Vật lí [ Lí 12 ] Thế giới bài tập - các dạng bài thi đại học đều có tại đây

S

sachcuatoi

hình nhu dung làm sai câu 2 phàn b tì phai điều kiện để xảy ra song dùng ơ hai dầu cố dịnh là
L = k landa /2 = k v /( 2 f' )(1)
trong đó vân tốc chuyền sóng ban đầu ta có thể tinh đươc
V = landa.f vậy thì ta có khoảng cách giữa hai điêm đứng yên liên tiếp là landa/2 = > landa= 0,8
vậy thì v=320 m/s
thay vào biểu thưc (1) ta thấy là điềukienj càn có là
f= 160 k
 
H

Help_physics

Sau đây chúng ta lại tiếp tục phần "Điện Xoay Chiều" nhé!

congsuat_1.gif


Và tiếp tục với các trường hợp khác nhé :

congsuat_2.gif


congsuat_3.gif
 
H

Help_physics

Một vấn đề cực kì quan trọng trong vật lí

ĐÂY LÀ PHẦN MÁY BIẾN ÁP !

maybienthe1.gif

maybienthe2.gif
 
Last edited by a moderator:
H

Help_physics

Câu hỏi : Máy biến thế có cuộn sơ cấp với N1 = 1000 vòng quay, r1 = 1Ω, cuộn thứ cấp có N2 = 200 vòng, r2 = 1,2Ω. Nguồn ở sơ cấp có hiệu điện thế hiệu dụng là U1, tải ở thứ cấp là điện trở thuần R = 10Ω với hiệu điện thế U2. Bỏ qua sự mất mát năng lượng ở phần lõi. Tỷ số U1/U2 và hiệu suất của máy.

Bài 2. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80 %. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95 % thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế lên đến 4 kV.
B. tăng hiệu điện thế lên đến 8 kV.
C. giảm hiệu điện thế xuống còn 1 kV.
D. giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5 kV.
 
Last edited by a moderator:
A

anh2612

Bài 3 : Điện năng ở 1 trạm biến áp dc truyền dưới hdt 2kV ,P=200kW .Hệ số chỉ của các công tơ trạm phát ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chệnh lệch nhau thêm 480kW .hiệu suất của quá trình tải điẹn là????
A 80 %
B 90%
C 85%
D 95%

Bài 4:Trong thực tế khi sử dụng máy biến áp ngta thường mắc cuộn sơ cấp liên tục với nguồn mà ko cần tháo ra ngay cả khi ko cần dùng máy biến thế là do...????=((=((
 
T

thinhtran91

Bài 2. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80 %. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95 % thì ta phải
A. tăng hiệu điện thế lên đến 4 kV.
B. tăng hiệu điện thế lên đến 8 kV.
C. giảm hiệu điện thế xuống còn 1 kV.
D. giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5 kV.

Với Hiệu suất trong quá trình truyền tải điện năng, các bạn có thể dễ dàng chứng minh đc 1 công thức:

H % = (U-dentaU)/U

Áp dụng công thức trên, tính đc dentaU trong trường hợp H=80%, tính đc dentaU= 0.4kv
Thay vào công thức đó với H=95%, tính đc U =8kv.
Chọn A

P/S : bạn nào post bài giải của câu 1 của Help_P và 2 câu hỏi của anh kế ngay bên trên với, phần này mình chỉ mới tự đọc trước :((, mà ba lơn quá, ai post giùm đi :((
 
Last edited by a moderator:
H

Help_physics

Bạn nhầm rồi, theo kết quả bạn làm thì là phương án B chứ
Mới các bạn tiếp tục thảo luận dạng bài này nhá!
 
H

Help_physics

Mach_dao_dong.gif


Câu 1:
Một khung dao động gồm cuộn dây thuần cảm L và hai tụ điện C1, C2. Khi mắc C1 song song với C2 thì tần số dao động trong khung là f1 = 24.000Hz. Khi mắc C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động trong khung là f2 = 50.000Hz. Hỏi nếu mắc riêng tụ C1 với L thì tần số dao động có giá trị nào dưới đây:
A. 10.000 Hz.
B. 15.000 Hz.
C. 20.000 Hz.
D. 30.000 Hz hoặc 40.000 Hz.
Câu 2:
Một khung dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Qo = 10^(-5)C và cường độ dòng điện cực đại trong khung là Io = 10A. Chu kỳ dao động của khung dao động là:
A. 6,28.10^(7)s.
B. 62,8.10^(6)s.
C. 0,628.10^(-5)s.
D. 2.10^(-3)s.

Hai bài trên thuộc dạng khó, mong các bạn gửi bài giải chi tiết nhé!
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Mach_dao_dong.gif


Câu 1:
Một khung dao động gồm cuộn dây thuần cảm L và hai tụ điện C1, C2. Khi mắc C1 song song với C2 thì tần số dao động trong khung là f1 = 24.000Hz. Khi mắc C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động trong khung là f2 = 50.000Hz. Hỏi nếu mắc riêng tụ C1 với L thì tần số dao động có giá trị nào dưới đây:
A. 10.000 Hz.
B. 15.000 Hz.
C. 20.000 Hz.
D. 30.000 Hz hoặc 40.000 Hz.
Câu 2:
Một khung dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Qo = 10^(-5)C và cường độ dòng điện cực đại trong khung là Io = 10A. Chu kỳ dao động của khung dao động là:
A. 6,28.10^(7)s.
B. 62,8.10^(6)s.
C. 0,628.10^(-5)s.
D. 2.10^(-3)s.

Hai bài trên thuộc dạng khó, mong các bạn gửi bài giải chi tiết nhé!

Câu 2:

Theo bảo toàn năng lượng ta có:[TEX] \frac{LI_o^2}{2} = \frac{Q_o^2}{2C}[/TEX]

............................................... [TEX]\Rightarrow LC = \frac{Q_o^2}{I_o^2} = 10^{-10}[/TEX]

............................................... [TEX]\Rightarrow T = 2\pi \sqrt{LC} = 62,8.10^{-6} (s)[/TEX]

Câu 1:
Khi C1 mắc song song với C2, ta có:
f_1 = \frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{1}{LC}} = \frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{1}{L(C_1 + C_2}}
Khi mắc C1 nối tiếp C2, ta có:
f_2 = \frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{1}{LC}} = \frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{C_1C_2}{L(C_1 + C_2}}
Biết đến đấy thôi.
 
Last edited by a moderator:
H

Help_physics

Bài tập:
Một mạch dao động có L = 1 mH và C = 0,001 μF. Trong mạch đang có dao động với cường độ cực đại là 5 mA. Viết pt của cường độ dòng điện qua mạch. Cho biết tại t = 0 cường độ tức thời bằng cường độ hiệu dụng và đang giảm.
A. i = 5sin(10^6t + 0,5π) (mA).
B. i = 5sin(10^6πt + 0,5π) (mA).
C. i = 5sin(10^6t + 0,25π) (mA).
D. i = 5sin(10^6t + 0,75π) (mA).
 
Last edited by a moderator:
H

Help_physics

Bài tập chương giao thoa ánh sáng

Câu 1. Một ánh sáng đơn sắc được đặc trưng bởi:
A. Vận tốc truyền.
B. Phương truyền.
C. Chu kì.
D. Cường độ sáng.
Câu 2. Tại sao nói quang phổ Mặt Trời là quang phổ hấp thụ?
Câu 3. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm giao thoa có bước sóng λ = 0,45 μm, khoảng vân là i = 1,35 mm. Khi đặt ngay

sau khe S1 một bản thủy tinh mỏng chiết suất n = 1,5 thì vân trung tâm dịch chuyển một đoạn 1,5 cm. Bề dày của bản thủy tinh là:
A. 0,5 μm.
B. 10 μm.
C. 15 μm.
D. 7,5 μm.
 
Last edited by a moderator:
P

p3kut30nljne

ôi! đúng thứ mình cần! bạn có thể tóm tắt đầy đủ lí thuyết của các chương dùm mình luôn đc không? khi nào có lí thuyết mới thi pm sang cho mình qua nik Nh0xmAp.k0ol@yahoo.com dùm nhé! cảm ơn nhiều
 
D

duyhung_pro

conlacdon_3.gif


Và đây là các áp dụng cụ thể.

conlacdon_4.gif
em cũng chưa có thời gian để xem hết bài của anh nhưng em thấy có 1 chỗ hình như không chính xác
độ dài dây treo thay đổi theo nhiệt độ
l=lo ( 1+ a .t)
ở đây lo là độ dài ở 0 độ C chứ kô phải là ở nhiệt độ bất kì , l : độ dài ở t độ C
công thức anh đưa ra cũng chỉ là gần đúng tuy nhiên sai số ko cao nên cũng có thể áp dụng
 
D

duyhung_pro

cũng xin ủng hộ anh mấy bài gt ánh sáng :
câu 1 : C
câu 2
nói mặt trời là quag phổ vạch hấp thụ vì trên đường truyền từ mặt trời đến trái đất , AS phải truyền qua rất nhiều lớp khí , tiêu biểu là khí quyển trái đất và lớp khí heli trên bề mặt mặt trời
câu 3
nếu ai đã quen làm dạng này thì có thể dùng ngay công thức, còn nếu ai muốn rõ ràng thì bảo để em trình bày cách giải cụ thể
công thức như sau
x = e.D.(n-1)/a (*)
trong đó x là độ dịch chuyển của vân trung tâm ( dịch về phía khe có bản mỏng )
e độ dày của bản mỏng
còn D, a thì vẫn bt
từ CT i = λ.D/a ta tính đc D/a = i/ λ
-> D/a = 3000
thế vào * ta đựợc e = 10 μm >>> B
đúng kô anh
 
H

hadamtu91

Em xin mạn phép post vài câu hỏi mà mình không hiểu lắm mong các anh giải thích kỹ dùm em nha
(Chú ý: thầy em bảo chắc chắn đề không sai)

1)2 sợi dây có chiều dài là l và 1,5l .Cố định 2 đàu và kích thích thì sóng âm phát ra sẽ
A:Cùng âm cơ bản
B:Cùng 1 số hoạ âm
C:Cùng âm sắc
D:cùng độ cao

2)Hai hộp kín X Y mắc nối tiếp vào mạch điện xoay chiều.Hộp X Y chỉ gồm các phần tử mắc nối tiếp .Ta có U=44, Ux=204 , Uy=51 .Đoạn mạch X Y có những phần tử nào
A:R L
B R C
C:L C
D:R L C

3)Chọn câu đúng quang phổ vạch phát xạ
A:phụ thuộc vào nhiệt độ của nguôn
BCách đều nhau
C:phụ thuộc vào cấu hình e
D:phụ thuộc vào số nuclon trong hạt nhân

4)Trong thí nghiệm YOUNG bề rộng của khe hẹp S tối thiểu là bao nhiêu thì không quan sát đc vân giao thoa trên màn??

5)Một nguồn phóng xạ có H=2,5.10^18 Bq .T là rất lớn. Sau t=6022(s) thì thể tích khí Heli thu đc ở đktc là ?

6)Chiếu bức xạ lamda vào tế bào quang điện thì thấy Uh=1,5(V)>0 Nếu đặt vào
UAK =1,5 (V) thì động năng của e khi về tới anot là ?

7)Mạch RLC mắc nối tiếp khi đặt vào điện áp xoay chiều không đổi có tần số góc \omega (mạch có tính cảm kháng) và cho \omega biến đổi thì ta chọn được một giá trị của \omega làm cho cường độ hiệu dụng có trị số lớn nhất là Imax và trị số của tần số góc là \omega1 và \omega2 với \omega1 + \omega2 = 200 \pi thì cường độ dòng điện trong mạch lúc này là I với I=Imax/\sqrt{2} , cho L=3/(4\pi ) (H). Điện trở có trị số bằng

A. 90

B. 60

C. 150

D. 24
 
C

cmgg1991

Cho em hỏi những công thức không có trong SGK mà cũng thi Đại học à?
Thế thì thiệt thòi cho những ai không đi học thêm.
Với lại trong một đề thi ĐH không thể có quá nhiều câu dài phải ko anh?
 
D

dkakim1977

E xin mạn phép post thim vài bài tập này, đây là những bài tự luận.

1. Một con lắc lò xotreo thẳng đứng có quả cầu khối lượng m = 1kg, độ cứng K = 100N/m. Từ vị trí cân bằng kéo dãn lò xo thêm 10cm & truyền cho quả cầu vận tốc 1m/s hướng về vị trí cân bằng. Chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng.
a. Viết phương trình dao động.
b. Xác định khoảng cách di chuyển của m trong 2pi (s)
2. Một chất điểm dao động với biên độ 10cm, tần số 20Hz. Chọn gốc thời gian khi vật cách vị trí cân bằng 5cm, chuyển động về vị trí cân bằng theo chiều dương, lấy gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động.
3. Cho 2 điểm A & B trên mặt nước dao động cùng tần số 50Hz cùng pha. Trên AB số điểm dao động cực đại là 15, trong đó khoàng cách giữa 2 điểm cực đại xa nhau nhất là 14cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là?????
 
Top Bottom