Đông Nam Á giữ vững nền hòa bình trên Biển Đông
 

Phammylinhlinh

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
73
35
26
23
Quảng Ninh
Trường THPT Cô Tô
mình chỉ nói khái quát về ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của Mĩ đến Việt Nam ?
- Làm thay đổi cấu hình kinh tế. Rất có thể nhờ ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Mĩ, Việt Nam bước đầu thay đổi sang kinh tế thị trường, phát triển mạnh về lĩnh vực công - thương nghiệp như nước Mĩ. Với vị thế Việt Nam là một đối tác chiến lược lâu dài, Mĩ chủ trương thực hiện việc đầu tư nhiều vào các hạng mục công trình trọng điểm của Việt Nam (đầu tư theo vốn ODA) để giúp Việt Nam có vị trí tốt trên trường quốc tế. Thời kỳ miền Nam thuộc chính quyền Sài Gòn, với chính sách đối ngoại khá tích cực mà đầu tiên là các gói viện trợ kinh tế đã giúp kinh tế Sài Gòn phát triển được một thời gian dài
- Làm thay đổi cả chính sách đối ngoại của Việt Nam. Với vị thế là một cường quốc của thế giới, Mĩ luôn tìm cách thay đổi chính sách đối ngoại sao cho có lợi nhất với mình, thay đổi được tình hình thế giới. Trong chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), chính sách đối ngoại của Mĩ mang tính chất "chống cộng sản" tuyệt đối, thậm chí là liên minh với Trung Quốc (1972, Thông cáo Thượng Hải) và "đi đêm" với Liên Xô để ngăn cản viện trợ của hai cường quốc XHCN này giúp cho cách mạng Việt Nam. Sau Đại thắng 1975, Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam và xúi giục một số nước đồng minh như Thái Lan ủng hộ bọn Polpot gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (1978 - 1979), làm chính sách đối ngoại của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hầu như bị "đóng băng" quan hệ suốt từ 1975 - 1986. sau khi Việt Nam tiến hành Đổi mới đất nước năm 1986, Mĩ bắt đầu mở cửa chính sách đối ngoại theo hướng "xoay trục về châu Á" vào thập niên 90 với viêc dỡ "lệnh cấm vận" Việt Nam qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton năm 1995. Hiện nay, Mĩ là bạn thân của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao trên tinh thần hợp tác hòa bình cùng phát triển; Mĩ cũng có nhiều động thái tích cực trong việc cùng Việt Nam và các nước Đông Nam Á giữ vững nền hòa bình trên Biển Đông
bạn có thể phân tích cho mình một chút về chiến lược toàn cầu hóa của Mĩ ở Việt Nam được không?
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đầu tiên, xin đính chính chiến lược của Mĩ là "chiến lược toàn cầu" chứ không phải "chiến lược toàn cầu hóa" nhé. Chiến lược này được Mĩ phát động năm 1947, với các mục đích ngăn chặn chủ nghĩa xã hội để Mĩ tiến đến làm bá chủ thế giới. Sau khi quân ta thắng Pháp trên chiến dịch Biên giới 1950, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em mới đặt quan hệ và viện trợ cho quân dân ta thì Mĩ thi hành chiến lược này bằng cách viện trợ cho thực dân Pháp trước và trong chiến dịch Điện Biên Phủ. sau Hiệp định Geneve, Mĩ viện trợ cho chính quyền tay sai Sài Gòn đàn áp dã man nhân dân miền Nam Việt Nam qua luật "10-59" và quốc sách "ấp chiến lược". Trong chiến lược "chiến tranh cục bộ", quân Mĩ trực tiếp vào miền Nam, thực hiện hai chiến dịch mùa khô nhằm đẩy lùi cách mạng Việt Nam. Thời Nixon thực hiện song song quân sự và ngoại giao. Riêng về ngoại giao, Mĩ ngoại giao với hai nước Xô - Trung để làm giảm viện trợ của hai nước này vào nước ta thông qua con đường Trường Sơn
 
Last edited:
Top Bottom