Sinh [Sinh 11] Bồi dưỡng sinh 11

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phuc.hello

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để đáp ứng nhu cầu của một số bạn học bồi dưỡng HSG mông sinh hoặc các bạn muốn muốn mở rộng kiến thức ở trong chương trình 11, thì mình lập ra pic này để các bạn cùng trao đổi kiến thức nâng cao mở rộng của chương trình sinh 11.
Thể lệ của pic này như sau. Các bạn có câu hỏi, tài liệu muốn chia sẻ, hoặc những vấn đề khó hiểu thì chúng ta sẽ cùng đưa ra để thảo luận.
Nội qui của pic :
1)Các tài liệu đưa ra phải đảm bảo tính chính xác.
2)Các câu hỏi đưa ra phải nằm trong chương trình 11( Ở bất cứ chương nào của sách).
3)Nghiêm cấm các hành vi spam.
4)Không dùng các ngôn từ đã kích nhau.

Để tránh việc loãng pic thì mình đã lập một pic ở ngoài cho các bạn đăng kí :
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=840289#post840289
Các bạn vào link trên để đăng kí. Các thành viên sẽ liên tục được cập nhật dưới đây:
1)phuc.hello
2)vcn1412
3)serry1410
4)lan_anh_a
5)lamanhnt
6)siengnangnhe
7)n_k_l
8)hoahuongduong93
9)bapcai_77
10)mua_lanh_0000
11)quangtn93
12)thanchetgoiemlasuphu93
13)ga_chip_hp_93
14)tuyetroimuahe_vtn
15)vnhatmai26
16)girlxomdao_thanh
17)herrycuong_boy94
18)nobody2010
19)cobe_tinhnghich_lemlinh
20)lepken
21)phuong10a3
22)mai_anh_nguyen
23)cattrang2601
24)Ly94
25)bachocanhxtanh_450
26)toilatoi93
27)chocon.dog
28)sky9x
29)hetientieu_nguoiyeucungban
30)lananh_vy_vp
31)girlbuon10594
32) thucuc_kute
33)hoc.de.ngay.mai.lap.nghiep
34)duongtuyetson
35)p16
36)lily_jenny
37)pearl.031194
38)anhvodoi94
39)tumetume
40)phutho182002
41)hanhcom41
42)helpxam
....
 
Last edited by a moderator:
P

phuc.hello

Mình xin đưa ra câu hởi đầu tiên:
1)Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ như thế nào để nó phù hợp với chức năng của nó.
 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

Đặc điểm hình thái và cấu tạo của rễ phù hợp với chức năng của nó:
- Rễ cây hấp thụ nước và ion rồi truyền chúng lên thân. Rễ có chức năng néo chặt các cây vào đất.
- Rễ có tính mềm dẻo, linh động và dễ uốn cong, phải một lực hay tác động mạnh nào đó mới khiến cây bật ra khỏi đất là vì vậy.
Các mô mạch trong dễ có cách sắp xếp như là lõi trung tâm dẻo dai, bền chắc.
- Rễ có tình phân nhánh rộng, nhờ thế giữ chặt các hạt đất và phân bố lực cơ học trên một vùng rộng.
- Ở nhiều loài khác nhau, rễ thể hiện tính chuyên hóa rõ rệt để phù hợp. Ví dụ như có rễ phụ, rễ dự trữ, nốt rễ, rễ nấm, rễ co rút, rễ khí....
- Rễ phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích. Trên mỗi mm^2 có hàng trăm lông hút. Các lông hút này được hình thành từ các biểu bì rễ.
Còn thiếu gì mọi người bổ sung nhé!!
 
Q

quyenyh9

về hình thái: + có sỗ lượng lông hút khổng lồ giúp cho tăng diện tích tiếp xúc với H2O
+ có nhiều rễ bên
còn về giải phẫu thì hok hiểu là nói đến cái gì :(
hay là : rễ sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh tăng chiều rộng, tăng nhanh về số lượng
mình chỉ biết có đó thôi :(
 
K

kdhd

một câu hỏi hay nè mọi người:
1. Ở một vùng ruộng lầy, sau một thời gian trồng bạch đàn vùng đó trở nên khô hạn. Em hãy giải thích tại sao?
Bạch đàn vừa có khả năng làm khô hạn đầm lầy, lại vừa có khả năng sống ở vùng khô hạn. Hãy giải thích vì sao bạch đàn có được khả năng kì diệu đó?
(mình có hỏi rùi nhưng chưa câu nào trả lời chọn vẹn mình mong chúng mình có thể cùng tìm ra câu trả lời đúng nhe:):):):) )
 
P

phuc.hello

Xin lỗi mọi người, nhà vừa bị bão số 9 tấn công nên mạng chưa ổn định.Đợi vài bữa nữa mình sẽ post bài sau. Mòn mọi người thông cảm và tích cưạc post bài.
 
P

phuc.hello

một câu hỏi hay nè mọi người:
1. Ở một vùng ruộng lầy, sau một thời gian trồng bạch đàn vùng đó trở nên khô hạn. Em hãy giải thích tại sao?
Bạch đàn vừa có khả năng làm khô hạn đầm lầy, lại vừa có khả năng sống ở vùng khô hạn. Hãy giải thích vì sao bạch đàn có được khả năng kì diệu đó?
(mình có hỏi rùi nhưng chưa câu nào trả lời chọn vẹn mình mong chúng mình có thể cùng tìm ra câu trả lời đúng nhe:):):):) )

Theo mình thì, Cây bạch đàn sử dụng nguồn nước là loại nước ngầm, nên khi trồng cây ở vùng nào thì vùng đó cũng trở nên kho cằn vì đất mặt không được cung cấp nước. Cũng theo cách hiểu đó ta cũng dễ hiểu vì sao nó lại sống được ở nơi khô hạn.
Cây bạch đàn làm khô đầm lầy vì nó hút hết nguòn nước ngầm nằm ở dưới đáy đầm lầy, khiến cho đàm lầy mất đi nguồn cung cấp nước cho nó , nên nó kho dần khô dần...
 
P

phuc.hello

Mình xin đưa ra câu hởi đầu tiên:
1)Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ như thế nào để nó phù hợp với chức năng của nó.

Chức năng chủ ếu của rễ là hấp thụ nước cho cây.
Đặc điểm của rễ phù hợp với chức năng đó là:
+ Rễ đâm sâu( rễ cọc ) hoặc lan rộng (rễ chùm)
re_coc_va_re_chum.jpg.jpg
, phân chia nhiều nhánh. Mục đích là đẻ tăng diện tích tiếp xúc với nước trong đất để hút nhiều nước.
+Các tế bào biểu bì của rễ phát triển thành các lông hút để hút nước. Ở chóp rễ nhiều lông hút hơn ở phần dưói.Picture2.jpg
Cấu tạo của rễ phù hợp với chức năng hút nươc là:
- Thành tế bào mỏng, không có cutin.
- Có một không bào trung tâm lớn.
- Áp suất thẩm thấu rất lớn do hoạt động ho hấp mạnh của rễ.
H11.Long_hut_trong_dat.jpg

Bổ sung nho nhỏ: Một số thực vật không có lông hút có nấm rễ thay thế.là sự cộng sinh giữa nấm và cây.Picture3.jpg
 
P

phuc.hello

Đặc điểm hình thái và cấu tạo của rễ phù hợp với chức năng của nó:
- Rễ cây hấp thụ nước và ion rồi truyền chúng lên thân. Rễ có chức năng néo chặt các cây vào đất.
- Rễ có tính mềm dẻo, linh động và dễ uốn cong, phải một lực hay tác động mạnh nào đó mới khiến cây bật ra khỏi đất là vì vậy.
Các mô mạch trong dễ có cách sắp xếp như là lõi trung tâm dẻo dai, bền chắc.
- Rễ có tình phân nhánh rộng, nhờ thế giữ chặt các hạt đất và phân bố lực cơ học trên một vùng rộng.
- Ở nhiều loài khác nhau, rễ thể hiện tính chuyên hóa rõ rệt để phù hợp. Ví dụ như có rễ phụ, rễ dự trữ, nốt rễ, rễ nấm, rễ co rút, rễ khí....
- Rễ phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích. Trên mỗi mm^2 có hàng trăm lông hút. Các lông hút này được hình thành từ các biểu bì rễ.
Còn thiếu gì mọi người bổ sung nhé!!

Cảm ơn ý kiến của bạn. Nhờ cso nò mà mình đã hiểu rõ thêm về chức năng của rễ.
 
P

phuc.hello

Tiếp theo vẫn là một vài câu hỏi nữa nè:
1) Nêu các dạng nước tồn tại trong đất.
2) Có người nói "Trước khi nước vào cây phải qua lông hút" nhưng cũng có ý kiến khác là" Trước khi nước vào cây nước phải qua khí khổng". Hỏi ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Giải thích.
 
S

siengnangnhe

Tiếp theo vẫn là một vài câu hỏi nữa nè:
1) Nêu các dạng nước tồn tại trong đất.
2) Có người nói "Trước khi nước vào cây phải qua lông hút" nhưng cũng có ý kiến khác là" Trước khi nước vào cây nước phải qua khí khổng". Hỏi ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Giải thích.
các dạng tồn tại của nước là
dạng tự do ...................................
dạng lên kiết....................................
Trước khi nước vào cây phải qua lông hút"ý này đúng tại vì các dang nc tự do và dangk liên kết không chặt có trong đất dc lông hút hấp thụ một cách dễ dàng
 
Last edited by a moderator:
P

phuc.hello

các dạng tồn tại của nước là
dạng tự do ...................................
dạng lên kiết....................................
Trước khi nước vào cây phải qua lông hút"ý này đúng tại vì các dang nc tự do và dangk liên kết không chặt có trong đất dc lông hút hấp thụ một cách dễ dàng

Câu trả lời của bạn chưa được chính xác cho lắm ở cả hai câu. Chúng ta cào đây là chúng ta đã muốn nâng cao kiến thức và những kiến thức trong pic này cũng tương đối cao. Nên mỗi lần đọc câu hởi các bạn phải cẳn thận để không bị mắc bẫy trong đề bài. Như ở câu hai là có một cái bẫy đấy, không thể trả lời đơn giản như bạn siengnangnhe được đâu. Còn ở câu 1 thì mình nói đến các dạng nước trong đất chứ không phải ở trong cây.

Có bạn nào có ý kiến khác không?
 
Last edited by a moderator:
K

kdhd

Tiếp theo vẫn là một vài câu hỏi nữa nè:
1) Nêu các dạng nước tồn tại trong đất.
2) Có người nói "Trước khi nước vào cây phải qua lông hút" nhưng cũng có ý kiến khác là" Trước khi nước vào cây nước phải qua khí khổng". Hỏi ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Giải thích.
1)" các dạng nước tồn tại trong đất " :tuỳ trạng thái lí học và đặc tính liên kết, có nhiều dạng: nước cấu tạo (nước liên kết hoá học) là những ion OH– chứa trong phân tử các chất, khi nung, tách ra dưới dạng nước; nước kết tinh: nước chứa trong các tinh thể, ở dạng những phân tử độc lập, vd. trong thạch cao (CaSO4.2H2O); nước liên kết: phần nước trong đất chịu ảnh hưởng của các lực hấp thụ (phân tử hút lẫn nhau). Phân biệt nước hấp thụ (nước liên kết vững), nước màng (nước liên kết yếu); nước mao quản: nước di chuyển trong đất bởi lực mao quản; nước tự do (hay nước trọng lực): phần nước trong đất không chịu ảnh hưởng các lực hấp thụ. Ngoài ra, còn nước đóng băng, hơi nước, nước bên trong tế bào của các di tích thực vật ở trong đất. Xt. Nước kết tinh; Nước liên kết hoá học; Nước liên kết vật lí; Nước thổ nhưỡng
2)mình nghĩ cả hai đều đúng vì 2 việc làm lài hỗ trợ bổ trợ cho nhau thì nước mới vào cây đc đồng thời nước sẽ vận chuyển chất dinh dưỡng cho cây nếu không việc thoát hơi nước thì nước chỉ đi một phần và........
(mình nghĩ tới đó tịt rùi ai đó góp ý cùng ghen):p:D;)
 
Last edited by a moderator:
P

phuc.hello

Tiếp theo vẫn là một vài câu hỏi nữa nè:
1) Nêu các dạng nước tồn tại trong đất.
2) Có người nói "Trước khi nước vào cây phải qua lông hút" nhưng cũng có ý kiến khác là" Trước khi nước vào cây nước phải qua khí khổng". Hỏi ý kiến nào đúng ý kiến nào sai? Giải thích.

1) Trong đất gồm cso 4 dạng nước:
+Nước ngậm: Các nước này liên kết chặt chẽ với các chất vô cơ , hữu cơ có trong đất(VD:H2O.CuSO4). Loại nứoc này cây khong thể sử dụng được.
+Nước trọng lực( nước ngầm): loại nước này chảy thành dọng ở giữa các "khe đất". Được hình thành sau nhựng cơn mưa (loại nước này có liên quan đến câu hỏi về cây bạch đàn bữa trước). Loại nước này cây cũng có theer sử dụng được đặt biệt là các cây ở hoang mạc.
+Nước màng : là loại nước liên kết với các hạt keo đất. Loại nước này cây cũng sử dụng nhưng chỉ sử dụng được những phân tử nứoc liên kết lỏng lẻo ở bên ngoài hạt keo đất thoi, còn liên kết chặt qú thì cũng bó tay.
+Nước mao quản :Là các loại nước nằm giữa các hạt keo đất. Loại nước này cây sử dụng nhiều nhất.
2)Cả hai câu đều đúng. Vì nước qua lông hút thì mới vào cay được. Và nhờ thoát hơi nước qua khí khổng thì mới có động lực trên để cây có thể hút nước và vận chuyển nước trong cây.
 
S

serry1410

Cho mình hỏi tại sao đa số lá cây có màu xanh, ngoài màu xanh còn có một số lá cây có màu đỏ? Tại sao vậy? À, cho mình hỏi thêm một câu ngoài lề nữa là tại sao lại có hiện tượng chảy máu cam?
 
Q

quangtn93

ngoài một số sắc tố đã biết, một cây còn sắc tô khác mà ta không biết. Cũng như diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục nên ta có thể thấy lá thường có màu xanh. Tương tự như thế, ở cây có lá màu đỏ thì một số sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu đỏ nên nó có màu đỏ.
Các loại cây đó thường có diệp lục nằm sâu bên trong lá và nhận ánh sáng từ các sắc tố hấp thụ ánh ở diệp lục b
 
K

kdhd

1-Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào?
2. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
3. So sánh tế bào quản bào và tế bào mạch ống?
4. Cấu tạo mạch rây, thành phần của dịch mạch rây? Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
5. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo và chức năng và động lực vận chuyển vật chất ở 2 loại mạch này?
6. Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân?
7. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
8. Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiện nào? Chứng minh điều gì?
9. Tế bào long hút, tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì, mạch gỗ . 4 loại tế bào trên loại nào có Ptt cao nhất, loại nào có Ptt thấp nhất?
10. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?
____________________________________________
mọi người cùng trả lời nào, đấy là kiến thứa cơ bản và chúng ta cùng làm nhé;):p:D:-SS\\:D/\\:D/
 
Last edited by a moderator:
P

phuc.hello

1)Nêu thí ngiệm chứng minh vai trò chlorophill (vai trò là chất truyền điện tử trung gian..khiđc chiếu sáng).
2)Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là cơ quan nào?
3)Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường nào?
4)Nêu nguyên nhân của hiẹn tượng rỉ nhựa?
5)Các sinh vật quang hợp đều cso những laọi sắc tó quang hợp nào?
6)Nguyên nhhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là gì?
7) Tại sao bón phan quá liều lượng cây tròng sẽ bị héo và cso thể bị chết?
8) Tại sao các loại cây Sú, Vẹt, Đước có thể sinh trưởng trong môi trường ngập mặn?
9) Hạn sinh lí là gì ?Nguyê nhân của nó?Trog thực tế cần cso biên pháp nào để cây
10) So sánh quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.
 
H

hoahoayahoo

nước có 2 dạng là
+ Nước tự do : là dạng nước chứa trong thành fần của TB, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn... không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kiết hóa học.
Dạng nước này vẫn giữ được tính chất vật li, hóa học, sinh học bình thường của nước và có vai trò rất quan trọng đối với cây : làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi mất nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.
+ Nước liên kết là dạng nước bị các phân tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các thành phần của TB. Dạng nước liên kết mặc dù không giữ được các đặc tính vật li, hóa học, sinh học của nước, nhưng lại có vai trò bền vững của hệ thống keo chất nguyên sinh của TB. Vì vậy, hàm lượng nước trong cây là một chỉ tiêu đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây.
 
K

kdhd

1-Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào?
2. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá? Nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục được vận chuyển lên trên không?
3. So sánh tế bào quản bào và tế bào mạch ống?
4. Cấu tạo mạch rây, thành phần của dịch mạch rây? Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
5. Phân biệt mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo và chức năng và động lực vận chuyển vật chất ở 2 loại mạch này?
6. Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân? Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước ở thân?
7. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
8. Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiện nào? Chứng minh điều gì?
9. Tế bào long hút, tế bào nhu mô vỏ, tế bào nội bì, mạch gỗ . 4 loại tế bào trên loại nào có Ptt cao nhất, loại nào có Ptt thấp nhất?
10. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?
____________________________________________
mọi người cùng trả lời nào, đấy là kiến thứa cơ bản và chúng ta cùng làm nhé;):p:D:-SS\\:D/\\:D/

1) Các dòng vận chuyển vật chất trong cây
- Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): Vận chuyển nước và ion khoáng và một số sản phẩm tổng hợp từ rễ axit amin, amit, vitamin, hoocmôn) từ rễ lên lá và các bộ phận khác
- Dòng mạch rây (dòng đi xuống): Vận chuyển chất hữu cơ từ lá tới nơi sử dụng hoặc dự trữ
2).* Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muỗi khoáng.
Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại TB là quản bào và mạch ống
- Các tế bào cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn vào đầu tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên trong
Các ống Quản bào- quản bào, mạch ống - mạch ống, quản bào- mạch ống xếp sát với nhau theo các lỗ bên, lỗ bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng mạch gỗ có thể vận chuyển ngang từ ống này sang ống khác, đảm bảo dòng vận chuyển bên trong được lien tục (kêt cả khi một ống nào đó bị tắc)
- Là các tế bào chết tạo các ống rỗng => lực cản thấp => dòng mạch có thể di chuyển nhanh
- Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước
* Nếu một ống mạch gỗ nào đó bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó vẫ có thể tiếp tục được vận chuyển lên trên bằng cách di truyển ngang qua các lỗ bên sang ống bên cạnh và tiếp tục di truyển lên trên
3): So sánh quản bào và mạch ống
* Giống nhau
- cấu tạo:
+ Là các tế bào chết: Không có màng và các bào quan trở thành các ống rỗng
+ Thành tế bào được linhin hoá bền chắc và chịu nước
+ Các tế bào quản bào cũng như mạch ống đều có các lỗ bên. Các ống quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống xếp sít với nhau theo các lỗ bên, lỗ bên của tế bào ống này sít khớp với lỗ bên của tế bào ống bên cạnh => dòng mạch có thể di truyển ngang từ ống này sạng ống bên cạnh
- Chức năng: Đề có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
* Khác nhau:
Quản bào

- Tế bào hẹp, dài
- Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu gối lên đầu

- Dòng mạch di chuyển chậm hơn
- Co trong tất cả các thực vật có hệ mạch
Mạch ống
- Tế bào rộng, ngắn
- Các tế bào nối với nhau theo kiểu đầu kề đầu thành ống dài
- Dòng mạch di chuyển nhanh hơn
- Chỉ có ở ngành thực vật hạt kín và bộ dây gắm ngành hạt trần

4): * Câu tạo mạch rây
- Cấu tạo từ các tế bào sống: Gồm tế bào hình rây và tế bào kèm
+ Tế bào hình rây: Không có nhân
+ Tế bào kèm: Có nhân, có nhiều ti thể (cung cấp năng lượng cho vận chuyển chủ động các chất trong dòng mạch rây)
* Thành phần dịch mạch rây: Chủ yếu là saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn, một số chất hữu cơ khác như ATP..
Trong dịch mạch rây có nhiều ion K+ => PH trong dịch mạch rây cao 8,0 – 8,5
* Động lực dòng mạch rây
Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) và cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ)
Cơ quan nguồn có ASTT cao, cơ quan chứa có ASTT thấp
Dòng mạch di truyển từ nơi có ASTT cao tới nơi có ASTT thấp (cơ quan nguồn (lá) => ống rây qua lỗ bản rây vào ống rây khác =>Cơ quan chứa (nơi sử dụng, dự trữ)
5) Khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây(trong sách giáo khoa cb rỏ nhất đó bạn)
6). (vở ghi, SGK)
7). Hiện tượng ứ giọt chỉ xẩy ra ở những cây thân bụi thấp và cây thân thảo vì:
Những cây này thường thấp nên dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước (nơi gần mặt đất thường có độ ẩm cao hơn phía trên), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt
8). Hiện tượng ứ giọt xẩy ra trong điều kiên không khí bão hoà hơi nước
Chứng minh có áp suất rễ (nước được đẩy từ rễ lên)
9). ASTT tế bào lông hút < ASTT tế bào nhu mô vỏ < ASTT tế bào nội bì < ASTT tế bào mạch gỗ. Nhờ vậy nước mới có thể vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ
10). Hiện tượng ứ giọt các giọt nước ứ ra ở mép lá
Sương trên lá các giọt nước nằm rải rác trên bề mặt lá
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom