[Vật lí 12] Ôn tập tổng hợp cơ học vật rắn

H

harry18

Bài tập

Các bạn hãy down bài tập ở file đính kèm ở dưới.
Đây là 1 số câu trong đề:

Câu 1: Chọn đáp án sai: Khi vật rắn quay xung quanh một trục cố định thì:
A. Mọi điểm trên vật rắn đều chuyển động trên quỹ đạo là những đường tròn, các đường tròn này có tâm nằm trên trục quay.
B. Mọi điểm trên vật rắn quay được các góc quay như nhau trong cùng một khoảng thời gian. Nói cách khác mọi điểm trên vật rắn có cùng vận tốc góc và gia tốc góc.
C. Điểm càng cách xa trục quay thì có vận tốc dài càng nhỏ.
D. Những điểm trên trục quay luôn đứng yên.

Câu 2: Chọn đáp án sai:
A. Tọa độ góc là thông số cho phép chúng ta xác định được tọa độ của vật rắn trong chuyển động quay xung quanh một trục cố định.
B. Góc hợp bởi mặt phẳng chứa trục quay và một điểm được chọn làm mốc trên vật rắn với mặt phẳng tọa độ  được gọi là tọa độ góc của vật rắn.
C. Tọa độ góc ký hiệu là , đơn vị là (rad).
D. Tọa độ góc luôn dương.

Câu 3: Chọn đáp án đúng: Vận tốc góc:
A. Là đại lượng đặc trưng cho sự quay nhanh chậm cũng như chiều quay (âm hay dương) của vật rắn xung quanh một trục cố định.
B. Vận tốc góc ký hiệu ; đơn vị là Rad/s.
C. Vận tốc góc là giá trị đại số: ω > 0 khi vật quay theo chiều dương; ω < 0 khi vật quay theo chiều âm.
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: Chọn đáp án đúng: Tốc độ góc:
A. Tốc độ góc là độ lớn của vận tốc góc, vì vậy tốc độ góc luôn lấy giá trị dương.
B. Tốc độ góc là giá trị đại số: > 0 khi vật quay theo chiều dương; < 0 khi vật quay theo chiều âm.
C. Tốc độ góc nhìn chung là khác vận tốc góc. Tốc độ góc chỉ bằng vận tốc góc khi chất điểm quay theo chiều dương.
D. Cả A, B đều đúng.

Câu 5: Chọn đáp án sai: A. Giả sử tại thời điểm t1 vật có tọa độ góc 1; tới thời điểm t2 vật có tọa độ góc 2 thì vận tốc góc trung bình trong quá trình trên là: (rad/s).
B. Vận tốc góc tức thời là đại lượng cho phép chúng ta xác định được vận tốc góc chính xác tại từng thời điểm cụ thể. Vận tốc góc tức thời: φ'(t) (rad/s).
C. Giả sử tại thời điểm t1 vật có vận tốc góc 1; tới thời điểm t2 vật có vận tốc góc 2 thì gia tốc góc trung bình trong quá trình trên là: (rad/s2)
D. Gia tốc góc tức thời là đại lượng cho phép chúng ta xác định được gia tốc góc chính xác tại từng thời điểm cụ thể. Gia tốc góc tức thời: '(t) =φ’’(t) (rad/s2).
Câu 6: Chọn đáp án sai:
A. Khi vật rắn chuyển động quay với vận tốc góc biến đổi theo thời gian, ta nói vật chuyển động quay có gia tốc góc.
B. Gia tốc góc đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của tốc độ góc. Gia tốc góc ký hiệu ; đơn vị (rad/s2).
C. Vật quay nhanh dần đều có gia tốc góc dương.
D. Vật rắn chuyển động quay nhanh dần nếu các véc tơ gia tốc góc γ và vận tốc ω góc cùng chiều, nên γω > 0 . Vật rắn chuyển động quay chậm dần nếu các véc tơ gia tốc góc γ và vận tốc góc ω ngược chiều, nên γω < 0 .

Câu 7: Chọn đáp án sai:
A. Vật rắn quay đều là chuyển động quay của một vật có vận tốc góc tại mọi điểm trên vật đều bằng nhau.
B. Vật rắn quay đều có vận tốc góc của vật không đổi theo thời gian (=const).
C. Phương trình chuyển động của vật rắn quay đều: φ = φO + ωt .
D. Vật rắn quay đều có gia tốc góc bằng 0.
 

Attachments

  • De trac nghiem Co Hoc Vat Ran.doc
    152.5 KB · Đọc: 0
H

harry18

bài tập

Hai quả cầu có bán kính và khối lượng bằng nhau, quả cầu I đặc, quả cầu II rỗng.
Hai quả cầu được thả cùng một độ cao trên mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu bằng không. Hai quả cầu lăn không trượt đến chân mặt phẳng nghiêng, khối cầu I có vận tốc [TEX]v_1[/TEX], khối cầu II có vận tốc [TEX]v_2[/TEX]. So sánh [TEX]v_1[/TEX] và [TEX]v_2[/TEX].
 
P

perang_sc_12c6

Tiep tuc nha

các bạn hãy down bài tập ở file đính kèm ở dưới.
đây là 1 số câu trong đề:

Câu 1: Chọn đáp án sai: Khi vật rắn quay xung quanh một trục cố định thì:
A. Mọi điểm trên vật rắn đều chuyển động trên quỹ đạo là những đường tròn, các đường tròn này có tâm nằm trên trục quay.
B. Mọi điểm trên vật rắn quay được các góc quay như nhau trong cùng một khoảng thời gian. Nói cách khác mọi điểm trên vật rắn có cùng vận tốc góc và gia tốc góc.
C. điểm càng cách xa trục quay thì có vận tốc dài càng nhỏ.
D. Những điểm trên trục quay luôn đứng yên.

Câu 2: Chọn đáp án sai:
A. Tọa độ góc là thông số cho phép chúng ta xác định được tọa độ của vật rắn trong chuyển động quay xung quanh một trục cố định.
B. Góc hợp bởi mặt phẳng chứa trục quay và một điểm được chọn làm mốc trên vật rắn với mặt phẳng tọa độ  được gọi là tọa độ góc của vật rắn.
C. Tọa độ góc ký hiệu là , đơn vị là (rad).
D. Tọa độ góc luôn dương.

Câu 3: Chọn đáp án đúng: Vận tốc góc:
A. Là đại lượng đặc trưng cho sự quay nhanh chậm cũng như chiều quay (âm hay dương) của vật rắn xung quanh một trục cố định.
B. Vận tốc góc ký hiệu ; đơn vị là rad/s.
C. Vận tốc góc là giá trị đại số: ω > 0 khi vật quay theo chiều dương; ω < 0 khi vật quay theo chiều âm.
D. Cả a, b và c đều đúng.

Câu 4: Chọn đáp án đúng: Tốc độ góc:
A. Tốc độ góc là độ lớn của vận tốc góc, vì vậy tốc độ góc luôn lấy giá trị dương.
B. Tốc độ góc là giá trị đại số: > 0 khi vật quay theo chiều dương; < 0 khi vật quay theo chiều âm.
C. Tốc độ góc nhìn chung là khác vận tốc góc. Tốc độ góc chỉ bằng vận tốc góc khi chất điểm quay theo chiều dương.
D. Cả a, b đều đúng.

Câu 5: Chọn đáp án sai: A. Giả sử tại thời điểm t1 vật có tọa độ góc 1; tới thời điểm t2 vật có tọa độ góc 2 thì vận tốc góc trung bình trong quá trình trên là: (rad/s).
B. Vận tốc góc tức thời là đại lượng cho phép chúng ta xác định được vận tốc góc chính xác tại từng thời điểm cụ thể. Vận tốc góc tức thời: φ'(t) (rad/s).
C. Giả sử tại thời điểm t1 vật có vận tốc góc 1; tới thời điểm t2 vật có vận tốc góc 2 thì gia tốc góc trung bình trong quá trình trên là: (rad/s2)
d. Gia tốc góc tức thời là đại lượng cho phép chúng ta xác định được gia tốc góc chính xác tại từng thời điểm cụ thể. Gia tốc góc tức thời: '(t) =φ’’(t) (rad/s2).
Câu 6: Chọn đáp án sai:
A. Khi vật rắn chuyển động quay với vận tốc góc biến đổi theo thời gian, ta nói vật chuyển động quay có gia tốc góc.
B. Gia tốc góc đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của tốc độ góc. Gia tốc góc ký hiệu ; đơn vị (rad/s2).
C. Vật quay nhanh dần đều có gia tốc góc dương.
D. Vật rắn chuyển động quay nhanh dần nếu các véc tơ gia tốc góc γ và vận tốc ω góc cùng chiều, nên γω > 0 . Vật rắn chuyển động quay chậm dần nếu các véc tơ gia tốc góc γ và vận tốc góc ω ngược chiều, nên γω < 0 .

Câu 7: Chọn đáp án sai:
A. Vật rắn quay đều là chuyển động quay của một vật có vận tốc góc tại mọi điểm trên vật đều bằng nhau.
B. Vật rắn quay đều có vận tốc góc của vật không đổi theo thời gian (=const).
C. Phương trình chuyển động của vật rắn quay đều: φ = φo + ωt .
D. Vật rắn quay đều có gia tốc góc bằng 0.

1.c 4.a 5.c
2.d 3.b 6.a 7.a
 
H

harry18

Hai quả cầu có bán kính và khối lượng bằng nhau, quả cầu I đặc, quả cầu II rỗng.
Hai quả cầu được thả cùng một độ cao trên mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu bằng không. Hai quả cầu lăn không trượt đến chân mặt phẳng nghiêng, khối cầu I có vận tốc [TEX]v_1[/TEX], khối cầu II có vận tốc [TEX]v_2[/TEX]. So sánh [TEX]v_1[/TEX] và [TEX]v_2[/TEX].

Bài này chỉ cần bảo toàn năng lượng là ra thôi mà.
Do hai qủa cầu ở cùng độ cao nên có năng lượng bằng nhau ở chân dốc.
Năng lượng của quả cầu 1 ở chân dốc là:

[tex] W_1 = \frac{1}{2}I_1\omega _1^2 + \frac{1}{2}mv_1^2 = \frac{1}{2}I_1(\frac{v_1}{R})^2 + \frac{1}{2}mv_1^2 = \frac{1}{2}v_1^2(\frac{I_1}{R^2} + m) [/tex]

Tương tự ta có năng lượng của quả cầu 2 ở chân dốc là:

[tex] W_2 = \frac{1}{2}v_2^2(\frac{I_2}{R^2} + m) [/tex]

Do hai qủa cầu ở cùng độ cao nên có năng lượng bằng nhau ở chân dốc.

[tex] \Rightarrow W_1 = W_2 [/tex]

[tex] \Rightarrow \frac{1}{2}v_1^2(\frac{I_1}{R^2} + m) = \frac{1}{2}v_2^2(\frac{I_2}{R^2} + m) [/tex]

[tex] \Rightarrow \frac{v_1^2}{v_2^2} = \frac{\frac{I_2}{R^2} + m}{\frac{I_1}{R^2} + m} [/tex]

Do quả cầu I đặc, quả cầu II rỗng nên:

[tex] I_1 < I_2 \Rightarrow \frac{v_1^2}{v_2^2} = \frac{\frac{I_2}{R^2} + m}{\frac{I_1}{R^2} + m} > 1 \Rightarrow v_1 > v_2 [/tex]
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

bổ sung thêm 1 CT nữa (CM theo kiểu đã học ở lớp 10)

[TEX]\Delta \phi =\frac{\omega_1+\omega_2}{2} \Delta t[/TEX]

(chắc anh chị đang học lớp 12 ko cần nữa)
 
Q

quynhdihoc

Em có một số bài phần này nè
1. Lúc 12h trưa kim phút và kim giờ của đồng hồ trùng nhau. HỎi lúc mấy giờ 2 kimnày
a, Vuông góc với nhau lần đầu.
b, thằng nhau lần đầu
c, Trùng nhau lần thứ 2

2.Một chiếc bàn tròn nằm ngang quay quanh 1 trục thẳng đứng đi qua tâm chậm dần đều, kể từ lúc bắt đầu khảo sát bàn quay được 3 góc = nhau liên tiếp phi1 = phi2 = phi 3 = phi rồi dừng lại. Biết thời gian bàn quay hết góc thứ 2 là t2 = 1s. Tìm thời gian quay hết góc phi 1, phi 3

3. Một đĩa tròn đồng chất tiết diện đều, đường kính 20 cm, khối lượng 200g, quay trong mặt phẳng thẳng đứng, quanh trục ngang đi qua tâm. Toạ độ góc biến đổi theo pt : phi = 20t -5t^2 . momen động lượng của đĩa ở thời điểm t = 2s là bao nhiêu ?
 
Q

quynhdihoc

Mọi người thử làm bài 2 xem, khó phết đó :D hihi :D ................................:D
 
H

huutrang93

Em có một số bài phần này nè
1. Lúc 12h trưa kim phút và kim giờ của đồng hồ trùng nhau. HỎi lúc mấy giờ 2 kimnày
a, Vuông góc với nhau lần đầu.
b, thằng nhau lần đầu
c, Trùng nhau lần thứ 2

2.Một chiếc bàn tròn nằm ngang quay quanh 1 trục thẳng đứng đi qua tâm chậm dần đều, kể từ lúc bắt đầu khảo sát bàn quay được 3 góc = nhau liên tiếp phi1 = phi2 = phi 3 = phi rồi dừng lại. Biết thời gian bàn quay hết góc thứ 2 là t2 = 1s. Tìm thời gian quay hết góc phi 1, phi 3

3. Một đĩa tròn đồng chất tiết diện đều, đường kính 20 cm, khối lượng 200g, quay trong mặt phẳng thẳng đứng, quanh trục ngang đi qua tâm. Toạ độ góc biến đổi theo pt : phi = 20t -5t^2 . momen động lượng của đĩa ở thời điểm t = 2s là bao nhiêu ?

Bài 2 của bà chị lớp 10 cũng có 1 bài tương tự, bài này đã ra thi trong Olimpic 30-4,
đề bài là 1 vật chuyển động chậm dần đều đi được 3 quãng đường liên tiếp bằng nhau, trong đó thời gian đi hết quãng đường giữa là 1 giây. Tính tổng thời gian đi hết cả 3 quãng đường

Bà chị xem bài giải của em ở đây
 
Top Bottom