Hóa 9 Ôn thi học kỳ II

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!
Hôm nay chị lập topic này nhầm hệ thống lại lí thuyết cũng như các dạng bài tập chương trình học kỳ II môn hóa lớp 9 để giúp các bạn thuận tiện ôn thi hơn.
(Lẽ ra topic này phải có từ lâu rồi nhưng do một số lí do cá nhân đến giờ chị mới tạo được. Xin lỗi các bạn nhiều!!!)
Vì nội dung học kì II thiên nhiều về hóa hữu cơ nên chúng ta chú trọng phần này hơn. Những bạn nào muốn ôn vô cơ thì cứ nói, chị sẽ soạn thêm sau.

Nội dung học kì II

Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu
* Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
* Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
* Metan
* Etilen
* Axetilen
* Benzen
* Dầu mỏ và khí thiên nhiên
* Nhiên liệu

Chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime
* Rượu etylic
* Axit axetic
* Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
* Chất béo
* Glucozo
* Saccarozo
* Tinh bột và xenlulozo
* Protein
* Polime
 

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
Last edited:

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Metan (CH4)Etilen (C2H4)Axetilen (C2H2)Bezen (C6H6)
Tính chất vật líKhí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nướcKhí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nướcKhí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nướcChất lỏng không màu, mùi đặc trưng, không tan trong nước
Tính chất hóa học:
Phản ứng cháyCH4 + 2O2 -> CO2 + 2H2OC2H4 + 3O2 -> 2CO2 + 2H2O2C2H2 + 5O2 -> 4CO2 + 2H2O2C6H6 + 15O2 -> 12CO2 + 6H2O
Phản ứng thếVới Halogen cho 4 sản phẩm thế:
CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl
CH4 + 2Cl2 -> CH2Cl2 + 2HCl
CH4 + 3Cl2 -> CHCl3 + 3HCl
CH4 + 4 Cl2 -> CCl4 + 4HCl
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 -> C2Ag2 + 2NH4NO3

C2Ag2: kết tủa vàng
Với Halogen nguyên chất có bột Fe làm xúc tác:
C6H6 + Br2 -> C6H5Br + HBr

Với HNO3 đặc có H2SO4 làm xúc tác:
C6H6 + HNO3 -> C6H5NO2 + H2O
Phản ứng cộngVới H2: điều kiện Ni, nhiệt độ
C2H4 + H2 -> C2H6
Làm mất màu nước brom:
C2H4 + Br2 -> C2H4Br2
Với H2:
*Xúc tác Pd, nhiệt độ: C2H2 + H2 -> C2H4
*Xúc tác Ni, nhiệt độ: C2H2 + 2H2 -> C2H6

Làm mất màu nước brom:
C2H2 + 2Br2 -> C2H2Br4
Với Clo tạo xiclohexan (thuốc trừ sâu 666)
Phản ứng oxi hóa không hoàn toànLàm mất màu dd thuốc tím KMnO4Làm mất màu dd thuốc tím KMnO4
Phản ứng trùng hợpnCH2=CH2 [tex]\overset{t*,xt,P}{\rightarrow}[/tex] (-CH2-CH2-)nCH[tex]\equiv[/tex]CH [tex]\overset{t*,xt,P}{\rightarrow}[/tex] (-CH=CH-)n
Điều chếPhòng TN:
CH3COONa + NaOH [tex]\overset{t*, CaO}{\rightarrow}[/tex] CH4 + Na2CO3

Al4C3 + 12H2O -> CH4 + 4Al(OH)3

Công nghiệp:
Lấy từ khí thiên nhiên hay sản phẩm cracking
Phòng TN:
C2H5OH [tex]\overset{H2SO4, 170 độ}{\rightarrow}[/tex] CH2=CH2 + H2O

CH3CH2Br + KOH(đặc) [tex]\overset{t*}{\rightarrow}[/tex] CH2=CH2 + KBr + H2O

Công nghiệp:
đề hidro hóa ankan:
CH3-CH3 -> CH2=CH2 + H2
Phòng TN:
CH2BrCH2Br + 2KOH [tex]\overset{t*}{\rightarrow}[/tex] CH[tex]\equiv[/tex]CH + 2KBr + H2O

Công nghiệp:
CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2
2CH4 [tex]\overset{1500 độ, làm lạnh nhanh}{\rightarrow}[/tex] C2H2 + H32
Phòng TN:
Từ axetilen:
3CH[tex]\equiv[/tex]CH [tex]\overset{C, 600 độ}{\rightarrow}[/tex] C6H6

Công nghiệp:
*Từ nhựa than đá: chưng cất phân đoạn ở 80 độ
*Từ xiclohexan
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited:

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Chương 5: Dẫn xuất của Hidrocacbon. Polime

Rượu etilic (C2H5OH)Axit axetic (CH3COOH)
Tính chất vật líChất lỏng không màu, mùi đặc trưng, vị nồng
Nhẹ hơn nước (D=0,8 g/ml) và tan vô hạn trong nước
Chất lỏng không màu, vị chua
Tan vô hạn trong nước
Tính chất hóa học1. Tác dụng với Na:
2C2H5OH + 2Na -> 2C2H5ONa + H2

2. Phản ứng cháy:
C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O

3. Phản ứng với axit axetic: xúc tác H2SO4 đặc, nhiệt độ
C2H5OH + CH3COOH [tex]\rightleftharpoons[/tex] CH3COOC2H5 + H2O
Axit axetic là 1 axit hữu cơ, tính axit yếu nhưng có đầy đủ tính chất của 1 axit:
1. Làm quỳ tím hóa đỏ (hồng)

2. Tác dụng với kim loại tạo muối và khí H2:
2CH3COOH + 2Na -> 2CH3COONa + H2

3. Tác dụng với oxit bazo tạo muối và nước:
2CH3COOH + CuO -> (CH3COO)2Cu + H2O

4. Tác dụng với bazo tạo muối và nước:
CH3COOH + NaOH -> CH3COONa + H2O

5. Tác dụng với muối:
2CH3COOH + Na2CO3 -> 2CH3COONa + H2O + CO2

6. Phản ứng với rượu etylic: xúc tác H2SO4 đặc, nhiệt độ
CH3COOH + C2H5OH [tex]\rightleftharpoons[/tex] CH3COOC2H5 + H2O
Điều chếTừ tinh bột:
(C6H10O5)n (tinh bột) + nH2O [tex]\overset{lên men}{\rightarrow}[/tex] nC6H12O6 (glucozo)
C6H12O6 [tex]\overset{lên men}{\rightarrow}[/tex] 2C2H5OH + 2CO2
* Từ rượu etylic:
C2H5OH + O2 [tex]\overset{men}{\rightarrow}[/tex] CH3COOH + H2O

* Công nghiệp:
2C4H10 + 5O2 -> 4CH3COOH + 2H2O
Ứng dụng*Sản xuất rượu bia
*Dùng trong công nghiệp dược phẩm
*Sản xuất cao su tổng hợp
*Sản xuất axit axetic
*Pha vecni, nước hoa
*Sản xuất tơ nhân tạo
*Dược phẩm
*Phẩm nhuộm
*Thuốc diệt côn trùng
*Pha giấm ăn
[TBODY] [/TBODY]


CHẤT BÉO:

1. Công thức: (RCOO)3C3H5
2. Tính chất vật lí: Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
3. Tính chất hóa học:
* Phản ứng thủy phân chất béo: (RCOO)3C3H5 + H2O -> 3RCOOH (axit béo) + C3H5(OH)3 (glixerol)
* Phản ứng xà phòng hóa: (RCOO)3C3H5 + NaHO -> 3RCOONa + C3H5(OH)3
4. Điều chế: từ mỡ động vật, thực vật
5. Ứng dụng:
* Làm chất dinh dưỡng cho người và động vật
* Điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa



Glucozo
C6H12O6
Saccarozo
C12H22O11
Tinh bột
(C6H10O5)n
Xenlulozo
(C6H10O5)n
Tính chất vật líChất rắn không màu
Vị ngọt
Dễ tan trong nước
Chất rắn không màu
Vị ngọt
Tan nhiều trong nước nóng
Bột vô định hình màu trắng
Không tan trong nước
Chất rắn, dạng sợi màu trắng
Không tan trong nước
Tính chất hóa học1. Phản ứng tráng gương:
2. Lên men:
C6H12O6 [tex]\overset{lên men}{\rightarrow}[/tex] 2C2H5OH + 2CO2
Thủy phân saccarozo tạo glucozo và fructozo:
C12H22O11 + H2O -> C6H12O6 + C6H12O6
*Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O -> nC6H12O6

*Hồ tinh bột tác dụng với iot tạo màu xanh tím
Phản ứng thủy phân:
(C6H10O5)n + nH2O -> nC6H12O6
Ứng dụng* Tráng gương, ruột phích
* Sản xuất vitamin C
* Điều chế rượu etylic, axit lactic
* Công nghiệp thực phẩm
* Nguyên liệu pha chế thuốc
* Làm lương thực
* Điều chế glucozo, rượu etylic
* Làm hồ
* Sản xuất giấy, vải
* Vật liệu xây dựng
* Sản phẩm đồ gỗ
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited:

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
BÀI TẬP LÍ THUYẾT:

Dạng 1: nhận biết bằng phương pháp hóa học:
a. Etylen và Metan
b. Etylen, Hiđro và khí Cacbon
c. Etylen, Metan và Hyđro
d. Metan, axetilen, etilen
e. dd C2H5OH, dd CH3COOH, chất béo.
f. Rượu etylic, axit axetic, saccarozơ.
g. ancol etylic với benzen;
h. dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic;
i. dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic.

Dạng 2: Hoàn thành phương trình, chuỗi phản ứng:
1. Cho sơ đồ sau:
CH2 = CH2 + H2O -> X
X + O2 -> Y + H2O
X + Y -> CH3COO-C2H5 + H2O
Xác định X và Y

2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a/ C2H5OH + ? -> ? + H2O
b/ ? + O2 -> CH3COOH + ?
c/ ? + CH3COOH -> CH3COOC2H5 + ?
d/ (RCOO)3C3H5 + ? -> ? + RCOOH
e/ ? + ? -> C3H5(OH)3 + 3RCOONa
f/ CH3COONa + ? -> CH3COOH + ?
g/ CH3COOH + ? -> ? + NaHCO3
h/ CH3COOH + ? -> CO2 + ?

3. Cho chuỗi phản ứng sau :
X -> C2H5OH -> Y -> CH3COONa -> Z -> C2H2
Xác định X, Y, Z

4. Hoàn thành các chuỗi biến hóa sau:
a.
CH4 -> C2H2 -> C2H4 -> C2H5OH -> C2H5ONa
b.
IMG_20180421_204050.jpg
c.
tinh bột hoặc xenlulozơ -> glucozơ -> rượu etylic -> axit axetic -> etyl axetat -> axetat natri

Dạng 3: Tính chất, điều chế, hiện tượng:
1. Viết phương trình điều chế axit axetic từ:
a, natri axetat và axit sunfuric.
b, rượu etylic.
c, n – butan.

2. Có 3 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1 đựng rượu etylic.
- Ống nghiệm 2 đựng rượu 960
- Ống nghiệm 3 đựng nước.
Cho natri dư vào các ống nghiệm trên, nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra.

3. Cho các chất sau : C2H5OH, CH3COOH, C3H5(OOCR)3
a/ Chất nào tác dụng với K ?
b/ Chất nào tác dụng với Mg ?
c/ Chất nào tác dụng với dd NaOH ?
Viết các phương trình hóa học

4. Trong các chất sau: C4H6 , C2H6O, CaC2O4, CCl4 , CaCO3 , C2H5Cl, Mg(HCO3)2 , CH2O
Chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?
Chất nào là hiđrocacbon, chất nào là dẫn xuất của hiđrocacbon?
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
Em bị mù hóa. Không biết có học được không ? Ai chỉ mình cách học cấp tốc để thi cuối kì với ạ. :(
Không học, không thử thì chẳng bao giờ biết khả năng của mình đâu em.
Chị không biết cách học cấp tốc nhưng biết cách học khá hiệu quả, thời gian thì tùy vào từng người.
Trước hết em xem lại SGK (công cụ hữu ích để đạt được mức điểm nhận biết, thông hiểu), hệ thống lại kiến thức đã học sao cho ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ, có thể kẻ bảng như chị làm phía trên hay vẽ sơ đồ tư duy..., quan trọng là làm sao để nhìn là có hứng học. Như hồi trước khi học màu dd, kết tủa chị vẽ 1 khung nhỏ bên cạnh rồi tô màu tương ứng...
Chị thích xem hoạt hình nên hay vẽ các nhân vật vào để trang trí, tuy ko liên quan nhưng nhìn thấy thích, học dễ vô hơn.
Tìm mối liên hệ giữa các phần. Mỗi dạng chất (axit, bazo...) hay phản ứng (trung hòa, thế,...) học kĩ 1 vài ví dụ đặc trưng, thông dụng thôi, những phần còn lại trong dạng đó sẽ tương tự, trừ những trường hợp đặc biệt (cái này phải nhớ chứ ko có cách nào suy ra đc)
Bên cạnh đó giải nhiều bài tập sẽ tập đc phản xạ tốt, nhìn vào 1 bài mới là phân tích dạng, hình dung cách giải nhanh hơn.
Đặc biệt học hóa qua thực nghiệm sẽ dễ tiếp thu và thích học hơn. Lúc trước mỗi lần đc vào phòng thí nghiệm là chị giành làm, quan sát hiện tượng sẽ nhớ lâu hơn. Nếu không có điều kiện tự thí nghiệm thì lên mạng xem các clip người khác làm.

Hiện em đang ôn thi cuối kì thì xem kĩ đề cương giáo viên cung cấp, chú ý những phần được nhấn mạnh, giải thêm đề các năm trước của trường em đó.

Nói chung là phải học và tự tìm hứng thú cho bản thân. Chúc em học tốt
 

Lê Thị Thanh'h

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tư 2018
18
11
6
20
Bắc Ninh
Trường THCS An Bình
Không học, không thử thì chẳng bao giờ biết khả năng của mình đâu em.
Chị không biết cách học cấp tốc nhưng biết cách học khá hiệu quả, thời gian thì tùy vào từng người.
Trước hết em xem lại SGK (công cụ hữu ích để đạt được mức điểm nhận biết, thông hiểu), hệ thống lại kiến thức đã học sao cho ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ, có thể kẻ bảng như chị làm phía trên hay vẽ sơ đồ tư duy..., quan trọng là làm sao để nhìn là có hứng học. Như hồi trước khi học màu dd, kết tủa chị vẽ 1 khung nhỏ bên cạnh rồi tô màu tương ứng...
Chị thích xem hoạt hình nên hay vẽ các nhân vật vào để trang trí, tuy ko liên quan nhưng nhìn thấy thích, học dễ vô hơn.
Tìm mối liên hệ giữa các phần. Mỗi dạng chất (axit, bazo...) hay phản ứng (trung hòa, thế,...) học kĩ 1 vài ví dụ đặc trưng, thông dụng thôi, những phần còn lại trong dạng đó sẽ tương tự, trừ những trường hợp đặc biệt (cái này phải nhớ chứ ko có cách nào suy ra đc)
Bên cạnh đó giải nhiều bài tập sẽ tập đc phản xạ tốt, nhìn vào 1 bài mới là phân tích dạng, hình dung cách giải nhanh hơn.
Đặc biệt học hóa qua thực nghiệm sẽ dễ tiếp thu và thích học hơn. Lúc trước mỗi lần đc vào phòng thí nghiệm là chị giành làm, quan sát hiện tượng sẽ nhớ lâu hơn. Nếu không có điều kiện tự thí nghiệm thì lên mạng xem các clip người khác làm.

Hiện em đang ôn thi cuối kì thì xem kĩ đề cương giáo viên cung cấp, chú ý những phần được nhấn mạnh, giải thêm đề các năm trước của trường em đó.

Nói chung là phải học và tự tìm hứng thú cho bản thân. Chúc em học tốt
Không có đề cương chị ạ -,-
 

ngoctran99

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng ba 2015
957
1,319
289
TP Hồ Chí Minh
KHTN HCM
BÀI TẬP TÍNH TOÁN

Dạng 1: Lập CTPT của hợp chất hữu cơ
*Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,2g hợp chất hữu cơ A thu được 6,72 lít (đktc) khí CO2 và 5,4g H2O. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ A biết rằng khối lượng mol của A là 42g.
*Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 23g hợp chất hữu cơ B thu được 44g CO2 và 27g H2O. Xác định CTPT của hợp chất hữu cơ B biết rằng tỉ khối hơi của B với H2 là 23.
*Bài 3: Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8 gam khí CO2, và 5,4gam H2O.
a, Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
b, Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
c, Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?
d, Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.
*Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 3g chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8g H2O. Tỉ khối hơi của A với metan là 3,75. Tìm công thức cấu tạo của chất A, biết rằng chất A tác dụng với dung dịch NaOH

Dạng 2: Bài toán phản ứng thế có hiệu suất
*Bài 1: Cho 1 lít Benzen (D=0,790g/ml) tác dụng với 112 lít Clo (đktc) khi có mặt bột Fe xúc tác thì thu được 450g Clobenzen. Tính hiệu suất của phản ứng.
*Bài 2: Cho benzen tác dụng với brom tạo brom benzen. Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 47,1g brom benzen, biết hiệu suất phản ứng là 80%.

Dạng 3: Bài toán phản ứng cộng với dung dịch nước brom
*Bài 1: Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CH4 và C2H2 đi qua bình chứa dung dịch nước Brôm dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 1,3g. Tính phần trăm về thể tích và khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
*Bài 2: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2, tác dụng hết với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.
Hãy viết phương trình hóa học.
Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

Dạng 4: Tính khối lượng dung dịch axit axetic, ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
*Bài 1:Cho 4,6g rượu etylic tác dụng với 0,575g natri.
a/ Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc).
b/ Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp sau pư.
*Bài 2: Cho 6g CH3COOH tác dụng với 250ml dd Na2CO3 1M.
a/ Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc).
b/ Tính nồng độ mol các chất trong dd sau pư, biết khối lượng riêng của CH3COOH là 1,25g/ml.
*Bài 3:Cho dung dịch chứa10 gam hỗn hợp C2H5OH và CH3COOH tác dụng với Zn dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) . Thành phần phần trăm theo khối lượng của rượu etylic và axit axetic
*Bài 4: Cho 42,2 (g) hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng với Natri (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 8,96 (l) khí (đktc).
Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan.

Dạng 5: Xác định độ rượu
Công thức: Độ rượu = [tex]\frac{V(rượu\ \ nguyên\ \ chất)}{V(dung\ \ dịch\ \ rượu)}[/tex]×100

*Bài 1:Cho 4,6g rượu etylic tác dụng hết với natri.
a) Tính thể tích hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
b) Tính thể tích rượu đã dùng. Biết khối lương riêng của rượu là 0,8g/ml
c) Nếu pha rượu trên với 8,25ml nước thì thu được rượu bao nhiêu độ?(Cho H = 1; C = 12;O =16; )
*Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 60 ml rượu êtylic chưa rõ độ rượu thì thu được 24,192 lít khí CO2(đktc). Khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml . Xác định độ rượu?
*Bài 3: Hòa tan m gam ancol etylic (D = 0,8 g/ml) vào 216 ml nước (D = 1 g/ml) được dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lít khí H2 ở đktc. Tính m và xác định độ rượu của dung dịch A.
 

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
Em bị mù hóa. Không biết có học được không ? Ai chỉ mình cách học cấp tốc để thi cuối kì với ạ. :(
Bạn học cái bảng tính chất hoá hữu cơ ở trên mà học phải ghi nhớ tính chất của nó luôn là bạn áp dụng được hết :)) mình cũng từng như vậy chỉ 1 đêm học sáng hôm sau thi làm bài ngon ơ
 
  • Like
Reactions: Coco99

_vivi_

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
3
0
1
20
Gia Lai
Đề Thám
có đáp án của mấy bài tập trên không ạ?
 
Top Bottom