Vật lí Khám phá các hiện tượng tự nhiên.

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
 

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
Gió bắt đầu từ sự chuyển động của không khí! Đúng không ta?
Mình có biết là: Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có áp suất không khí cao về nơi có áp suất không khí thấp. Phải theo đúng nguyên tắc vật lý là chạy từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp, và cái “sự chạy” đó, hay dùng từ chuẩn hơn là “chuyển động của không khí”, đã tạo ra gió.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
"Theo em nghĩ" thì gió hình thành do không khí chuyển động, mà không khí chuyển động do chênh lệch áp suất. Khi áp suất chênh lệch ở hai bên một phân tử khí thì sẽ có lực tác dụng lên nó làm nó chuyển động, không khí chuyển động tạo ra gió. Nhưng mà sự chênh lệch áp suất này do đâu mà có thì cái này em chịu.....học mấy năm nay em vẫn chưa tìm ra đáp án :D
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
Không phải ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt từ Mặt trời như nhau. Phần khí nóng hơn thì 'nở ra' và bay lên, còn phần khí lạnh hơn thì 'co lại' và chìm xuống, tạo ra các vùng áp cao và áp thấp. Các phân tử khí di chuyển từ vùng áp cao đến vùng áp thấp. Chuyển động này chính là gió.

PS: Thực ra em lên mạng tìm đọc qua một lượt rồi :v
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau.....
Phải không anh "Nanh trắng"....? :D
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Mọi người đều trả lời đúng, phần trả lời của realjacker07 sát bản chất hơn. Tuy nhiên mình vẫn còn rất nhiều khúc mắc muốn làm rõ:

- Cơ chế (hay quy luật vật lý) nào khiến không khí chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp?
- Nếu như nói gió do chênh lệch lượng ánh sáng mặt trời giữa các khu vực, vậy không lẽ không có gió dọc vĩ tuyến (nơi mà lượng chiếu sáng như nhau)?.

Đây là bản đồ gió của thế giới ngày hôm nay. Có thể thấy có rất nhiều luồng gió gần như dọc theo vĩ tuyến.

000.jpg
 
Last edited:

Đức Hải

Cựu Cố vấn Vật Lý
Thành viên
10 Tháng một 2019
816
498
101
Tiên Lãng, Hải Phòng
www.facebook.com
Hải Phòng
THPT tiên lãng
Theo em nghĩ(em nghĩ thôi nha) Nhiệt độ là ảnh hưởng đến áp suát dựa theo phương trình
n=PV/R.T nếu chia thành các vùng trời có khoảng không bằng nhau thì lúc đầu các chỉ số bằng nhau hết
Nhưng do phân bố của các đô thị, do địa hình vật lý do số giờ chiếu sáng,.... làm thay đổi nhiệt độ các vùng khác nhau
Tự đó thay đổi n(tổng lượng khí) trong vùng đó vì vậy mà các khối khí sẽ di chuyển từ vùng nhiều về vùng ít theo bản chất của nước chảy vùng trũng
 
  • Like
Reactions: Tín Phạm

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Theo em nghĩ(em nghĩ thôi nha) Nhiệt độ là ảnh hưởng đến áp suát dựa theo phương trình
n=PV/R.T nếu chia thành các vùng trời có khoảng không bằng nhau thì lúc đầu các chỉ số bằng nhau hết
Nhưng do phân bố của các đô thị, do địa hình vật lý do số giờ chiếu sáng,.... làm thay đổi nhiệt độ các vùng khác nhau
Tự đó thay đổi n(tổng lượng khí) trong vùng đó vì vậy mà các khối khí sẽ di chuyển từ vùng nhiều về vùng ít theo bản chất của nước chảy vùng trũng
Phương trình Clapeyron-Mendeleev chỉ đúng với khí lí tưởng thôi :p Ít ra phải xài phương trình Van der Waals dành cho khí thực chứ
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Ồ, không dùng cách giải thích phức tạp thế đâu. :D Anh để ở box Lý 9 chứng tỏ có thể dùng kiến thức của lớp 6,7,8,9 để giải thích. Hơn nữa phương trình đó là để khảo sát 1 lượng khí giới hạn như: trong phòng thì nghiệm, hay trong 1 cái xilanh thì phù hợp, ở đây khí tự do dãn nở theo không gian vô hạn thì cần những quy luật phổ quát hơn.

Lập luận "Nhưng do phân bố của các đô thị, do địa hình vật lý do số giờ chiếu sáng,.... làm thay đổi nhiệt độ các vùng khác nhau" cũng có thể gọi là đúng, nhưng chưa rõ được cái bản chất vật lý bên trong.

P/s: Các mem cố gắng lên nào, toàn kiến thức SGK cả.
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Mọi người đều trả lời đúng, phần trả lời của realjacker07 sát bản chất hơn. Tuy nhiên mình vẫn còn rất nhiều khúc mắc muốn làm rõ:

- Cơ chế (hay quy luật vật lý) nào khiến không khí chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp?
- Nếu như nói gió do chênh lệch lượng ánh sáng mặt trời giữa các khu vực, vậy không lẽ không có gió dọc vĩ tuyến (nơi mà lượng chiếu sáng như nhau)?.

Đây là bản đồ gió của thế giới ngày hôm nay. Có thể thấy có rất nhiều luồng gió gần như dọc theo vĩ tuyến.

View attachment 142211
Cơ chế khiến không khí chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp ấy ạ?
Chắc là do áp suất cao nén cột không khí gần trung tâm của khu vực thành mật độ lớn, trọng lượng lớn hơn so với áp suất thấp, cũng giống như nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp......
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Em nói thì có ý đúng nhưng bị ngược.

Không phải áp suất cao thì mật độ không khí lớn, mà là mật độ không khí lớn thì áp suất khí cao. Khí từ nơi có áp suất cao chuyển đến nơi áp suất thấp.

Coi như khép lại vấn đề khí áp ở đây, giờ vẫn còn 1 vấn đề cần làm rõ là vì sao cùng lượng chiếu sáng như nhau nhưng lại có vùng áp cao, vùng áp thấp?

P/s: Mình chỉ đưa ra 1 hiện tượng rất chi là cơ bản, mà coi bộ anh em box Lý rệu rã hết rồi. :D
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Em nói thì có ý đúng nhưng bị ngược.

Không phải áp suất cao thì mật độ không khí lớn, mà là mật độ không khí lớn thì áp suất khí cao. Khí từ nơi có áp suất cao chuyển đến nơi áp suất thấp.

Coi như khép lại vấn đề khí áp ở đây, giờ vẫn còn 1 vấn đề cần làm rõ là vì sao cùng lượng chiếu sáng như nhau nhưng lại có vùng áp cao, vùng áp thấp?

P/s: Mình chỉ đưa ra 1 hiện tượng rất chi là cơ bản, mà coi bộ anh em box Lý rệu rã hết rồi. :D
Tại sao lại cùng lượng chiếu sáng được anh? Khi khoảng một nửa Trái Đất được chiếu sáng thì nửa còn lại không được chiếu sáng hoặc chạng vạng, với cả trục tự quay của Trái Đất cũng không vuông góc với phương của mặt phẳng xích đạo mà.
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Khu áp cao và áp thấp nó hình thành theo mùa chứ không theo ngày đêm em ạ.

Vì mọi người không có ý kiến gì thêm nên mình sẽ chốt tại đây. Cách lý giải của mình thế này:

- Không khí nóng lên thì nở ra khiến trọng lượng riêng giảm, áp suất của không khí cũng sẽ giảm (áp thấp), ngược lại không khí lạnh hơn thì co lại, trọng lương riêng tăng, áp suất tăng (áp cao). Khí sẽ chuyển động từ nơi có áp suất cao hơn sang nơi áp suất thấp hơn tạo ra gió. Đây tương tự như hiện tượng đối lưu, nhưng theo phương ngang.

- Nguyên nhân nào hình thành các vùng áp thấp, áp cao? Mình thấy có 3 cơ chế:

1) Do phân ánh sáng không đều (giữa cực và chí tuyến, xích đạo) khiến cho vùng nóng, vùng lạnh, hình thành các loại gió có quy mô toàn cầu như Tín Phong, Tây Ôn Đới hay gió địa cực.
2) Do sự chênh lệch nhiệt dung riêng của các chất, các vùng khác nhau: Ta biết nhiệt dung riêng của đất đá thấp hơn nước rất nhiều (khoảng 800 với 4200), nên cùng lượng chiếu sáng từ mặt trời, đất sẽ nóng hơn nước, lục địa sẽ nóng hơn đại dương. Ngược lại đất cũng nhanh mất nhiệt hơn, nhanh lạnh hơn khi không còn được chiếu sáng nữa. Đây là nguyên nhân chính tạo ra các loại gió lục địa - đại dương.
3) Do thực vật. Thực vật (gồm cả tảo) hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nên vùng giàu thực vật sẽ không nóng bằng vùng thực vật thưa thớt, điều này sinh ra những loại gió cục bộ.

Như vậy có thể thấy gió bản chất là sự điều phối lại năng lượng mặt trời giữa các vùng trên Trất Đất.

Câu hỏi 2: 1 trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại chính là việc kiểm soát lửa. Lửa làm mềm thức ăn, giảm lực nhai, tạo điều kiện cho não bộ con người phát triển lên 1 tầm cao mới. Thuở xa xưa con người chưa biết bản chất của lửa là gì nên họ kính sợ và thờ phụng nó. Vậy các mem lý ngày nay đã biết bản chất lửa là gì chưa? Tại sao ngọn lửa lại có hình dạng như mũi tên hướng lên trên?
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Khu áp cao và áp thấp nó hình thành theo mùa chứ không theo ngày đêm em ạ.

Vì mọi người không có ý kiến gì thêm nên mình sẽ chốt tại đây. Cách lý giải của mình thế này:

- Không khí nóng lên thì nở ra khiến trọng lượng riêng giảm, áp suất của không khí cũng sẽ giảm (áp thấp), ngược lại không khí lạnh hơn thì co lại, trọng lương riêng tăng, áp suất tăng (áp cao). Khí sẽ chuyển động từ nơi có áp suất cao hơn sang nơi áp suất thấp hơn tạo ra gió. Đây tương tự như hiện tượng đối lưu, nhưng theo phương ngang.

- Nguyên nhân nào hình thành các vùng áp thấp, áp cao? Mình thấy có 3 cơ chế:

1) Do phân ánh sáng không đều (giữa cực và chí tuyến, xích đạo) khiến cho vùng nóng, vùng lạnh, hình thành các loại gió có quy mô toàn cầu như Tín Phong, Tây Ôn Đới hay gió địa cực.
2) Do sự chênh lệch nhiệt dung riêng của các chất, các vùng khác nhau: Ta biết nhiệt dung riêng của đất đá thấp hơn nước rất nhiều (khoảng 800 với 4200), nên cùng lượng chiếu sáng từ mặt trời, đất sẽ nóng hơn nước, lục địa sẽ nóng hơn đại dương. Ngược lại đất cũng nhanh mất nhiệt hơn, nhanh lạnh hơn khi không còn được chiếu sáng nữa. Đây là nguyên nhân chính tạo ra các loại gió lục địa - đại dương.
3) Do thực vật. Thực vật (gồm cả tảo) hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nên vùng giàu thực vật sẽ không nóng bằng vùng thực vật thưa thớt, điều này sinh ra những loại gió cục bộ.

Như vậy có thể thấy gió bản chất là sự điều phối lại năng lượng mặt trời giữa các vùng trên Trất Đất.

Câu hỏi 2: 1 trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại chính là việc kiểm soát lửa. Lửa làm mềm thức ăn, giảm lực nhai, tạo điều kiện cho não bộ con người phát triển lên 1 tầm cao mới. Thuở xa xưa con người chưa biết bản chất của lửa là gì nên họ kính sợ và thờ phụng nó. Vậy các mem lý ngày nay đã biết bản chất lửa là gì chưa? Tại sao ngọn lửa lại có hình dạng như mũi tên hướng lên trên?
Theo em biết thì lửa là một dạng tỏa nhiệt có phát quang, tức là lửa chỉ đơn thuần là một dạng tỏa nhiệt, nhưng nhờ có phát quang nên chúng ta nhìn thấy làm cho lửa nó đặc biệt hơn các dạng tỏa nhiệt khác.....
Do lửa tỏa nhiệt nên nhiệt độ xung quanh ngọn lửa lớn hơn môi trường xung quanh, làm cho không khí xung quanh nó nhẹ hơn nên di chuyển lên trên, kéo theo ngọn lửa hướng lên trên...do đó ta thấy nó có hình mũi tên hướng lên. Nói thế có nghĩa là trong chân không (không có không khí) thì ngọn lửa không có hình mũi tên hướng lên.
 
  • Like
Reactions: Deathheart

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Em nói thì có ý đúng nhưng bị ngược.

Không phải áp suất cao thì mật độ không khí lớn, mà là mật độ không khí lớn thì áp suất khí cao. Khí từ nơi có áp suất cao chuyển đến nơi áp suất thấp.

Coi như khép lại vấn đề khí áp ở đây, giờ vẫn còn 1 vấn đề cần làm rõ là vì sao cùng lượng chiếu sáng như nhau nhưng lại có vùng áp cao, vùng áp thấp?

P/s: Mình chỉ đưa ra 1 hiện tượng rất chi là cơ bản, mà coi bộ anh em box Lý rệu rã hết rồi. :D
Cha??
Em nói thì có ý đúng nhưng bị ngược.

Không phải áp suất cao thì mật độ không khí lớn, mà là mật độ không khí lớn thì áp suất khí cao. Khí từ nơi có áp suất cao chuyển đến nơi áp suất thấp.

Coi như khép lại vấn đề khí áp ở đây, giờ vẫn còn 1 vấn đề cần làm rõ là vì sao cùng lượng chiếu sáng như nhau nhưng lại có vùng áp cao, vùng áp thấp?

P/s: Mình chỉ đưa ra 1 hiện tượng rất chi là cơ bản, mà coi bộ anh em box Lý rệu rã hết rồi. :D
Ơ kìa.....Sao lại so anh với bọn em hả, công bằng ở đâu? Anh phải so với anh @Trương Văn Trường Vũ chứ.....:eek:
Khu áp cao và áp thấp nó hình thành theo mùa chứ không theo ngày đêm em ạ.

Vì mọi người không có ý kiến gì thêm nên mình sẽ chốt tại đây. Cách lý giải của mình thế này:

- Không khí nóng lên thì nở ra khiến trọng lượng riêng giảm, áp suất của không khí cũng sẽ giảm (áp thấp), ngược lại không khí lạnh hơn thì co lại, trọng lương riêng tăng, áp suất tăng (áp cao). Khí sẽ chuyển động từ nơi có áp suất cao hơn sang nơi áp suất thấp hơn tạo ra gió. Đây tương tự như hiện tượng đối lưu, nhưng theo phương ngang.

- Nguyên nhân nào hình thành các vùng áp thấp, áp cao? Mình thấy có 3 cơ chế:

1) Do phân ánh sáng không đều (giữa cực và chí tuyến, xích đạo) khiến cho vùng nóng, vùng lạnh, hình thành các loại gió có quy mô toàn cầu như Tín Phong, Tây Ôn Đới hay gió địa cực.
2) Do sự chênh lệch nhiệt dung riêng của các chất, các vùng khác nhau: Ta biết nhiệt dung riêng của đất đá thấp hơn nước rất nhiều (khoảng 800 với 4200), nên cùng lượng chiếu sáng từ mặt trời, đất sẽ nóng hơn nước, lục địa sẽ nóng hơn đại dương. Ngược lại đất cũng nhanh mất nhiệt hơn, nhanh lạnh hơn khi không còn được chiếu sáng nữa. Đây là nguyên nhân chính tạo ra các loại gió lục địa - đại dương.
3) Do thực vật. Thực vật (gồm cả tảo) hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời nên vùng giàu thực vật sẽ không nóng bằng vùng thực vật thưa thớt, điều này sinh ra những loại gió cục bộ.

Như vậy có thể thấy gió bản chất là sự điều phối lại năng lượng mặt trời giữa các vùng trên Trất Đất.

Câu hỏi 2: 1 trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại chính là việc kiểm soát lửa. Lửa làm mềm thức ăn, giảm lực nhai, tạo điều kiện cho não bộ con người phát triển lên 1 tầm cao mới. Thuở xa xưa con người chưa biết bản chất của lửa là gì nên họ kính sợ và thờ phụng nó. Vậy các mem lý ngày nay đã biết bản chất lửa là gì chưa? Tại sao ngọn lửa lại có hình dạng như mũi tên hướng lên trên?
Em nghĩ lửa (hay sự cháy) là phản ứng ôxy hóa nhanh của vật liệu, tỏa ra nhiệt, các sản phẩm phản ứng và phát ra ánh sáng. Để tạo ra lửa, phải có cả 4 thứ này cùng 1 lúc: nhiên liệu, khí oxy, nguồn nhiệt kích hoạt và phản ứng hoá học dây chuyền.....
Anh có định hỏi về "ngọn lửa" trong văn học không...? :D
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu hỏi 2: 1 trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại chính là việc kiểm soát lửa. Lửa làm mềm thức ăn, giảm lực nhai, tạo điều kiện cho não bộ con người phát triển lên 1 tầm cao mới. Thuở xa xưa con người chưa biết bản chất của lửa là gì nên họ kính sợ và thờ phụng nó. Vậy các mem lý ngày nay đã biết bản chất lửa là gì chưa? Tại sao ngọn lửa lại có hình dạng như mũi tên hướng lên trên?
Theo em nghĩ lửa là sự oxi hóa các chất hay nói đúng là sự cháy, gây ra do oxi hóa nhanh dẫn đến tỏa nhiệt mạnh. Ngọn lửa thì em nghĩ nó là các hạt plasma như mặt trời :D nhưng như vậy có vẻ hơi quá nên chắc k đúng lắm (dành cho các bạn THCS mà :D) còn nó "chổng" lên trên thì em theo ý của a nghĩa á ^^
Ngoài lề 1 xí ạ :D: màu sắc của lửa phong phú lắm ^^
 
Last edited:

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Chúc mừng các mem đều có cách giải thích hợp lý, riêng Nghĩa là trả lời đầy đủ yêu cầu nhất.

Ơ kìa.....Sao lại so anh với bọn em hả, công bằng ở đâu?

:D Anh tìm xem trong box có mem nào giỏi lý không, chứ phân biệt mem,mod gì đâu em. :D Mọi người cứ trao đổi cởi mở để cùng nâng cao hiểu biết, diễn đàn là vậy mà.

Ngọn lửa thì em nghĩ nó là các hạt plasma như mặt trời

Hạt plasma bản chất nó khác em ạ. Nó là hạt điện tử như proton hay electron vậy, phải nhiệt độ cực kỳ cao mới khiến phân tử vỡ ra thành các hạt điện như vậy. Lửa của chúng ta đơn giản là khí nóng phát sáng thôi.

Câu hỏi 3: Quanh các vật thể nóng (vd mặt đường nhựa vào giữa trưa, mảnh kim loại nung nóng để ngoài trời,....) luôn có vùng ngún ngún như khói nhưng lại không phải khói, bản chất của nó là gì?

Gợi ý: Kiến thức lớp 11 thì giải quyết được, với nhỏ hơn thì nghiền ngẫm các câu từ trong định luật truyền thẳng ánh sáng, giải thích hiện tượng ảo ảnh được thì mới giải quyết cái này được.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Chúc mừng các mem đều có cách giải thích hợp lý, riêng Nghĩa là trả lời đầy đủ yêu cầu nhất.



:D Anh tìm xem trong box có mem nào giỏi lý không, chứ phân biệt mem,mod gì đâu em. :D Mọi người cứ trao đổi cởi mở để cùng nâng cao hiểu biết, diễn đàn là vậy mà.



Hạt plasma bản chất nó khác em ạ. Nó là hạt điện tử như proton hay electron vậy, phải nhiệt độ cực kỳ cao mới khiến phân tử vỡ ra thành các hạt điện như vậy. Lửa của chúng ta đơn giản là khí nóng phát sáng thôi.

Câu hỏi 3: Quanh các vật thể nóng (vd mặt đường nhựa vào giữa trưa, mảnh kim loại nung nóng để ngoài trời,....) luôn có vùng ngún ngún như khói nhưng lại không phải khói, bản chất của nó là gì?

Gợi ý: Kiến thức lớp 11 thì giải quyết được, với nhỏ hơn thì nghiền ngẫm các câu từ trong định luật truyền thẳng ánh sáng, giải thích hiện tượng ảo ảnh được thì mới giải quyết cái này được.
Các vật thể nóng làm cho khối khí xung quanh nó cũng nóng lên, dẫn đến môi trường giữa 2 khối khí không đồng tính nên mới có hiện tượng như vậy
P/s: em chưa học tới phần này ở 11 :D để em lôi sách ra đọc coi sao :p
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Các vật thể nóng làm cho khối khí xung quanh nó cũng nóng lên, dẫn đến môi trường giữa 2 khối khí không đồng tính nên mới có hiện tượng như vậy
P/s: em chưa học tới phần này ở 11 :D để em lôi sách ra đọc coi sao :p

Nguyên nhân thì đúng rồi, nhưng anh muốn hỏi thêm thứ "ngun ngún" mà ta thấy ấy bản chất nó là cái gì?
 
  • Like
Reactions: Bella Dodo
Top Bottom