Sử 12 ôn thi hsg tỉnh

0941715419

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
443
100
61
19
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày ý kiến, suy nghĩ về nhận định sau Đảng và nhà nước ta tiến hành đổi mới vào tháng 12/1986 là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với CNXH
2.Tsao nói LHQ ra đời là một thành công lớn trong quan hệ quốc tế
3.Nêu (Kể tên) các sự kiện lịch sử mang tính chất bước ngoặt chiến lược trong lịch sử CMVN 1930
4.sự thay đổi của tình hình thế giới sau ct lạnh? chủ trương của đảng ta trước sự thay đổi đó
5. phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG thứ 2 đã góp phần thay đổi bản đồ chính trị và quan hệ quốc tế như thế nào
6. những sự kiện có chọn lọc ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc đã làm cho TK XX trở thành TK giải trừ thực dân? Việt nam có vai trò như thế nào trong vai trò đó
7. CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA
a)nêu những tiền đề dẫn đến bùng nổ CM. tiền đề nào có ý nghĩa quan trọng và quyết định thắng lợi của CM
b)CM tháng 10 có ảnh hưởng ntn đối vs phong trào giải phóng dan tộc
c)CM thang 10 có ảnh hưởng gì đến CMVN
8. tóm tắt những thắng lợi quân sự của quân đội và nhân dân ta trực tiếp dãn đến hội nghị và ký kết hiệp định pari chấm dứt ct, lập lại hòa bình ở VN năm 1973
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
2.Tsao nói LHQ ra đời là một thành công lớn trong quan hệ quốc tế
Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hoạt động, Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế có vị trí và vai trò quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay.
  • Liên Hợp Quốc có đóng góp đáng kể vào lộ trình "phi thực dân hóa" thông qua nghị quyết "phi thực dân hóa" (1960) và nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (1963)
  • Góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế, xung đột khu vực
  • Có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các nước thành viên; giúp các nước đang phát triển thực hiện cứu trợ nhân đạo khi gặp khó khăn....
3.Nêu (Kể tên) các sự kiện lịch sử mang tính chất bước ngoặt chiến lược trong lịch sử CMVN 1930
+ 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
+ Hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930)
4.sự thay đổi của tình hình thế giới sau ct lạnh? chủ trương của đảng ta trước sự thay đổi đó
Câu này có trong SGK lịch sử 12, phần IV của bài 9.
Sự thay đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh:
  • Trật tự thế giới "hai cực" bị sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng "đa cực", với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Nhật, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc...
  • Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thật sự của 1 quốc gia
  • Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới "một cực". Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện tham vọng đó
  • Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về 1 tương lai tốt đẹp của loài người.
Chủ trương của Đảng ta:
  • Tiếp tục đổi mới tư duy, xây dựng và phát triển đồng bộ về cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
  • Tăng cường xây dựng, củng cố nền văn hóa nước nhà, mang đậm bản sắc dân tộc
  • Kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
  • Tăng cường xây dựng 1 Đảng, nhà nước cho dân và vì dân
  • Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới....
6. những sự kiện có chọn lọc ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc đã làm cho TK XX trở thành TK giải trừ thực dân? Việt nam có vai trò như thế nào trong vai trò đó
  • Tháng 10/1917, cách mạng Nga thành công => thúc đẩy phong trào chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc trên thế giới
  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước ở khu vực Á, Phi, Mĩ la tinh đã nổi dậy giành độc lập:
    • Ở Đông Nam Á, ngay khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, nhân dân nhiều nước đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của Phát xít, thành lập chính quyền cách mạng. Trong đó tiêu biểu là In - đô - nê - xi - a giành độc lập ngày 17/8/1945; Việt Nam ngày 2/9/1945, Lào ngày 12/10/1945.
    • Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á, Bắc Phi:
      • Nhiều nước nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1946 - 1950), Ai Cập (1952), An - giê - ri (1954 - 1962). Đặc biệt, năm 1960, có 17 nước Châu Phi giành độc lập.
      • Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích , Ănggôla trước thực dân Bồ Đào Nha đã cơ bản chấm dứt sự tồn tại chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
      • Năm 1993, chế độ Apacthai - một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn bị xóa bỏ tại Nam Phi
    • Khu vực Mĩ La tinh:
      • Ngày 1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ.
      • 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải trả lại kênh đào vào năm 1999
      • Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, các nước thuộc vùng biển Caribe lần lượt dành độc lập. Và đến năm 1983, đã có 13 quốc gia dành độc lập tại vùng biển này.
      • Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Ni ca ra goa, Chilê, En Xanvađo… diễn ra liên tục, dẫn đến kết quả lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
  • Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ latinh đã dẫn đến kết quả nhiều nước giành được độc lập. Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân đã cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km vuông, với 35 triệu dân, tập trung ở miền Nam châu Phi
Vai trò của Việt Nam:
  • Thắng lợi của cách mạng tháng 8 (1945), kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ đã có đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Công cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã có tác dụng cổ vũ, thúc đẩy tinh thần đấu tranh của các nước trên thế giới. Đồng thời cũng đem đến nhiều bài học cho phong trào giải phóng dân tộc.
  • Với ý này bạn hãy làm rõ qua thắng lợi của các sự kiện như: Cách mạng tháng 8, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975...
7. CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA
a)nêu những tiền đề dẫn đến bùng nổ CM. tiền đề nào có ý nghĩa quan trọng và quyết định thắng lợi của CM
b)CM tháng 10 có ảnh hưởng ntn đối vs phong trào giải phóng dân tộc
c)CM thang 10 có ảnh hưởng gì đến CMVN
a. Các tiền đề...:
Sau cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Nga. Đầu thế kỉ XX, Nga chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình tạo trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra mạnh, hình thành các công ti độc quyền... Chủ nghĩa đế quốc cũng tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị cho cách mạng Nga bùng nổ. Trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ, Nga là khâu yếu nhất. Cách mạng Nga bùng nổ là do sự thúc đẩy của tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội:
  • Chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng - một chế độ chính trị lạc hậu nhất Châu Âu với những tàn dư phong kiến nặng nề, bóc lột nhân dân lao động tàn bạo và kìm hãm sự phát triển của tư bản. Nga Hoàng còn thực hiện chính sách bảo thủ phản động, khi mà đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nặng nề...
  • Kinh tế: Nga là nước TBCN phát triển muộn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm nền kinh tế suy sụp
  • Xã hội: Nga Hoàng thực hiện nhiều chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nặng nề: quân đội liên tiếp thua trận, mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đời sống nhân dân khổ cực, nước Nga trở thành nhà tù của các dân tộc. => phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật chế độ Nga Hoàng diễn ra khắp nơi. Nga trở thành nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt của thời đại: Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến Nga Hoàng, vô sản mâu thuẫn với tư sản, tư sản với phong kiến, Nga mâu thuẫn với các nước đế quốc,...
Như vậy, 1917, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở Nga, chính phủ Nga Hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng thống trị như cũ nữa. Nước Nga tiến tới một cuộc cách mạng...

Tiền đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định thắng lợi là sức mạnh của giai cấp vô sản, khi mà, họ đã xây dựng được chính đảng của mình - Đảng Bonsevich có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân
b.
  • Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đặc biệt là phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa
  • Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng thế giới
c. Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
  • Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hóa sâu sắc do hậu quả của cuộc khai thác lần hai của pháp thì cách mạng tháng 10 Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới.
  • Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản phương tây phát triển nhanh chóng, gắn bó mật thiết với nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
  • Tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản
  • Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là hội Việt Nam cách mạng thanh niên do sự huấn luyện và giảng dạy của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam. Những bài học của Người đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp,, truyền bá chủ nghĩa Mác Lenin, kinh nghiệm tổ chức Đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
  • Cách mạng tháng 10 ảnh hưởng đến Việt Nam thông qua con đường báo chí bí mật
  • Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam => cách mạng Việt Nam giành thắng lợi
  • Để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm, như thành lập khối liên minh công - nông - binh.......
8. tóm tắt những thắng lợi quân sự của quân đội và nhân dân ta trực tiếp dẫn đến hội nghị và ký kết hiệp định pari chấm dứt ct, lập lại hòa bình ở VN năm 1973
1.Trình bày ý kiến, suy nghĩ về nhận định sau Đảng và nhà nước ta tiến hành đổi mới vào tháng 12/1986 là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với CNXH
Hai câu này em nhờ anh @Thái Minh Quân hỗ trợ giúp bạn với ạ@@
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1. tóm tắt những thắng lợi quân sự của quân đội và nhân dân ta trực tiếp dẫn đến hội nghị và ký kết hiệp định pari chấm dứt ct, lập lại hòa bình ở VN năm 1973
- thắng lợi tết Mậu Thân 1968 giáng một đòn mạnh vào ý chí của Mỹ, buộc Mỹ xuống thang và hoà đàm Paris
- thắng lợi xuân - hè 1972 từ Quảng Trị trở vào nam, đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đánh gục hoàn toàn ý chí của giặc, buộc chúng phải đàm phán chính thức ở Paris
2. Trình bày ý kiến, suy nghĩ về nhận định sau Đảng và nhà nước ta tiến hành đổi mới vào tháng 12/1986 là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa sống còn đối với CNXH
- Đổi mới là cấp bách vì đất nước quá khủng hoảng trầm trọng về kinh tế. Kinh tế rập khuôn liên xô, ngăn cản buôn bán (mầm mống đổi mới có từ năm 1976 nhưng bị cản trở bởi tư tưởng; suy nghĩ giáo điều và máy móc cho rằng đóng cửa là giữ được đất nước (ta lúc đó rất ghét TQ nên TQ cải cách ta không làm theo, để yên là đủ và không cần thay đổi - tư tưởng tiểu nông vẫn còn). Kinh tế thế giới khủng hoảng nặng nề do khủng hoảng dầu mỏ, Liên Xô suy sụp dần và cả cải tổ Gorbachev không cứu vãn được
- Cởi bỏ tư tưởng cũ kỹ lạc hậu và mở mang tư tưởng mới, bước đầu hội nhập với bên ngoài vì đóng cửa là con đường chết
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
* Câu 1 :
-
Trong đường lối đổi mới đất nước từ năm 1986, Đảng ta đã đề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác ,"Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước".
- Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển với phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu trở thành nước công nghiệp.
- nước ta đã phá được thế bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ ở Trung Quốc, Hoa Kỳ; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới, trong đó hầu hết các cường quốc; tích cực tham gia các liên minh kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC,WTO, ASEM, vv
* Suy nghĩ :
- chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị,hợp tác là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự nghiệp đối ngoại của cách mạng Việt Nam, được khẳng định qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giành độc lập dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, chính sách đối ngoại của Đảng ta nhằm phá thế bao vây, cấm vận; thích ứng với bối cảnh thế giới đang biến đổi sâu sắc với quá trình toàn cầu hóa dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ .
- Chính sách đối ngoại của Đảng ta là nhằm tạo ra và giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
- Chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hợp tác của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn, không những phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới mà còn đáp ứng lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
* Câu 5:
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh trở tthành một bộ phận quan trọng của lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng phản cách mạng từ khi chiến tranh thế giới thứ hai.
- Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của Chủ Nghĩa Thực Dân và Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm xói mòn, phá vỡ trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc: Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời và bước lên vũ đài lịch sử với tư thế độc lập, tự chủ, tham gia ngày càng tích cực và giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Sau khi giành độc lập nhiều nước Á, Phi, Mĩ La tinh đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những nước vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới, rút ngắn khoảng cách so với các nước đang phát triển.
* Câu 4 :
• Những biến đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc :
- Trật tự thế giới hai cực Ianta bị sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm với sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc như, Mỹ Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
- Dưới sự tan rã của Liên Xô, dựa vào sự vượt trội về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và quân sự, giới cầm quyền Mỹ ráo riết tiến hành nhiều chính sách và biện pháp để thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực" để Mỹ làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên, trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mỹ khó thực hiện được tham vọng đó.
- Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tâm, tham gia các liên minh kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của một quốc gia.
- Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định, với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kép dài ( bán đảo bancăng, một nước Châu Phi và Trung Á )
- Với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc với hy vọng một tương lai tốt đẹp của loài người, nhưng sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ mở đầu một thời kỳ biến động lớn, đặt cho các quốc gia đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó gây ra những tác động lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
* Những việc làm của Việt Nam :
- Tập trung phát triển kinh tế, tích cực mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, trong đó hầu hết với các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, vv.. - Tham gia các tổ chức, liên minh chính trị, kinh tế khu vực và quốc tế như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ), diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu ( ASEM ), tổ chức thương mại thế giới ( WTO ).
- Hết sức coi trọng hòa bình, ổn định của đất nước và cộng đồng thế giới; lên án chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố và các hành động dùng vũ lực giải quyết tranh chấp hoặc đe doạ, xâm lược độc lập, chủ quyền của các quốc gia.

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom