[hoá 8] kho đề thi tổng hợp

T

trang14

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:
Câu 1(4 điểm):hãy chỉ rõ câu đúng, câu sai trong n~ câu sau:
A- Số nguyên tử Fe trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 gam Mg.
B- Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp.
C- 0,5 mol O có khối lượng 8 gam
D- 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 gam

Câu 2 (6 điểm): cho các kim loại Al, Fe, Cu và các gốc : OH, NO3, HCO3, SO4, PO4.
Hãy viết các công thức bazơ và muối tương ứng rồi gọi tên

Câu 3 (5 điểm): Để khử m(g) Fe2O3 thành Fe cần 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2
a- Viết các PTHH
b- Tính m và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Cho biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí C2H6 bằng 0,5
Fe:56 ; C:12 ; O:16 ; H:1.

Câu 4(5 điểm): Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
- Cho vào cốc dựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a(g)
Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng
Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:
- CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 +CO2 + H2O
- 2Al + 3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2
Biết Al:27 ; C:12 ; O:16 ; Ca:40 ; H:1

Đề 2:

Bài 1: 1) Cho các PTHH sau PTHH nào đúng, PTHH nào sai? Vì sao?
a) 2 Al + 6 HCl ( 2 AlCl3 + 3H2 (; b) 2 Fe + 6 HCl ( 2 FeCl3 + 3H2(
c) Cu + 2 HCl ( CuCl2 + H2 ( ; d) CH4 + 2 O2 ( SO2 ( + 2 H2O

2) Chọn câu phát biểu đúng và cho ví dụ:
a) Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
b) Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
c) Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
d) Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

3) Hoàn thành các PTHH sau:
a) C4H9OH + O2 ( CO2 ( + H2O ; b) CnH2n - 2 + ? ( CO2 ( + H2O
c) KMnO4 + ? ( KCl + MnCl2 + Cl2 ( + H2O
d) Al + H2SO4(đặc, nóng) ( Al2(SO4)3 + SO2 ( + H2O

Bài 2: Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử oxi có trong 16,0 g khí sunfuric.
(giả sử các nguyên tử oxi trong khí sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử oxi).

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48 dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước.
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b) Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8. Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất phản ứng.
c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.

Đề 3:
Bài 1: a) Khi cho hỗn hợp Al và Fe dạng bột tác dụng với dung dịch CuSO4, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các phương trình phản ứng, cho biết thành phần dung dịch và kết tủa gồm những chất nào?
b) Khi cho một kim loại vào dung dịch muối có thể xảy ra những phản ứng hoá học gì ? Giải thích ?
Bài 2: Có thể chọn những chất nào để khi cho tác dụng với 1 mol H2SO4 thì được:
a) 5,6 lít SO2 b) 11,2 lít SO2 c) 22,4 lít SO2 d) 33,6 lít SO2
Các khí đo ở đktc. Viết các phương trình phản ứng
Bài 3: Đốt cháy một ít bột đồng trong không khí một thời gian ngắn. Sau khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng lên khối lượng của bột đồng ban đầu. Hãy xác định thành phần % theo khối lượng của chất rắn thu được sau khi đun nóng
Bài 4: a) Cho oxit kim loại M chứa 65,22% kim loại về khối lượng. Không cần biết đó là kim loại nào, hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 19,6% tối thiểu cần dùng để hoà tan vừa hết 15 g oxit đó
b) Cho 2,016g kim loại M có hoá trị không đổi tác dụng hết với oxi, thu được 2,784g chất rắn. hãy xác định kim loại đó
Bài 5: Cho 10,52 g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 g hỗn hợp oxit. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M
Bài 6: Có 2 chiếc cốc trong mỗi chiếc cốc có 50g dung dịch muối nitrat của một kim loại chưa biết. Thêm vào cốc thứ nhất a (g) bột Zn, thêm vào cốc thứ hai cũng a (g) bột Mg, khuấy kĩ các hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau khi kết thúc các phản ứng đem lọc để tách các kết tủa từ mỗi cốc, cân khối lượng các kết tủa đó, thấy chúng khác nhau 0,164 g. Đem đun nóng các kết tủa đó với lượng dư HCl, thấy trong cả 2 trường hợp đều có giải phóng H2 và cuối cùng còn lại 0,864 g kim loại không tan trong HCl dư
Hãy xác định muối nitrat kim loại và tính nống độ % của dung dịch muối này.

Trời ui post xong đống này mệt quá!
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

Típ nè!

Đề 4:
I- phần trắc nghiệm: (3 điểm)
A- Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào ô trống.
1) Những nguyên tử có cùng số ........1........ trong hạt nhân đều là .......2......... cùng loại, thuộc cùng một ........3....... hoá học.
2) Các .........4......... có phân tử là hạt hợp thành, còn .......5......... là hạt hợp thành của ...........6.......... kim loại.
B- Lựa chọn đáp án đúng.
1) Số nguyên tử H có trong 0,5 mol H2O là:
A. 3 . 1023 nguyên tử B. 6. 1023 nguyên tử
C. 9 . 1023 nguyên tử D. 12 . 1023 nguyên tử
2) Nguyên tử A có điện tích hạt nhân là 11+. Hỏi nguyên tử A có bao nhiêu lớp electron ?
A. 1 B. 2 C. 3 D.4
3) Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tố là X và O, nguyên tố X có hoá trị VI. Tỷ khối của hợp chất với oxi là 2,5. Nguyên tố X là:
A. Nitơ B. Phốt pho C. Lưu huỳnh D. Cacbon
4) Trong các công thức hoá học sau, công thức nào sai ?
A. Fe3(HPO4)2 B. Fe (H2PO4)2
C. Fe (H2PO4)3 D. Fe2(HPO4)3
5) Đốt cháy 9 (g) sắt trong 22,4 lít khí oxi (đktc) khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng oxit sắt từ sinh ra là:
A. 12,2 (g) B. 11,6 (g) C. 10,6 (g) D. 10,2 (g)
6) Oxit axit tương ứng của axit HNO3 là:
A. NO2 B. N2O3 C. N2O5 D. NO
ii- phần tự luận (17 điểm)
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ? Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào ? Vì sao ?
a) KMnO4 --t0------>...................+......................+
b) Fe + H3PO4 -----> ..................+
c) S + O2 to ?
d) Fe2O3 + CO -- t0--> Fe3O4 +.........................
2) Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại có hoá trị III ?
3) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn ? Vì sao ?
4) Đốt 12,4 (g) phốt pho trong khí oxi. Sau phản ứng thu được 21,3 (g) điphốtphopentaoxit. Tính.
a) Thể tích khí O2 (đktc) tham gia phản ứng) ?
b) Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ?
5) ở nhiệt độ 1000C độ tan của NaNO3 là 180g, ở 200C là 88g. Hỏi có bao nhiêu gam NaNO3 kết tinh lại khi làm nguội 560g dung dịch NaNO3 bão hoà từ 1000C xuống 200C ?
6) Cho X là hỗn hợp gồm Na và Ca. m1(g) X tác dụng vừa đủ với V (l) dung dịch HCl 0,5M thu được 3,36 (lít) H2 (đktc). m2 (g) X tác dụng vừa đủ với 10,8 (g) nước. Tính:
a) Tỷ lệ khối lượng m1/ m2 ?
b) Nếu cho m2 (g) X tác dụng vừa đủ với V dung dịch HCl thì nồng độ mol/ l của dung dịch HCl đã dùng là bao nhiêu ?
 
Last edited by a moderator:
T

tiendatsc

Câu 1(4 điểm):hãy chỉ rõ câu đúng, câu sai trong n~ câu sau:
A- Số nguyên tử Fe trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử Mg có trong 1,4 gam Mg.
B- Dung dịch muối ăn là một hỗn hợp.
C- 0,5 mol O có khối lượng 8 gam
D- 1 nguyên tử Ca có khối lượng 40 gam

Câu 2 (6 điểm): cho các kim loại Al, Fe, Cu và các gốc : OH, NO3, HCO3, SO4, PO4.
Hãy viết các công thức bazơ và muối tương ứng rồi gọi tên

câu 1 : ý A,B,D sai
Ý C : đúng
Câu 2 : các ba zơ ko t/u với các KL mà t/u với các oxit bazo ( hơi khó hiểu do đề )
các bazo có thể là : [TEX]Al(OH)_3[/TEX] , [TEX]Fe(OH)_3[/TEX] , [TEX]Fe(OH)_2[/TEX]
[TEX]Cu(OH)_2[/TEX]
các muối là : [TEX]Fe(NO_3)_3[/TEX] , [TEX]Fe(NO_3)_2[/TEX] , [TEX]Fe_2(CO_3)_3[/TEX] , [TEX]FeCO_3[/TEX] , [TEX]FESO_4[/TEX] , [TEX]Fe_2(SO_4)_3[/TEX] , [TEX]FePO_4[/TEX] , [TEX]Fe_3(PO_4)_2[/TEX]
[TEX]Al(NO_3)_3[/TEX], [TEX]Al_2(CO_3)_3[/TEX] , [TEX]Al_2(SO_4)_3[/TEX] , [TEX]AlPO_4[/TEX]
[TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX] , [TEX]CuSO_4[/TEX] , [TEX]Cu_3(PO_4)_2[/TEX]
Hiện mới chỉ 1 ít tẹo sẽ post tiếp:)>-

Câu 3 (5 điểm): Để khử m(g) Fe2O3 thành Fe cần 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí CO và H2
a- Viết các PTHH
b- Tính m và % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
Cho biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với khí C2H6 bằng 0,5
Fe:56 ; C:12 ; O:16 ; H:1.

Câu 4(5 điểm): Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
- Cho vào cốc dựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a(g) Al
Sau một thời gian cân vẫn ở vị trí thăng bằng
Tính a, biết có các phản ứng sau xảy ra:
- CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 +CO2 + H2O ( 1)
- 2Al + 3 H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
Biết Al:27 ; C:12 ; O:16 ; Ca:40 ; H:1
câu 3 :
a) [TEX]Fe_2O_3[/TEX] + 3CO --> 2Fe + [TEX]3CO_2[/TEX] (1)
[TEX]Fe_2O_3[/TEX] + [TEX]3H_2[/TEX] ---> 2Fe + [TEX]3H_2O[/TEX] (2)
b) mol hh = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol
]\TPT 1,2 : mol [TEX]Fe_2O_3[/TEX] = mol hh . [TEXfrac{1}{3}[/TEX] = 0,6 . [TEX]\frac{1}{3}[/TEX] = 0,2 mol
=> m = 32g
Câu 4 : Vì Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
=> Klg HCl = KLg [TEX]H_2SO_4[/TEX]
mol [TEX]CaCO_3[/TEX] = 25 : 100 = 0,25 mol
_TPT 1 : mol HCl = 2 mol [TEX]CaCO_3[/TEX] = 2 . 0,25 = 0,5 mol
KLG HCl = 0,5 . 36,5 = 18,25g
vì KLg HCl =KLg [TEX]H_2SO_4[/TEX]
=>KLg [TEX]H_2SO_4[/TEX] = 18,25g
mol [TEX]H_2SO_4[/TEX] = 18,25 : 98 = 0,186 mol
TPT 2 :mol Al = [TEX]\frac{2}{3}[/TEX].mol [TEX]H_2SO_4[/TEX] = [TEX]\frac{2}{3}[/TEX] . 0,186 = 0,124 mol
Klg Al = 0,124 . 27 = 3,348g
=> a = 3,348g
:)>-

Bài 1: 1) Cho các PTHH sau PTHH nào đúng, PTHH nào sai? Vì sao?
a) 2 Al + 6 HCl ( 2 AlCl3 + 3H2 (; b) 2 Fe + 6 HCl ( 2 FeCl3 + 3H2(
c) Cu + 2 HCl ( CuCl2 + H2 ( ; d) CH4 + 2 O2 ( SO2 ( + 2 H2O

2) Chọn câu phát biểu đúng và cho ví dụ:
a) Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
b) Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
c) Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
d) Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

3) Hoàn thành các PTHH sau:
a) C4H9OH + O2 ( CO2 ( + H2O ; b) CnH2n - 2 + ? ( CO2 ( + H2O
c) KMnO4 + ? ( KCl + MnCl2 + Cl2 ( + H2O
d) Al + H2SO4(đặc, nóng) ( Al2(SO4)3 + SO2 ( + H2O
câu 1 :
câu a đúng
còn câu b sai vì khi sắt t/d với HCl sẽ phải tạo ra muối mà KL có trong muối phải có hóa trị thấp mà theo PT lại có hóa trị cao
câu c sai vì Cu ko t/d với HCl
câu d sai vì khi 1 hợp chất có chứa 2 ng tố là C,H t/d với oxi sẽ tạo ra cacboddiooxrrxxit và nước
câu 2 :
câu a đúng như oxit axit là [TEX]P_2O_5[/TEX] tương ứng với 1 axit là[TEX]H_3PO_4[/TEX]
câu d đúng như oxit bazo là FeO tương ứng với 1 bazo là [TEX]Fe(OH)_2[/TEX]
Câu 3: [TEX]C_4H_9OH[/TEX] + [TEX]6O_2[/TEX] --> [TEX]4CO_2[/TEX] + [TEX]5H_2O[/TEX]
[TEX]C_nH_(2n-2)[/TEX] + [TEX]\frac{3n-1}{2}[/TEX][TEX]O_2[/TEX] --> [TEX]nCO_2[/TEX] + [TEX](n-1)H_2O[/TEX]
[TEX]2KMnO_4[/TEX] + 16HCl --> 2KCl + [TEX]2MnCl_2[/TEX] + [TEX]5Cl_2[/TEX] + [TEX]8H_2O[/TEX]
2Al + [TEX]6H_2SO_4[/TEX] ---> [TEX]Al_2(SO_4)[/TEX] + [TEX]6H_2O[/TEX] + [TEX]3SO_2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
O

o0honeybaby0o

Đề 4:
I- phần trắc nghiệm: (3 điểm)
A- Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào ô trống.
1) Những nguyên tử có cùng số ........proton........ trong hạt nhân đều là .......nguyên tử......... cùng loại, thuộc cùng một ........nguyên tố....... hoá học.
2) Các .........phi kim......... có phân tử là hạt hợp thành, còn .......nguyên tử......... là hạt hợp thành của ...........nguyên tố.......... kim loại. (câu nì không hỉu lắm, nên phán bừa :D)

B- Lựa chọn đáp án đúng.
1) Số nguyên tử H có trong 0,5 mol H2O là:
A. 3 . 10^23 nguyên tử
2) Nguyên tử A có điện tích hạt nhân là 11+. Hỏi nguyên tử A có bao nhiêu lớp electron ?
D.4
3) Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tố là X và O, nguyên tố X có hoá trị VI. Tỷ khối của hợp chất với oxi là 2,5. Nguyên tố X là:
C. Lưu huỳnh

4) Trong các công thức hoá học sau, công thức nào sai ?
D. Fe2(HPO4)3

5) Đốt cháy 9 (g) sắt trong 22,4 lít khí oxi (đktc) khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng oxit sắt từ sinh ra là:
A. 12,2 (g)

6) Oxit axit tương ứng của axit HNO3 là:
C. N2O5
(Chọn đại)

ii- phần tự luận (17 điểm)
1) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ? Cho biết mỗi phản ứng thuộc loại nào ? Vì sao ?
a) 2KMnO4 to >> K2MnO4 + MnO2 + O2
b) 2Fe + 2H3PO4 >> Fe3 (PO4)2 + 3H2
c) S + O2 to >> SO2
d) 3Fe2O3 + CO t0 >> 2Fe3O4 + CO2

(Ủa, đề 3 chưa ai làm àh? Vây mà cứ tưởng có người làm rồi, nên em xử cái đề 4 trc'. Thôi, trc’ mắt là như vậy đi. Đi ăn cơm cái, sáng jờ đi bán gành hang rong trong trường mệt wá, chút chjù em post típ)
 
T

tiendatsc

Bài 2: Tính số mol nguyên tử và số mol phân tử oxi có trong 16,0 g khí sunfuric.
(giả sử các nguyên tử oxi trong khí sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử oxi).

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn khí A cần dùng hết 8,96 dm3 khí oxi thu được 4,48 dm3 khí CO2 và 7,2g hơi nước.
a) A do những nguyên tố nào tạo nên? Tính khối lượng A đã phản ứng.
b) Biết tỷ khối của A so với hiđro là 8. Hãy xác định công thức phân tử của A và gọi tên A.

Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất phản ứng.
c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.
Câu 2 :
%O =[TEX]\frac{48}{80}[/TEX].100% = 60%
[TEX]m_O[/TEX] = 60% . 16 = 9,6g
[TEX]n_O[/TEX] = 9,6 : 16 = 0,6 mol
giả sử các nguyên tử oxi trong khí sunfuric tách ra và liên kết với nhau tạo thành các phân tử oxi
thì [TEX]n_O_2[/TEX] = 0,5.[TEX]n_O[/TEX] = 0,5 . 0,6 = 0,3 mol ( ko chắc chắn )
Câu 3
a) A có thể gồm 3 nguyên tố là C,H,O nhưng cũng có thể chỉ gồm 2 ng tố là C,H
đổi : [TEX]8,96dm^3[/TEX] = 8,96 l ; [TEX]4,48dm^3[/TEX] = 4,48l
[TEX]n_O_2[/TEX] =8,96 : 22,4 = 0,4 mol
[TEX]n_(CO_2)[/TEX] =4,48 : 22,4 = 0,2 mol
[TEX]m_O_2[/TEX] = 0,4. 32 =12,8 g
[TEX]m_(CO_2)[/TEX] = 0,2. 44 =8,8g ;
[TEX]n_(H_2O)[/TEX] = 7,2 : 18 = 0,4 mol
Theo ĐLBTKL ta có :
[TEX]m_A[/TEX] =8,8+7,2 -12,8 = 3,2 g
b) [TEX]M_A[/TEX] = 8.2 = 16g
[TEX]n_A[/TEX] =3,2 : 16 =0,2 mol
Ta có PT:
[TEX]C_xH_yO_z[/TEX] + (x + [TEX]\frac{y}{4}[/TEX] - [TEX]\frac{z}{2}[/TEX]) [TEX]O_2[/TEX] --> [TEX]xCO_2[/TEX] + [TEX]\frac{y}{2}[/TEX][TEX]H_2O[/TEX]
TPT: 1 mol ( x + [TEX]\frac{y}{4}[/TEX] -[TEX]\frac{z}{2}[/TEX]) mol x mol [TEX]\frac{y}{2}[/TEX] mol
TĐB: 0,2 mol 0,4 mol 0,2 mol 0,4 mol
=> x = 0,2 : 0,2 = 1
=>[TEX]\frac{y}{2}[/TEX] = 0,4 : 0,2 = 2 mol => y = 2.2 = 4
=>x + [TEX]\frac{y}{4}[/TEX] - [TEX]\frac{z}{2}[/TEX] = 0,4 : 0,2 = 2
=> 1 + [TEX]\frac{4}{4}[/TEX] - [TEX]\frac{z}{2}[/TEX] = 2
[TEX]\frac{z}{2}[/TEX] = 2-1-1 = 0
=> z = 0
=> CTPT là [TEX]CH_4[/TEX]
Tẹo post tiếp nhé đi ăn cơm đã

2) Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại có hoá trị III ?
3) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn ? Vì sao ?
4) Đốt 12,4 (g) phốt pho trong khí oxi. Sau phản ứng thu được 21,3 (g) điphốtphopentaoxit. Tính.
a) Thể tích khí O2 (đktc) tham gia phản ứng) ?
b) Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ?
câu 2:
gọi KL đó là R ta có oxit của nó là [TEX]R_2O_3[/TEX]
vì %O = 30 %
=> [TEX]\frac{3.16}{3.16 + 2M_R }[/TEX] = 0,3
=> 3.16 = 0,3 . ( 3.16 +2M_R )
=> 48 = 14,4 + [TEX]0,6M_R[/TEX]
=> [TEX]0,6M_R[/TEX] = 33,6 => [TEX]M_R[/TEX] = 33,6 : 0,6 = 56
=> R là Fe
Câu 3 :
%O(có trong [TEX]KMnO_4[/TEX]) = [TEX]\frac{4.16}{4.16 + 39 + 55}[/TEX] . 100% = [TEX]\frac{64}{158}[/TEX] . 100% = 40,51%
%O(có trong[TEX]KClO_3[/TEX]) = [TEX]\frac{3.16}{3.16 + 39 + 35,5}[/TEX] . 100% = [TEX]\frac{48}{122,5}[/TEX] . 100% = 39,18%
thuốc tím và kali clorat có cùng KLg => hàm lượng oxi trong thuốc tím nhiều hơn trong kali clorat => số mol oxi trong thuốc tím nhiều hơn trong kali clorat => với cùng 1 KLg thuốc tím và kali clorat , thuốc tím thu được thể tích khí oxi nhiều hơn
Câu4
Theo ĐLBTKL ta có :
[TEX]m_O_2[/TEX] = 21,3 - 12,4 = 8,9g
[TEX]n_O_2[/TEX] = 8,9 : 32 = 0,278125 mol
[TEX]V_O_2[/TEX] = 0,278125 . 22,4 = 6,23l
b) ta thấy P dư ( tự CM )
4P + [TEX]5O_2[/TEX] ---> [TEX]2P_2O_5[/TEX]
TPT : [TEX]n_P[/TEX] = [TEX]\frac{4}{5}[/TEX]. [TEX]n_O_2[/TEX] = [TEX]\frac{4}{5}[/TEX] . 0,278125 = 0,225 mol
[TEX]n_P[/TEX](theo ĐB) = 12,4 : 31 = 0,4 mol
[TEX]n_P[/TEX](dư) = 0,4 - 0,225 = 0,175 mol
[TEX]m_P[/TEX](dư) = 0,175 . 31 = 5,425g
Vậy KLg chất rắn sau p/u là 5,425g ( ko biết có phải tính cả photpho pentaoxit ko nữa )
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

.Bài 4: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng(II) oxit ở 400 0C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.
b) Tính hiệu suất phản ứng.
c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng(II) oxit trên ở đktc.

Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng O bj tách ra khỏi CuO = 20-16,8=3,2 ( g )
==> khối lượng CuO tham gia PƯ là: 3,2x 80 : 16 = 16 (g)
===> hiệu suất PƯ là: 16x100:20= 80%
[TEX] CuO + H_2 ----> Cu + H_2O[/TEX]
Thấy số mol CuO tham gia PƯ = số mol H_2 = 16: 80=0,2 ( mol )
==> Thể tích khí [TEX]H_2[/TEX] đã tham gia PƯ là: 0,2 x 22,4 = 4,48 ( lít )
 
Last edited by a moderator:
O

o0honeybaby0o

Em làm tiếp đề 4 nhớ:
2) Một oxit kim loại có thành phần % khối lượng của oxi là 30%. Tìm công thức oxit biết kim loại có hoá trị III ?
CTHH chung: [tex] A_2O_3[/tex]
Khối lượng [tex] O_2[/tex] trong oxit: 16.3= 48g
Khối lượng của nguyên tố A trong oxit: 48. (100%-70%) / 30% = 112g
------> Khối lượng của một nguyên tử ng/tố A: 112/2 = 56g
------> Ng/tố A là Fe

3) Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Hỏi khi sử dụng khối lượng KMnO4 và KClO3 bằng nhau thì trường hợp nào thu được thể tích khí oxi nhiều hơn ? Vì sao ?
Gọi khối lượng cần dung là x
m [tex] KMnO_4 [/tex] = 158g, m [tex] KClO_3[/tex] = 122.5g
Ta có PTHH:
[tex] 2KClO_3 -----> 2KCl + 3O_2 [/tex]
Tỉ lệ: 2 : 2: 3
-----> KClO3 : O2 = x/ 122,5 : 3x/ 2.122.5

[tex] 2KMnO_4 ---->K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2[/tex]
Tỉ lệ: 2 : 1 : 1: 1
-----> KMnO4 : O2 = x/158 : a/2.158
>>> 3x/2.122.5 > x/2.158
Vậy, khi nhiệt phân cùng một lương, thì KClO3 sẽ cho nhiều mol hơn hay sẽ cho nhiều thể tích khi Oxi hơn.
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

Thui, chưa học dd thì thui, Trang post đáp án cũng mất công
Post đề khác vậy ^^
Đề thi HSG
Môn: Hóa 8 - Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2,5đ)
1- Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử, phân tử là gì?
2- Hãy nêu công thức liên hệ giữa số mol (n), khối lượng chất (m) và khối lượng mol nguyên tử (đối với nguyên tử) hoặc khối lượng mol phân tử (đối với phân tử) M.
3- Tính khối lượng mol nguyên tử của kim loại A biết 0,5 mol của A có khối lượng 11,5 gam.

Câu2: (1,5 đ)
Lập công thức hóa học của các chất với ôxi của các nguyên tố sau đây:
a. K(I) b.Mg(II) c. Al (III)
d. Pb(IV) e.P(V) g. S(VI)


Câu 3: (2,5đ)
Thay vào dấu hỏi công thức của những chất để phản ứng thực hiện được hoàn toàn rồi cân bằng các phản ứng đó.
a. Mg + ? ---> Mg0

b. Zn + ? ---> ZnCl2 + H2.

c. ? + 02 ----> P205
t0
d. KMn04 -----> K2Mn04 + Mn02 + ?

e. Cu0 + ? -----> Cu + H20.

Câu 4: (3,5đ)
Để hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit kim loại M cần dùng 10,65 gam HCl. Hãy xác định công thức hóa học của oxit kim loại
 
T

tiendatsc

Thui, chưa học dd thì thui, Trang post đáp án cũng mất công
Post đề khác vậy ^^
Đề thi HSG
Môn: Hóa 8 - Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2,5đ)
1- Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử, phân tử là gì?
2- Hãy nêu công thức liên hệ giữa số mol (n), khối lượng chất (m) và khối lượng mol nguyên tử (đối với nguyên tử) hoặc khối lượng mol phân tử (đối với phân tử) M.
3- Tính khối lượng mol nguyên tử của kim loại A biết 0,5 mol của A có khối lượng 11,5 gam.

Câu2: (1,5 đ)
Lập công thức hóa học của các chất với ôxi của các nguyên tố sau đây:
a. K(I) b.Mg(II) c. Al (III)
d. Pb(IV) e.P(V) g. S(VI)


Câu 3: (2,5đ)
Thay vào dấu hỏi công thức của những chất để phản ứng thực hiện được hoàn toàn rồi cân bằng các phản ứng đó.
a. Mg + ? ---> Mg0

b. Zn + ? ---> ZnCl2 + H2.

c. ? + 02 ----> P205
t0
d. KMn04 -----> K2Mn04 + Mn02 + ?

e. Cu0 + ? -----> Cu + H20.

Câu 4: (3,5đ)
Để hòa tan hoàn toàn 8 gam oxit kim loại M cần dùng 10,65 gam HCl. Hãy xác định công thức hóa học của oxit kim loại
Câu 1 :
Mol là lượng chất có chứa [TEX]6.10^{23}[/TEX] nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
KLg mol của 1 chất là KLg tính bằng g của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
CÔNG THức :[ TeX]\fbox{m = n . M}[/tex]
[TEX]M_A[/TEX] = 11,5 : 0,5 = 23g
Câu 2:
a) [TEX]K_2O[/TEX] ; b) [TEX]MgO[/TEX] ; c) [TEX]Al_2O_3[/TEX]
d) [TEX]PbO_2[/TEX] ; e) [TEX]P_2O_5[/TEX] ; f) [TEX]SO_3[/TEX]
 
F

final_online

câu 1
A...B...D sai
câu 3
số mol hỗn hợp khí là 13.44 / 22.4
số mol oxi nguyên tử bằng số mol hỗn hợp khí và bằng 3 lần số mol Fe2O3
=> số mol Fe2O3 là 13.44 * 3 / 22.4
=> m = 13.44 * 3 /22.4 *160 (g)
Câu 4 cũng trẻ con lắm...hehe chờ mình chiều nhé
bây giờ phải đi học:cool:
 
T

tiendatsc

câu 4 em nghĩ phải cho thêm ĐK về hóa trị :
Câu 3 :
2Mg + [TEX]O_2[/TEX] --> 2MgO
Zn + 2HCl ---> [TEX]ZnCl_2[/TEX] + [TEX]H_2[/TEX]
4P + [TEX]5O_2[/TEX] ---> [TEX]2P_2O_5[/TEX]
[TEX]2KMnO_4[/TEX] --> [TEX]K_2MnO_4[/TEX] + [TEX]MnO_2[/TEX] + [TEX]O_2[/TEX]
CuO + [TEX]H_2[/TEX] ---> Cu + [TEX]H_2O[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

đề cho có bị sai không mà anh giải không ra nhẩy, :-??
xem lại dùm a mấy kon số nhé
Bài này đề không sai đâu anh Zero ạ ^^
Em làm thử oy, ra Sắt anh ak ^^


bạn hãy send qua yahoo haynhinvetuonglaituoisang_huy thi` tôi sẽ giải hết

Cấm spam ở đây nhá!

@Đạt: bài này chj ra sắt thật mà ^^

Đặt CT là [TEX]M_2O_n [/TEX]
giải ra được M= 18,67n
Với n=3 thì được M=56 => Fe

( not Spam >"<)
 
Last edited by a moderator:
L

laco

Vì cô ko cho cầm đề(phải giữ bí mật với trường khác ý mà)nên laco mới chép kịp 2 bài này thôi,cùng giải nha!
1.Phân huỷ hoàn toàn m1 gam KClO3 rồi dẫn toàn bộ khí thu được vào bình kín đựng m2 kim loại Mg nung nóng.Sau phản ứng trong bình có 15,6 gam hỗn hợp chất rắn A.Chất rắn A được hoà tan trong dung dịch HCl dư thu được 3,36l H2 (đktc).Tính m1,m2
2.Hoà tan hoàn toàn 5,4 g kim loại M vào dd H2SO4 dư,thấy có khí H2 thoát ra.Phản ứng kết thúc khối lượng dd sau phản ứng nặng hơn khói lượng dd ban đầu là 4,8 g
a,Xác định kim loại M
Bài này cũng dẽ thôi(cô giáo chữa xong mới thấy dễ).........HIHI
 
T

tiendatsc

Bài 1 hình như sai :
[TEX]2KClO_3[/TEX] ---> 2KCl + [TEX]3O_2[/TEX]
Lấy khí cho p/u với Mg thì :
2Mg + [TEX]O_2[/TEX] ---> 2MgO
Vậy hh A là MgO ah thế sao lại gọi là hh :
MgO + 2HCl ---> [TEX]MgCl_2[/TEX] + [TEX]H_2O[/TEX]
Thế thì sao điều chế được [TEX]H_2[/TEX]
Bạn xem lại đi nhé !
 
T

trang14

Vì cô ko cho cầm đề(phải giữ bí mật với trường khác ý mà)nên laco mới chép kịp 2 bài này thôi,cùng giải nha!
1.Phân huỷ hoàn toàn m1 gam KClO3 rồi dẫn toàn bộ khí thu được vào bình kín đựng m2 kim loại Mg nung nóng.Sau phản ứng trong bình có 15,6 gam hỗn hợp chất rắn A.Chất rắn A được hoà tan trong dung dịch HCl dư thu được 3,36l H2 (đktc).Tính m1,m2
2.Hoà tan hoàn toàn 5,4 g kim loại M vào dd H2SO4 dư,thấy có khí H2 thoát ra.Phản ứng kết thúc khối lượng dd sau phản ứng nặng hơn khói lượng dd ban đầu là 4,8 g
a,Xác định kim loại M
Bài này cũng dẽ thôi(cô giáo chữa xong mới thấy dễ).........HIHI
1_[TEX]2KClO_3 --t--> 2KCl + 3O_2[/TEX] (1)

[TEX]2Mg + O_2 ---> 2MgO[/TEX] (2)

[TEX]Mg + 2HCl ---> MgCl_2 + H_2[/TEX] (3)
....0,015.....................................0,15
Hỗn hợp A gồm MgO và Mg dư
Theo (3) có khối lượng Mg là: 1,8g
=> khối lượng MgO là: 15,6 - 1,8 = 13,8 g
===> khối lượng m2 = khối lượng Mg ban đầu= 10,8 g
Khối lượng m1 là: 12,25g
2_ [TEX]2M + nH_2SO_4 ----> M_2(SO_4)_n + nH_2[/TEX]
...........2M (g)....................................................2n (g)
...........5,4 (g)....................................................0,6 (g)
Khối lượng dd tăng lên sau PƯ = Khối lượng kim loại [TEX]M[/TEX] - khối lượng khí [TEX]H_2 [/TEX]tạo thành
=> khối lượng khí [TEX]H_2[/TEX] là: 5,4 - 4,8 = 0,6 (g)
Có: 5,4.2n = 2M . 0,6
=> M= 9n
Với n=3 => M=27 => [TEX]Al[/TEX]
sai sót đã dc sửa chữa
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

Chị trang giải bài 1 sai rồi,bọn em giải như này cơ:
PTHH:2KClO3------>2KCl+3O2 (1)
O2+Mg------>MgO (2)
MgO+2HCl----->MgCl2+H2O (3)
Mg+2HCl----->MgCl2 +H2 (4)
nH2=0.15(mol)
Theo (4):nMg(dư)=nH2=0,15(mol)
>>>mMg(dư)=3,6(g)
>>>mMgO=15,6-3,6=12(g)
>>>nMgO=0,3 mol
Theo (2)nMg=nMgO=0,3 mol
nO2=1/2NMgO=0,15 mol
>>>m2=mMg=(0,3.24)+3,6=10,8(g)
Theo(1)nKClO3=2/3nO2=0,1 mol
>>>m1=mKClO3=0,1*122,5=12,25(g)

Còn bài 2 chị Trang cũng tìm thiếu vì còn cả nguyên tố Liti(Li)nữa cơ!!!!!!!!!!

1.Đốt cháy 10gC thu đươc hỗn hợp gồm CO và CO2 theo tỉ lệ về thể tích:VCO:VCO2=4:1.Tính thể tích O2 đã phản ứng
2.Một bình kín chứa 3 mol SO2 và 3 mol O2 có 1 ít bột xúc tác là V2O5.Nung nóng bình 1 thời gian thu được hỗn hợp khí A
a,Nếu hiệu suất đạt 75%thì số mol SO3 được tạo thành là bao nhiêu?
b,Nếu hốn hợp A là 4,25 mol thì thành phần %SO2 bị Oxi hoá thành SO3 là bao nhiêu?
:D:D:D:D:D:D

Cho m g Fe vao dung dich AgNO3 duoc hỗn hợp X gồm 2 kim loại . Chia X làm 2 phần . Phần ít m1 gam cho tác dụng với HCl dc 0.1 mol khí H2. Phần nhiều m2 gam , cho tác dụng hết với dung dịch HNo3 loãng dư, được 0.4 mol khí NO. Biết m2-m1=32.8. m bằng
A, 33.6g và 47.1 g
B. 3.36 và 4.71 g
C. 17.4 g và 63.3 gam
D. 1.74 g và 6.33 gam
xem tớ bài này đi

CH3_CH=CH2 +Cl2===> CH3-CHCl-Ch2Cl
CH3-CHCl-Ch2Cl+2KOH===>CH3_Cnối baCH+2 KBr+2H2O

Cl2 này là khí cũng được hay là có cần lỏng như dung dịch Br2 ko
 
Last edited by a moderator:
T

trang14

Chị trang giải bài 1 sai rồi,bọn em giải như này cơ:
PTHH:2KClO3------>2KCl+3O2 (1)
O2+Mg------>MgO (2)
MgO+2HCl----->MgCl2+H2O (3)
Mg+2HCl----->MgCl2 +H2 (4)
nH2=0.15(mol)
Theo (4):nMg(dư)=nH2=0,15(mol)
>>>mMg(dư)=3,6(g)
>>>mMgO=15,6-3,6=12(g)
>>>nMgO=0,3 mol
Theo (2)nMg=nMgO=0,3 mol
nO2=1/2NMgO=0,15 mol
>>>m2=mMg=(0,3.24)+3,6=10,8(g)
Theo(1)nKClO3=2/3nO2=0,1 mol
>>>m1=mKClO3=0,1*122,5=12,25(g)

Còn bài 2 chị Trang cũng tìm thiếu vì còn cả nguyên tố Liti(Li)nữa cơ!!!!!!!!!!
trường hợp Li đã bj loại
m=9n cơ mà em ^^
Li = 7 mà ^^
Còn bài kia cách giải vẫn vậy
m1 chj uýnh nhầm em ak ^^ Sr nhá
 
Last edited by a moderator:
L

laco

Em nhầm chị ạ,là nguyên tố beri chứ ko phải liti,xin lỗi chị nha
Beri=9 mà,có tính ko nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom