Ai giỏi Sinh thì vào đây chỉ tui tý nha!!!!!!!

N

ngahongquang

bài này là đề thi chuyên sinh HƯNG YÊN:
Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B , C ,D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này sinh sản liên tục để tạo các tế bào sinh dục sơ khai con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2652 NST đơn.Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử.Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2964 NST đơn.Các giao tử tạo ra có 12.5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử.
1.Xác định tên và giới tính của động vật này
2.Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai A bằng 1/2 số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B.Soos lượng tế bào con sinh ra từ tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai D và bằng bình phương sôa tế bào ocn sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B.hãy so sánh tốc đọ sin sản của 4 tế bào A, B,C,D.
 
T

tndh

bài này là đề thi chuyên sinh HƯNG YÊN:
Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B , C ,D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này sinh sản liên tục để tạo các tế bào sinh dục sơ khai con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2652 NST đơn.Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử.Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2964 NST đơn.Các giao tử tạo ra có 12.5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử.
1.Xác định tên và giới tính của động vật này
2.Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai A bằng 1/2 số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B.Soos lượng tế bào con sinh ra từ tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai D và bằng bình phương sôa tế bào ocn sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai B.hãy so sánh tốc đọ sin sản của 4 tế bào A, B,C,D.
ơ thế cũng dân hy à cùng quê này bạn ở đâu mình ở ym
bài của bạn mình nghĩ
dễ thôi
là gà trống đó mình đã tung làm trong khi ôn thi rồi
tốc độ sinh tr­ưởng thì dễ rồi
cố suy nghĩ nha
 
M

molon2009

bài này quá dễ tự làm đi nhé !chỉ ap dụng luôn vào sơ đồ minh hoạ của men đen thôi mà có gì khó đâu
 
K

kimpossiblo

bạn chỉ cần biết là các cặp gen luôn phân li về 1 giao tử và luôn tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh có nhiêu đó à!!!!!Bạn cũng cần xác định trội lặn và viết được kiểu gen dựa vào kiểu hình ( đã cho) rồi dùng tính chất trên giải ra thuj!!!!
Cẩn thận với trường hơp trội không hoàn toàn nhu bạn thienthan nói nữa thì các bài toán DT đơn giản đã không thể làm khó bạn nữa rồi!!!
good luck
 
C

congchua_bongbong318

mấy anh chị ơi cho em hỏi nếu tỉ lệ ở F1 la 3:3:1:1thì ở P sẽ như thế nào ?
mà ở F1 xuất hiện như vậy thì theo quy luật j vậy
 
C

chicken_pro.no1

mấy bài đó dễ mà
ví dụ bạn cho gen AA qui định tính trạng quả đỏ
gen aa qui định tính trạng quả vàng
Thì kiểu hình là:
SĐL:p: AA x aa
F1: Aa
tỉ lệ: (1:1)=>1 quả đỏ;1quả vàng
lỡ may là trội không hoàn toàn thì sao. hem.!-----------************************************************************************************************......
 
T

traitimvodoi

nó chỉ nghiệm đúng trong trường hợp trội hoàn toàn thôi hay sao ấy?mình không bít nữa
nhưng nếu đúng thì nó là kết quả của
P:AaBb x Aabb
3:3:1:1=(3:1)(1:1)
Hình như là theo phân li độc lập của menden
 
C

congchua_bongbong318

chị ơi nhưng mà ở đây 3 cặp tính trạng lun mà
ah cho em hỏi cái đề thi học sinh giỏi sinh của nghệ an nó có bị sao không vậy
 
T

traitimvodoi

mình đâu bít cái đề thi hsg của nghệ an nó như thế nào đâu .
( nhưng tại sao lai ba cặp tính trạng mà chỉ nhận được có 4 khiểu hình điều này mình không bit nữa nhưng một lần vấp ngã là một lần khôn ra có thể nó không tồn tại phép lai này)
bạn nên bít lai n cặp tính trạng thì(thế hệ P xuất phát tc)
kh=2x2x2x.........2(với n lần)
tỉ lệ kg (3:1)......(3:1)(vơi n lần)
đó là trội hoàn toàn
 
C

congchua_bongbong318

có thể nói rõ hơn không vậy
mà mình làm wen nha em học lớp 9 em ở đắc lắc hjhj
njck của em là congchua_bongbong318
hjhj
 
N

nhongocxit_9x

chắc phép lai đó không tồn tại đâu ************************************************************************************************************************************************************************************************.......................
 
T

traitimvodoi

mình cũng học lớp 9 theo mình nghĩ thì khi lai 3 cặp tính trạng thì sẽ không bao giờ suất hiện cái tỉ lệ 3:3:1:1
giả sử như nó có tồn tại thì sẽ có ít nhất một cặp tính trạng phải thuần chủng còn các cặp còn lại thì dị hợp nhưng nếu dị hợp thì nó sẽ tạo ra các giao tử khi hợp lại không có tỉ lệ nào như thế cả cho dù ở cả hai bên . nói tóm lại khi lai các cặp tính trạng lẻ thì không có tỉ lệ đó
 
M

mr.lik

. Lai cùng dòng( tự̣ thụ̣ phấn, giao phối cận huyết):
a.Hiện tượng thóai hóa giống:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì sức sống đời sau giảm dần, sinh trưởng, phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu.
b.Nguyên nhân:
-Khi tự thụ phấn, giao phối cận huyết liên tục thì tỉ lệ dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ đồng hợp ngày càng tăng, các gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiên.
c.Vai trò của lai cùng dòng:
- Duy trì và củng cố các đặc tính tốt của giống.
- Tạo ra các dòng thuần chủng. Dòng thuần là cơ sở cho các phép lai giống.
- Tạo nên các dạng đồng hợp tử. Trong dạng đồng hợp tử̉, tính trạng tốt hay xấu đều được biểu hiên. Nhờ đó, con người vừa kiểm tra được kiểu hình, vừa đánh giá được thành phần kiểu gen.
2. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp:
- Cho giao phấn giữa hai giống khác nhau để tạo ra biến dị tổ hợp. Sau đó, cho tự thụ phấn / lai gần để tạo dòng thuần chủng. Dòng thuần chủng mang đặc tính phù hợp sẽ được chọn để làm giống.
3. Lai khác dòng - Ưu thế lai:
a.Ưu thế lai:
- Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thì các con lai ở đời F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, đó là ưu thế lai.
- Ưu thế lai cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Đáng chú ý, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi lai khác dòng.
b. Nguyên nhân: ( cơ sở di truyền học của ưu thế lai)
- Hiện nay, tồn tại 3 giả thuyết giải thích về hiện tượng này:
+ Giả thuyết về trạng thái dị hợp:
P AABBDD x aabbdd
F1 AaBbDd
trong F1, các gen lặn có hại không được biểu hiện vì bị gen trội lấn át.
+ Giả thuyết cộng gộp của các gen trội có lợi:
P AABBdd x aabbDD
F1 AaBbDd
trong F1 có 3 gen trội có lợi, còn bố hay mẹ chỉ có 1 đến 2 gen trội có lợi.
+ Giả thuyết siêu trội:
P AA x aa
F1 Aa
AA < Aa > aa

trong F1 có sự tương tác giữa hai alen khác nhau của cùng một lô cut. Do đó có ưu thế lai.
 
M

mr.lik

4. Lai kinh tế - lai cải tiến :
- Lai kinh tế: là phép lai giữa hai giống thuần chủng khác nhau, con lai F1 có ưu thế lai. Con lai F1 được dùng làm thương phẩm, không dùng làm giống.
- Lai cải tiến: là phép lai giữa một giống tốt( thường là giống ngoại) lai liên tiếp nhiều đời với con nái địa phương nhằm cải tiến giống nái địa phương.
-Trong phép lai cải tiến, bước đầu tạo trạng thái dị hợp nhằm tạo ưu thế lai. Về sau, tạo trạng thái đồng hợp tử nhằm củng cố đặc tính tốt của giống.
5.Lai khác thứ:
- Khi lai hai thứ thuần chủng khác nhau, con người có thể tạo ra ưu thế lai, đồng thời có thể tạo nên giống mới.
- Chú ý: Khi lai 2 thứ khác nhau có thể tạo ra giống mới.
Lai 2 giống khác nhau chỉ tạo ra giống lai -> dùng làm thương phẩm.
6. Lai xa:
- Là phép lai giữa hai dạng thuộc các loài( hoặc chi, họ) khác nhau.
a.Những khó khăn khi lai xa:
- Ở thực vật, hạt phấn không nảy mầm trên bầu nhụy của hoa khác loài, hoặc nảy mầm nhưng kích thước ống phấn không phù hợp dẫn đến không thể thụ tinh.
- Ở động vật, do cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, tập tính sinh sản khác nhau mà chúng không giao phối với nhau.
- Khó khăn lớn nhất là về mặt di truyền ở nhiều mức độ:
+ Hai loài khác nhau, có bộ NST khác nhau nên không thể kết hợp được với nhau trong thụ tinh ,
+ Hoặc thụ tinh thì hợp tử không sống,
+ Hoặc sống thì bất thụ.
b.Biện pháp khắc phục bất thụ do lai xa:
- Dùng biện pháp đa bội hóa làm cho trong tế bào có chứa các cặp NST tương đồng, tạo thuận lợi cho quá trình giảm phân hình thành giao tử nên thể tứ bội hữu thụ.
- Cơ thể chứa 2 bộ NST của hai loài khác nhau được gọi là thể song nhị bội.
c.Ứng dụng của lai xa:
- Lai xa kết hợp đa bội hóa tạo ra nhiều giống mới có giá trị: lúa mì, khoai tây đa bội cho năng suất cao.
7.Lai tế bào sinh dưỡng:
- Khi nuôi tế bào của 2 loài khác nhau trong một môi trường, người ta nhận thấy có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai loại tế bào tạo tế bào lai.
- Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích tế bào lai có thể phát triển thành cơ thể mới.
- Tế bào động vật cũng có sự kết hợp này nhưng không sống.
- Để tăng tỉ lệ kết hợp, người ta dùng 1 trong 3 cách xúc tác sau:
+ Virus Xende
+ Polietilen glicol
+ Xung điện
 
M

mr.lik

Từng này là đủ để bạn học tới 12 (_ _! ) đoạn đầu tới phần 4 là của lớp 9 10 , phần còn lại lên 12 mới thưởng thức đc . Cố lên nhá. :D
 
C

congchua_bongbong318

cứ tự học đi dần dần rùi bik mấy anh chị khác cũng vậy thui phải học từ từ và tự mò mẫm rồi sẽ ra như vậy vừa chăc được kiến thưc vừa hiểu được sâu sa của sinh học
 
C

congchua_bongbong318

ê post mấy cái dó lên làm chi zay tui đâu có hỏi phần ưu thế lai đâu
mà tui đọc nhầm đề đó phải là ở đời con nào đó có xuất hiên tỉ lệ 3:3:1:1 thui chứ hôk yêu cầu là F1 hjxhjx
 
C

camquyt

nếu bạn hoi về những bai toán phep lai thì bạn lên nhớ về những định luật di truyền:
-Menden: dl đồng tính, dl phân tính, dl phân li độc lập....
và một ngừoi bổ sung dl cho Menden đó là Mocgan
nêu muốn lấy vd thì hãy tim đọc trong các sách nâng cao và trong sách giáo khoa nhé
chúc bạn học tốt
môn nay ko cần giỏi chỉ cần chăm chỉ thoi
chúc bạn học tốt nhé
 
C

camquyt

tôi sẽ cố gắng gửi cho ban cụ thể và những vd để bạn hiểu hơn trong thời gian sớm nhất
 
Top Bottom