Sử 7 [๖ۣۜSử 7] ๖ۣۜHệ thống kiến thức

Status
Không mở trả lời sau này.
W

woonopro

Chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã vào thời gian nào?
A. Thế kỉ V
B. Những thế kỉ đầu Công nguyên
C. Những thế kỉ cuối Công nguyên
D. Thế kỉ VIII
 
W

woonopro

Năm 1075, nhà Lý tổ chức cuộc thi nổi tiếng gì ?
Câu trả lời của bạn:
A. Thi Hội
B. Thi Hương
C. Thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường
D. Thi Đình
 
W

woonopro


Vai trò của thành thị Tây Âu thời Trung đại được thể hiện như thế nào?
A. Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia
B. Tạo điều kiện cho các lãnh địa ngày càng phồn hoa, đô hộ
C. Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa
D. Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới
T]
 
W

woonopro

Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Đó là ai ?
A. Chu Văn An
B. Mạc Đĩnh Chi
C. Lê Qúy Đôn
D. Phạm Sư Mạnh
 
W

woonopro

Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Địa tô (2)
C. Lao dịch (3)
D. Thuế (1)
 
W

woonopro

Thành thị trung đại châu Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Thủ công nghiệp (2).
B. Nông nghiệp (1).
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
D. Thương nghiệp (3).
 
W

woonopro

Thế kỷ XV có mấy cuộc phát kiến địa lý lớn?
A. 2 cuộc
B. 3 cuộc
C. 5 cuộc

D. 4 cuộc.
Theo đáp án của ngân hàng đề thì có 3 cuộc, nhưng trong chương trình học thì có 5 cuộc
 
W

woonopro

Tư tưởng nào đã châm ngòi cho một loạt cuộc nổi dậy của nông dân Đức, tạo thành một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại?
A. Tư tưởng cải cách của Lu-thơ
B. Tư tưởng cải cách của Can-vanh
C. Tư tưởng của Ga-li-lê
D. Tư tưởng của Cô-péc-ních.
 
W

woonopro


Nguyên nhân dẫn đến ''loạn 12 sứ quân'' ?
A. Một số thế lực địa phương nổi dậy (3)
B. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Nhà Ngô suy yếu (Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi) (1)
 
S

satthuphucthu


Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc ?
A. Các bậc phụ lão có uy tín (2)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng
C. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân (3)
D. Các vương hầu, quý tộc (1)
1 số thông tin về Hội nghị Diên Hồng:
Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. , hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
 
S

satthuphucthu

Năm 1075, nhà Lý tổ chức cuộc thi nổi tiếng gì ?
Câu trả lời của bạn:
A. Thi Hội
B. Thi Hương
C. Thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường
D. Thi Đình
Thi Minh kinh bác học:
Khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên được mở ra dưới thời nhà Lý năm 1075, người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh. Đến thời nhà Trần, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì trong các năm 1232, 1239 có mở các kỳ thi Thái học sinh (tên gọi các khoa thi tiến sĩ nho học dưới triều nhà Trần và nhà Hồ).
Còn Nho học tam trường thì @@ ( bó tay):D
 
S

satthuphucthu


Vai trò của thành thị Tây Âu thời Trung đại được thể hiện như thế nào?
A. Sự phát triển kinh tế hàng hóa đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia
B. Tạo điều kiện cho các lãnh địa ngày càng phồn hoa, đô hộ
C. Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa
D. Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội mới
T]
1 số thông về thành thị Tây Âu:
* Sự hình thành:
- Thế kỷ III, Đế quốc Rôma lâm vào khủng hoảng:
+ Nô lệ nổi dậy đấu tranh.
+ Sản xuất sút kém.
+ Xã hội rối ren…
- Cuối thế kỷ V Đế quốc Rôma bị người Giecman xâm lược. Năm 476, Đế quốc Rôma bị diệt vong, thời đại phong kiến bắt đầu hình thành ở châu Âu.
* Những việc làm của người Giec-man:
Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
Chiếm ruộng đất của người Rôma rồi chia cho nhau.
Tự xưng vua và phong chức tước, hình thành hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
Tiếp thu Kitô giáo, phong đất đai cho quý tộc, nhà thờ hình thành hệ thống quý tộc tăng lữ.
* Tác động:
Hình thành các giai cấp mới: Lãnh chúa phong kiến và nông nô. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt đầu hình thành.
* Lãnh địa là một khu đất rộng, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần:
+ Đất của Lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại …
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
Là vùng đất đai rộng lớn (đất trồng trọt, lâu đài, vinh thự, nhà thờ,… có hào sâu, tường cao bao quanh) tạo thành những pháo đài kiên cố …
chỉ bik the^^
 
S

satthuphucthu

Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Đó là ai ?
A. Chu Văn An
B. Mạc Đĩnh Chi
C. Lê Qúy Đôn
D. Phạm Sư Mạnh
1 số thông tin về Mạc Đỉnh Chi:
Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346), tên tự là Tiết Phu (節夫), làm quan đời Trần Anh Tông trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.
 
S

satthuphucthu

Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Địa tô (2)
C. Lao dịch (3)
D. Thuế (1)
1 số thông tin:
- Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa, họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. Nhận ruộng đất về cày cấy phải nộp tô thuế nặng nề.
- Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
-Cuộc sống của nông nô
Nông nô là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.
Nông nô làm ruộng
Mặc dầu có gia đình riêng, có công cụ và gia súc, nhưng phải sống trong các túp lều tối tăm và bẩn thỉu
-Cuộc sống của lãnh chúa
Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng dựa trên sự bóc lột sức lao động của nông nô.
 
S

satthuphucthu

Tư tưởng nào đã châm ngòi cho một loạt cuộc nổi dậy của nông dân Đức, tạo thành một cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại?
A. Tư tưởng cải cách của Lu-thơ
B. Tư tưởng cải cách của Can-vanh
C. Tư tưởng của Ga-li-lê
D. Tư tưởng của Cô-péc-ních.
1 số thông tin về Lu- thơ:
Martin Luther (Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustine, và là nhà cải cách tôn giáo
Sinh: 10 tháng 11, 1483
Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất: 18 tháng 2, 1546 (62 tuổi)
Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh
Học vị: Tiến sĩ Thần học
Công việc Nhà Thần học, Tu sĩ, Giáo sư Đại học, Nhà Cải cách
Tín ngưỡng: Lutheran (cải đạo từ Công giáo Rôma)
Chồng/vợ Katharina von Bora
Con cái: Hans, Elizabeth, Magdalena, Martin, Paul, Margarethe
Cha mẹ: Hans và Margarethe Luther (nhũ danh Lindemann)

 
S

satthuphucthu


Nguyên nhân dẫn đến ''loạn 12 sứ quân'' ?
A. Một số thế lực địa phương nổi dậy (3)
B. Nội bộ chính quyền trung ương lục đục (2)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Nhà Ngô suy yếu (Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi) (1)
1 số thông về : loạn 12 sứ quân
Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
 
W

woonopro

[sử 7]: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, tham gia nhận điểm học tập

Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc ?
A. Trần Quang Khải
B. Trần Khánh Dư
C. Trần Thủ Độ
D. Trần Hưng Đạo
 
T

toanhvbd@gmail.com

Nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc là Trần Hưng Đạo
:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
 
N

nhokdangyeu01

Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc ?
A. Trần Quang Khải
B. Trần Khánh Dư
C. Trần Thủ Độ
D. Trần Hưng Đạo
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom