Sử 7 [๖ۣۜSử 7] ๖ۣۜHệ thống kiến thức

Status
Không mở trả lời sau này.
K

khuattuanmeo

Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc ?
A. Trần Quang Khải
B. Trần Khánh Dư
C. Trần Thủ Độ
D. Trần Hưng Đạo
 
W

woonopro

Trần Hưng Đạo' là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột , và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông . Ông quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.
Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ”
Vợ: Nguyên Từ quốc mẫu
Tên húy: Trần Quốc Tuấn
Thụy hiệu: Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
Triều đại: Nhà Trần
Thân phụ: An Sinh vương Trần Liễu
Thân mẫu Thiện Đạo quốc mẫu
Sinh: 1228
Huyện: Tức Mặc, Nam Định.
Mất: 1300
Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam)
An táng: Vườn An Lạc
Nguồn wiki
 
W

woonopro

[sử 7]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
A. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương
C. Bố Cái Đại Vương
D. Vạn Thắng Vương
 
K

khuattuanmeo

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
A. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương
C. Bố Cái Đại Vương
D. Vạn Thắng Vương
 
N

nhokdangyeu01

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
A. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương
C. Bố Cái Đại Vương
D. Vạn Thắng Vương
 
P

pro3182001

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
A. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương
C. Bố Cái Đại Vương
D. Vạn Thắng Vương
 
T

thangvegeta1604

Bình Định Vương: Lê Lợi.
Bắc Bình Vương: Nguyễn Huệ.
Bố Cái Đại Vương: Phùng Hưng.
Vạn Thắng Vương: Đinh Bộ Lĩnh.
Chọn D.
 
W

woonopro

Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là?
A. Bình Định Vương
B. Bắc Bình Vương
C. Bố Cái Đại Vương
D. Vạn Thắng Vương
Đinh Bộ Lĩnh (924 – 979) người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), là con trai của Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức Thứ sử châu Hoan. Thuở nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu, bảo bạn khoanh tay làm kiệu rước và lấy bông lau làm cờ chơi trò đánh trận. Lớn lên, nhờ trí thông minh, lòng dũng cảm lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa, mong lập nghiệp lớn, nhân dân khắp nơi trong vùng đều hết lòng ủng hộ.
Đến khi nhà Ngô mất, một số sứ quân theo về với Bộ Lĩnh. Từ đó, Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Năm 968, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
 
W

woonopro

[sử 7]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô của nước ta đặt ở đâu?
A. Phú Xuân
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Mê Linh
 
N

nhokdangyeu01

Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô của nước ta đặt ở đâu?
A. Phú Xuân
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Mê Linh
 
K

khuattuanmeo

Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô của nước ta đặt ở đâu?
A. Phú Xuân
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Mê Linh
 
T

thannonggirl

C. Cổ Loa................................................................................................................................................
 
P

pro3182001

Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô của nước ta đặt ở đâu?
A. Phú Xuân
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa
D. Mê Linh
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.


Một đoạn tường thành mùa lễ hội
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hồng.
Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.
Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.
 
W

woonopro

[sử 7]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

"Loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?
A. Đầu thời nhà Đinh
B. Cuối thời nhà Ngô
C. Cuối thời nhà Đinh
D. Đầu thời nhà Ngô
 
N

nhokdangyeu01

"Loạn 12 sứ quân" diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?
A. Đầu thời nhà Đinh
B. Cuối thời nhà Ngô
C. Cuối thời nhà Đinh
D. Đầu thời nhà Ngô
 
T

thannonggirl

B. Cuối thời nhà Ngô...........................................................................................................
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom