[Vật lý 12] Ôn tập chuẩn bị cho hsg.

H

harry18

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng ôn tập chuẩn bị cho học sinh giỏi.

Câu 1: Muốn đo bề dày của một bản thủy tinh mỏng, người ta đặt bản mỏng trước một trong hai khe S1, S2 của máy giao thoa young. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có [TEX]\lambda = 0,55 \mu m[/TEX], chiết suất thủy tinh n = 1,5.
Người ta quan sát thấy vân sáng trung tâm bị dịch chuyển về vị trí của vân sáng thứ 5 ứng với lúc đầu chưa đặt bản thủy tinh. Tính bề dày của bản thủy tinh.

Đáp án: e = 5,5 micromet

Câu 2: Một bánh xe bắt đầu quay với vận tốc đầu v = 0. Trong khi quay, người ta đếm được bánh xe quay 180 vòng trong 30 s. Vận tốc bánh xe ở cuối thời gian trên là 10 vòng/s. Giả sử gia tốc góc không đổi. Tính
a. Vận tốc [TEX]v_1[/TEX] của bánh xe lúc bắt đầu đếm số vòng quay.
b. Thời gian quay từ lúc nghỉ ban đầu đến lúc đếm.
c. Viêt phương trình chuyển động của bánh xe. Lấy gốc thời gian là lúc bánh xe bắt đầu quay.

Đáp án:
a. v_1 = 2 vòng/s
b. t = 7,5 s
c. φ = 0,837.t^2
 
H

hot_spring

Cùng ôn tập chuẩn bị cho học sinh giỏi.
Câu 2: Một bánh xe bắt đầu quay với vận tốc đầu v = 0. Trong khi quay, người ta đếm được bánh xe quay 180 vòng trong 30 s. Vận tốc bánh xe ở cuối thời gian trên là 10 vòng/s. Giả sử gia tốc góc không đổi. Tính
a. Vận tốc [TEX]v_1[/TEX] của bánh xe lúc bắt đầu đếm số vòng quay.
b. Thời gian quay từ lúc nghỉ ban đầu đến lúc đếm.
c. Viêt phương trình chuyển động của bánh xe. Lấy gốc thời gian là lúc bánh xe bắt đầu quay.

Gọi thời điểm bắt đầu đếm là t_1, thời điểm dừng đếm là t_2.
[TEX]\Rightarrow t_2=t_1+30[/TEX]
Vận tốc góc ở thời điểm [TEX]t_2[/TEX] là 10 vòng/s [TEX]\Rightarrow \gamma t_2=20 \pi (rad/s) \Leftrightarrow \gamma (t_1+30)=20 \pi[/TEX].

Góc quay trong khi đếm là [TEX]\Delta_{\varphi_1}- \Delta_{\varphi_2}=\frac{\gamma t_2^2}{2}-\frac{\gamma t_1^2}{2}=360 \pi \Leftrightarrow \gamma(2t_1+30)=24 \pi[/TEX].

Ta có hệ PT 2 ẩn [TEX]\gamma[/TEX] và [TEX]t_1[/TEX]. Giải hệ ta thu được [TEX]t_1=7,5s[/TEX].

[TEX]\omega_1=\gamma t_1 =4 \pi (rad/s)[/TEX]
Từ đó viết được PT chuyển động.
 
P

perang_sc_12c6

mấy bài này hay thật đáy cảm ơn cậu ngen!!!!!!!!

Cùng ôn tập chuẩn bị cho học sinh giỏi.

Câu 1: Muốn đo bề dày của một bản thủy tinh mỏng, người ta đặt bản mỏng trước một trong hai khe S1, S2 của máy giao thoa young. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có [TEX]\lambda = 0,55 \mu m[/TEX], chiết suất thủy tinh n = 1,5.
Người ta quan sát thấy vân sáng trung tâm bị dịch chuyển về vị trí của vân sáng thứ 5 ứng với lúc đầu chưa đặt bản thủy tinh. Tính bề dày của bản thủy tinh.


theo tớ thì : vị trí vân sáng bậc 5 lúc chưa có tấm thủy tinh là:
x =([TEX]\lambda . D . 5) / a khi dưa tấm thủ tinh vào thì vị trí cửa vân trung tâm là: x' = \frac{D}{a}. e. ( n-1) sau đó theo đầu bài thì x trùng x' nên e = \frac{[TEX]\lambda .5}{n-1} = 5.5.10^ -6 m hic hic! wa đây nhân tiện cảm ơn Help_physics nếu ko có bài viêt của bạn thì tui sẽ vẫn chưa làm được bài này !!!!!!!! chân thành cảm ơn bạn ngen[/TEX]
 
H

harry18

Tiếp đây

Câu 3:
Có ba con lắc đơn có cùng chiều dài dây treo, cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ 2 mang điện tích q1 và q2. Con lắc thứ 3 không mang điện. Đặt lần lượt 3 con lắc vào điện trường đều có [TEX] \vec{E} [/TEX] theo phương thẳng đứng và hướng xuống. Chu kì dao động của chúng trong điện trường lần lượt là [TEX]T_1[/TEX], [TEX]T_2[/TEX], [TEX]T_3[/TEX] với: [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3[/TEX] ; [TEX]T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX]. Tính q1 và q2 biết [TEX]q_1 + q_2 = 7,4.10^{-8} (C)[/TEX].
Đáp án: q1 = 6,4.10^{-8} (C) ; q2 = 10^{-8} (C)
 
P

perang_sc_12c6

bài này hay ghê!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu 3:
Có ba con lắc đơn có cùng chiều dài dây treo, cùng khối lượng. Con lắc thứ nhất và thứ 2 mang điện tích q1 và q2. Con lắc thứ 3 không mang điện. Đặt lần lượt 3 con lắc vào điện trường đều có [TEX] \vec{E} [/TEX] theo phương thẳng đứng và hướng xuống. Chu kì dao động của chúng trong điện trường lần lượt là [TEX]T_1[/TEX], [TEX]T_2[/TEX], [TEX]T_3[/TEX] với: [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3[/TEX] ; [TEX]T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX]. Tính q1 và q2 biết [TEX]q_1 + q_2 = 7,4.10^{-8} (C)[/TEX].

ta có : [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3[/TEX] ; [TEX]T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX]
từ đây =====> [TEX]T_3[/TEX] > [TEX]T_2[/TEX] > [TEX]T_1[/TEX]
mặt # [TEX] \vec{E} [/TEX] theo phương thẳng đứng và hướng xuống
nên từ đây ta có thể kết luận rằng hai điện tích q1 và q2 đều là điện tích +
khi đặt [TEX]T_1[/TEX] , [TEX]T_2[/TEX] vào trong điện trường đều thì khi đó cả hai sẽ có 1 gia tốc biểu kiến lần lượt là:
g_1 = g+ a_1
g_2= g + a_2
mặt # : [TEX]T_1 = \frac{1}{3}T_3[/TEX] ==> a_1= 8g
[TEX]T_2 = \frac{2}{3}T_3[/TEX] ==> a_2 = 5/4 .g

===> a_1/ a_2 = 32/5
mà a= (q.E)/D
===> 5.q1=32.q2
kết hợp với [TEX]q_1 + q_2 = 7,4.10^{-8} (C)[/TEX]
======> q1= 6.4.10^-8
q2= 10^-8


HÌHÌ! MÌNH CŨNG XIN ĐÓNG GÓP VÀI BÀI NGEN:
bài 1: 1 con lắc đơn dùng làm con lắc của đồng hồ có T= 2s tại mặt đất . khi đưa lên độ cao 3.2 Km trong 1 ngày đêm đồng hồ sẽ chạy bao nhiu giây ?
bài 2: 1 đồng hồ có chu kì dđ ở t1=20*C là 2s .nếu ở 30*C thì trong 1 ngày đêm nó chạy sai bao nhiu giây? bít anpha ( là hệ số nở dài ) = 1.85 10^-5
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Câu tiếp

Câu 4:
A.
Một con lắc đơn gồm một quả cầu nhỏ có m = 100g treo vào một sợi dây có chiều dài [tex] l [/tex]. Con lắc treo trong thùng thang máy đứng yên. Cho con lắc dao động với biên độ góc [tex] \alpha _o[/tex], [tex] T_o = 2 (s) [/tex] tại nơi có g = 9,81 (m/s2).
Bỏ qua ma sát tính [tex] l [/tex]

B.
Con lắc dao động, thang máy đột ngột đi lên với gia tốc a = g/10. Tính chu kì T và biên độ mới [tex] \beta _o[/tex] của con lắc.

C. Thang máy tiếp tục đi lên nhưng chuyển động thẳng đều, tìm lực căng dây treo của con lắc khi qua vị trí cân bằng và biên.

Đáp án:
A. l = 1m
B. beta ~ 5,72 độ, T = 1,907 s
C. 0,9917 N
Đáp án chưa chắc chắn.
Còn bài tập ở đây nữa này! Vào đó làm đi!
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=549100#

Hai quả cầu có bán kính và khối lượng bằng nhau, quả cầu I đặc, quả cầu II rỗng.
Hai quả cầu được thả cùng một độ cao trên mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu bằng không. Hai quả cầu lăn không trượt đến chân mặt phẳng nghiêng, khối cầu I có vận tốc [TEX]v_1[/TEX], khối cầu II có vận tốc [TEX]v_2[/TEX]. So sánh [TEX]v_1[/TEX] và [TEX]v_2[/TEX].

Cả ở đây này: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=35753

Có đề đây.

Kì thi chọn đội tuyển HSG lớp 12 THPT năm học 2008 - 2009. Sở giáo dụ và đào tạo Thanh Hoá

Câu 1: (4 điểm)
Trên mặt bàn nằm ngang có hai vật A và B, khối lượng tương ứng m1 = 400 g và m2 = 1,2 kg, đượng nối với nhau bằng 1 lò xo. Dùng 1 sợi dây nén 2 vật vào lò xo, sau đó đốt dây, lò xo bật ra làm 2 vật chuyển động thẳng trên mặt bàn nằm ngang. Vật A đi được đoạn đường L1 = 45 cm rồi dừng lại. Hỏi vật B đi được đoạn đường bao nhiêu. Coi hệ số ma sát giữa mỗi vật và bàn là như nhau.

Câu 2: (4 điểm)
Một máy hơi nước công suất 11 kW. Nhiệt độ của nồi hơi [TEX]180^oC[/TEX], của bình ngưng [TEX]50^oC[/TEX]. Biết rằng: 1kg hơi ở [TEX]180^oC[/TEX] khi chuyển thành nước ở [TEX]50^oC[/TEX] toả ra nhiệt lượng [TEX]2,55.10^3[/TEX] kJ.
a. Máy tiêu thụ trong mỗi giờ 180 kg hơi. Tính hiệu suất thực và nhiệt lượng hao phí( không biến thành công) trong một giờ.
b. Nếu máy có hiệu suất lí tưởng ( theo định luật cac-nô) thì lượng hơi cần mỗi giờ là bao nhiêu? Tính nhiệt lượng hao phí ở nhiệt độ này.

Câu 3: (4 điểm)
Trong mạch dao động gồm 1 tụ có điện dung C và 2 cuộn cảm mắc song song và 1 khoá K ở mạch chính. Tụ điện được tích điện đến 1 hiệu điện thế nào đinh. Sau khi đóng khoá K, trong mạch xảy ra dao động tự do không tắt và giá trị biên độ của dòng điện trong cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L_2[/TEX] bằng [TEX]I_{2m}[/TEX]. Khi dòng điện trong cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L_1[/TEX] đạt giá trị cực đại, người ta nhanh chóng rút lõi sắt ra khỏi cuộn dây (thời gian thực hiện rất nhỏ so với chu kì dao động). Điều đó dẫn đến làm gimả độ tự cảm của cuộn dây này [TEX]\mu [/TEX] lần. Tìm điện áp cực đại trên tụ điện của dao động điện trong mạch sau khi rút lõi.

Câu 4: (4 điểm)
Cho 1 hệ cơ dao động thẳng đứng gồm: 1 lò xo L1 có độ cứng K1 = 150 N/m; 1 lò xo L2 có độ cứng K2 = 100 N/m. Lò xo L1 gắn 1 đầu lên giá, đầu còn lại gắn vào phía trên vật M1 treo thẳng đứng. Lò xo L2 được gắn 1 đầu vào phần dưới của vật M1, đầu còn lại gắn vào mặt bàn phía dưới. Dùng 1 đĩa trụ tròn M2 đặt lên vật M1 và có thể trượt không ma sát trên lò xo. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì lò xo trên dãn 6 cm, lò do dưới dãn 6,5 cm. Lấy g = 10 [TEX]m/s^2[/TEX].
a. Thời điểm t = 0, lò xo trên giãn 5,5 cm, hai vật đang đi lên và động năng đang bằng 3 lần thế năng. Hãy viết phương trình dao động của hệ.
b. Hệ cơ này có thể dao động điều hoà với biên độ giới hạn trong phạm vi nào.

Câu 5: (2 điểm)
Một hạt bụi nằm cố định tại điểm O và thừa [TEX]10^3[/TEX] electron. Từ rất xa O có 1 electron chuyển động hướng về hạt bụi với vận tốc ban đầu [TEX]V_o = 10^5 m/s[/TEX]. Xác định khoảng cách nhỏ nhất mà electron đó có thể tiến đến gần hạt bụi. Bỏ qua tác dụng của trọng trường.

Câu 6: (2 điểm)
Một cái thước dài L dao động như 1 con lắc vật lí quanh 1 điểm O nằm trên thước và cách trọng tâm G của thước 1 khoảng x.
a. Xác định chu kì dao động của con lắc theo L và x.
b. Với giá trị nào của x/L thì chu kì là cực tiểu?

Hết. Hình vẽ có nhưng tui không biết post. Có gì, tui đã trình bày rất kĩ trong đề. Đọc rồi tự vẽ he.
Đây nữa này..
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=34674&page=3
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

HÌHÌ! MÌNH CŨNG XIN ĐÓNG GÓP VÀI BÀI NGEN:
bài 1: 1 con lắc đơn dùng làm con lắc của đồng hồ có T= 2s tại mặt đất . khi đưa lên độ cao 3.2 Km trong 1 ngày đêm đồng hồ sẽ chạy bao nhiu giây ?
bài 2: 1 đồng hồ có chu kì dđ ở t1=20*C là 2s .nếu ở 30*C thì trong 1 ngày đêm nó chạy sai bao nhiu giây? bít anpha ( là hệ số nở dài ) = 1.85 10^-5

Bài 1: Ta có:

[tex] \frac{\Delta T}{T}= \frac{h}{R} = \frac{1}{2000} [/tex]

[tex] \Rightarrow \Delta T = \frac{T}{2000} = 43.2 (s) [/tex]

Vậy mỗi ngày đồng hồ chạy chậm 43.2 (s)

Bài 2: Buồn ngủ, rảnh post tip
 
M

maiyeu_91

các anh làm tít thật đấy !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! anh harry18 ơi hay anh nhận em làm đệ tử đi! rùi dạy em để nâng cao trình độ anh nha!
 
L

laotama

cho hai quả cầu bằng chì rơi tự do . quả 1 rơi đạt vận tốc max là: V1max. quả hai là V2max
vậy nếu nối hai quả cầu bằng 1 sợi dây mảnh thì vận tốc mà hệ đạt đươc max là bao nhiêu??
biết rằng lực cản tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc và với tiết diện tiền đầu của quả cầu.(coi rằng có đủ độ cao để hai quả cầu có thể rơi để đạt vận tốc max)
 
L

laotama

--------------------------------------------------------------------------------

cho môt con lắc đơn gồm hai vật m1 và m2 treo vơi nhau trên dây. vật m1 treo cách O một đoạn L1 và vật m2 cách O L2 (L1>L2)
tìm chu kỳ dao động của con lắc gồm hệ hai vật trên
cần nữa thì liên hệ với tui nhá
 
H

harry18

--------------------------------------------------------------------------------

cho môt con lắc đơn gồm hai vật m1 và m2 treo vơi nhau trên dây. vật m1 treo cách O một đoạn L1 và vật m2 cách O L2 (L1>L2)
tìm chu kỳ dao động của con lắc gồm hệ hai vật trên
cần nữa thì liên hệ với tui nhá

Thử xem nha.
Gọi I là khối tâm của hệ gồm m1 và m2.

Theo bảo toàn momenquay, ta có: [TEX]IO = \frac{m_1.L_1 + m_2.L_2}{m_1 +m_2}[/TEX]

Khi đó, coi hệ là con lắc đơn có chiều dài [TEX]l = OI = \frac{m_1.L_1 + m_2.L_2}{m_1 +m_2}[/TEX]

Chu kì dao động là:[TEX] T = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} = 2\pi \sqrt{\frac{m_1.L_1 + m_2.L_2}{g(m_1 +m_2)}} [/TEX]
 
H

harry18

Thêm bài nữa

Bài 1:
Một electron có động lượng P, hãy xác định biểu thức tính năng lượng và động năng của electron đó (theo P, c và [tex] m_e [/tex])
Đáp số: E = căn (m^2.c^2 + P^2)

Bài 2: Một hạt có động lượng tương đối gấp 2 lần động lượng cổ điển thì tốc độ của hạt bằng bao nhiêu?
Đáp số: v = c.(căn3)/2

Bài 3: Một hạt có động năng tương đối gấp 2 lần động năng cổ điển thì tốc độ của hạt bằng bao nhiêu?
Đáp số: v = c.căn( (căn(5) -1)/2 )
 
Last edited by a moderator:
P

perang_sc_12c6

ko hiểu

Bài 1:
Một electron có động lượng P, hãy xác định biểu thức tính năng lượng và động năng của electron đó (theo P, c và [tex] m_e [/tex])


Bài 2: Một hạt có động lượng tương đối gấp 2 lần động lượng cổ điển thì tốc độ của hạt bằng bao nhiêu?


Bài 3: Một hạt có động năng tương đối gấp 2 lần động năng cổ điển thì tốc độ của hạt bằng bao nhiêu?

harry18! cậu có thể nói rõ động lượng tương đối và động lượng cổ điển là gì ko sao tui nghe lạ wá cả động năng tương đối, động năng cổ điển .
 
H

harry18

harry18! cậu có thể nói rõ động lượng tương đối và động lượng cổ điển là gì ko sao tui nghe lạ wá cả động năng tương đối, động năng cổ điển .
Perang học đến phần thuyết tương đối của anhstanh chưa. Động năng tương đối = cơ năng toàn phần trừ đi cơ năng nghỉ. Còn động năng cổ điển là động năng ta đang dùng: [TEX] W_d = \frac{1}{2}mv^2 [/TEX]
 
L

laotama

bài này rất hay về hiện tượng đây
một ống thuỷ tinh có chiết suất n=1,5 có đường kính ngoài =2R chứa đầy thuỷ ngân
-tính đường kính min của mặt trong ống để nhìn từ ngoài vào thấy thuỷ ngân như chiếm chọn cả ống
-Nếu đường kính trong là R thì nhìn từ ngoài vào bề dày của ống thuỷ ngân biểu kiến là bao nhiêu??
đáp số đây: d min =4/3 R
d`=3/2 R
 
L

laotama

nhúng một phần thước thẳng vào một bể nước trong suốt có n=4/3 sao cho thước hợp với mặt nước 1 góc anpha
đầu A chạm vào đáy bể ,I là giao điểm của mặt nước và thước .Khi nhìn xuống đáy theo phương thẳng đúng thì thấy điềm A được nâng lên đến A1và cách mặt nước 15cm
Tính chiều cao của nước trong bể
Gọi beta là góc tạo bởi A1I với AI.Hãy xác định anpha để beta max
 
H

harry18

Một bài nữa rất khó đây:
Hôm qua đi học thêm gặp bài khó quá:

1 máy hạ thế có tỉ số [TEX] \frac{N_1}{N_2} = \frac{220}{127} [/TEX], trong đó N1 và N2 lần lượt là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy. Điện trở thuần của

cuộn sơ cấp [TEX]r_1=1,2 \Omega[/TEX], điện trở thuần của cuộn thứ cấp [TEX]r_2=3,6 \Omega[/TEX]. Xem mạch từ là khép kín và hao phí do dòng Fuco

không đáng kể. Cuộn sơ cấp được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng [TEX]U_1=220V[/TEX].

a) Xác định điện áp hiệu dụng trên 2 đầu điện trở thuần [TEX]R=10 \Omega[/TEX] khi điện trở này mắc vào 2 đầu cuộn thứ cấp.

b) Xác định hiệu suất của máy biến thế đó!

Làm thử đi, khó lắm đấy!
 
Last edited by a moderator:
H

hot_spring

Tớ chưa xem kĩ nhưng có vẻ đáp số của harry18 cho bài toán trên bị sai thì phải.
 
L

laotama

mấy bài mình post đã ai làm được chưa vậy???
thôi mình chỉ post lên còn có gì liên hệ với mình nhá
sau đây là bài tập thực hành đây:
trình bày cách xác định bán kính của gương cầu lõm hoặc thấu kính phân kỳ mỏng bằng đồng hồ bấm giây và 1 viên bi sắt nhỏ có bán kính r đã biết
 
Top Bottom