[Vật lý 12] đề học sinh giỏi lí

H

harry18

Có đề đây.

Kì thi chọn đội tuyển HSG lớp 12 THPT năm học 2008 - 2009. Sở giáo dụ và đào tạo Thanh Hoá

Câu 1: (4 điểm)
Trên mặt bàn nằm ngang có hai vật A và B, khối lượng tương ứng m1 = 400 g và m2 = 1,2 kg, đượng nối với nhau bằng 1 lò xo. Dùng 1 sợi dây nén 2 vật vào lò xo, sau đó đốt dây, lò xo bật ra làm 2 vật chuyển động thẳng trên mặt bàn nằm ngang. Vật A đi được đoạn đường L1 = 45 cm rồi dừng lại. Hỏi vật B đi được đoạn đường bao nhiêu. Coi hệ số ma sát giữa mỗi vật và bàn là như nhau.

Câu 2: (4 điểm)
Một máy hơi nước công suất 11 kW. Nhiệt độ của nồi hơi [TEX]180^oC[/TEX], của bình ngưng [TEX]50^oC[/TEX]. Biết rằng: 1kg hơi ở [TEX]180^oC[/TEX] khi chuyển thành nước ở [TEX]50^oC[/TEX] toả ra nhiệt lượng [TEX]2,55.10^3[/TEX] kJ.
a. Máy tiêu thụ trong mỗi giờ 180 kg hơi. Tính hiệu suất thực và nhiệt lượng hao phí( không biến thành công) trong một giờ.
b. Nếu máy có hiệu suất lí tưởng ( theo định luật cac-nô) thì lượng hơi cần mỗi giờ là bao nhiêu? Tính nhiệt lượng hao phí ở nhiệt độ này.

Câu 3: (4 điểm)
Trong mạch dao động gồm 1 tụ có điện dung C và 2 cuộn cảm mắc song song và 1 khoá K ở mạch chính. Tụ điện được tích điện đến 1 hiệu điện thế nào đinh. Sau khi đóng khoá K, trong mạch xảy ra dao động tự do không tắt và giá trị biên độ của dòng điện trong cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L_2[/TEX] bằng [TEX]I_{2m}[/TEX]. Khi dòng điện trong cuộn dây có độ tự cảm [TEX]L_1[/TEX] đạt giá trị cực đại, người ta nhanh chóng rút lõi sắt ra khỏi cuộn dây (thời gian thực hiện rất nhỏ so với chu kì dao động). Điều đó dẫn đến làm gimả độ tự cảm của cuộn dây này [TEX]\mu [/TEX] lần. Tìm điện áp cực đại trên tụ điện của dao động điện trong mạch sau khi rút lõi.

Câu 4: (4 điểm)
Cho 1 hệ cơ dao động thẳng đứng gồm: 1 lò xo L1 có độ cứng K1 = 150 N/m; 1 lò xo L2 có độ cứng K2 = 100 N/m. Lò xo L1 gắn 1 đầu lên giá, đầu còn lại gắn vào phía trên vật M1 treo thẳng đứng. Lò xo L2 được gắn 1 đầu vào phần dưới của vật M1, đầu còn lại gắn vào mặt bàn phía dưới. Dùng 1 đĩa trụ tròn M2 đặt lên vật M1 và có thể trượt không ma sát trên lò xo. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì lò xo trên dãn 6 cm, lò do dưới dãn 6,5 cm. Lấy g = 10 [TEX]m/s^2[/TEX].
a. Thời điểm t = 0, lò xo trên giãn 5,5 cm, hai vật đang đi lên và động năng đang bằng 3 lần thế năng. Hãy viết phương trình dao động của hệ.
b. Hệ cơ này có thể dao động điều hoà với biên độ giới hạn trong phạm vi nào.

Câu 5: (2 điểm)
Một hạt bụi nằm cố định tại điểm O và thừa [TEX]10^3[/TEX] electron. Từ rất xa O có 1 electron chuyển động hướng về hạt bụi với vận tốc ban đầu [TEX]V_o = 10^5 m/s[/TEX]. Xác định khoảng cách nhỏ nhất mà electron đó có thể tiến đến gần hạt bụi. Bỏ qua tác dụng của trọng trường.

Câu 6: (2 điểm)
Một cái thước dài L dao động như 1 con lắc vật lí quanh 1 điểm O nằm trên thước và cách trọng tâm G của thước 1 khoảng x.
a. Xác định chu kì dao động của con lắc theo L và x.
b. Với giá trị nào của x/L thì chu kì là cực tiểu?

Hết. Hình vẽ có nhưng tui không biết post. Có gì, tui đã trình bày rất kĩ trong đề. Đọc rồi tự vẽ he.
 
Top Bottom