vì văn học chia ra nhiều nên chị sẽ nói từng cái 1 cho em rõ nhé. Với văn nghị luận xã hội có 3 dạng, thứ nhất là câu danh ngôn, thứ hai là câu tục ngữ, với các dạng này thì ở mở bài vẫn như thường lệ em sẽ giới thiệu vấn đề, ở thân bài trước tiên em cần giải thích nội dung theo từng vế của câu nói hoặc theo từng từ ngữ biểu thị vấn đề, sau đó em đi phân tích ý nghĩa, đánh giá sự đúng sai và tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề đó. Việc phân tích và giải thích em cần đi theo câu nói, danh ngôn đó. VD: câu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", vậy em cần giải thích ăn quả là gì, kẻ trồng cây là gì trước đã rồi sau đó đi phân tích ý nghĩa và nguyên nhân của câu nói. Còn 1 dạng nữa cũng nằm trong nghị luận xã hội là bàn về hiện tượng xã hội, trước tiên em cần phân tích tính đúng, sai, lợi, hại của nó sau đó chỉ ra nguyên nhân và cuối cùng là bày tỏ thái độ, ý kiến. VD: suy nghĩ về tình hình giao thông. Đây là hiện tượng đang gây bức xúc trên thế giới và cả VN đang xuống cấp trầm trọng, sau đó phân tích nguyên nhân, đã là hiện tượng xã hội thì em phải có cái nhìn tổng quát, để k sót ý em cần liệt kê ra những nguyên nhân nào là chính nhất sau đó xem xét từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, xem theo từng lĩnh vực của đời sống để khó bỏ sót đc, sau đó căn cứ vào những nguyên nhân mà ta đề ra biện pháp khắc phục.
Với văn nghị luận văn học thì lại khác nữa, với thơ em đi phân tích theo từng khổ thơ, trong mỗi khổ lại chia ra câu vì vậy em phải đi theo từng câu, trước là nêu nội dung sau là nêu nghệ thuật trong câu đó, ở cuối đoạn phân tích em tổng hợp 1 câu ngắn gọn về khổ thơ đó. Sau khi đi toàn bài thơ em cần tổng chốt lại nghệ thuật và nội dung. Với truyện thì tùy theo từng câu truyện mà em phân tích theo cốt truyện hay theo nhân vật, đó là tùy theo cốt truyện và tình huống truyện, nếu các tình huống xảy ra giữa các nhân vật k đan xen vào nhau quá nhiều thì em nên phân tích theo nhân vật, còn nếu nó đan xen vào nhau và nếu phân tích theo nhân vật dễ lặp lại các chi tiết thì em nên phân tích theo cốt truyện. Khi ấy em cần nắm rõ các tình tiết xảy ra theo trình tự của câu chuyện và ý nghĩa của các tình huống đó.
trong quá trình làm bài em chú ý cách sử dụng từ, tránh lặp từ, lặp ý, ý nào khi diễn đạt cần diễn đạt hết, đừng làm lan man, đã lập luận phải cho chặt chẽ, k đc sử dụgn từ mang tính khẩu ngữ, đó là tuyệt đối cấm k đc dùng từ mang tính khẩu ngữ, nếu k bài của em kém đó.