[Vật lý 9] Ôn thi học kì I

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả các thành viên diễn đàn HMF thân yêu!
Sau 1 thời gian vắng mặt mk đã chính thức trở lại ăn hại gấp nghìn lần xưa. :D
Hì hì các bạn chắc cũng đã sắp thi học kì rồi nhỉ? Mk đang ôn luyện đây... bận rộn hết sức á... Cơ mà vẫn tranh thủ đc t/g để onl diễn đàn. Lần này mk trở lại mục đích lập các topic ôn thi học kì cho các bạn nè. ^^ hí hí mong rằng với chút sức mọn của mk sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt nhất nhé! Giờ chúng ta bắt đầu từ chương 1 nha >.<
CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
Chủ đề 1: Điện trở của dây dẫn _ Định luật Ôm
^^​
I, Lý thuyết cần nhớ
1. Điện trở của vật dẫn - Điện trở tương đương
* Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
* Đơn vị: Ôm ; Kí hiệu: [tex]\large\Omega[/tex]

* Điện trở của dây dẫn :
* Công thức R = [tex]\rho[/tex][TEX]\frac{l}{s}[/TEX]

+ [tex]\rho[/tex] : Điện trở suất ([tex]\large\Omega[/tex].m)
+ l : Chiều dài dây dẫn (m)
+ s: Tiết diện ngang của dây dẫn ([TEX]m^2[/TEX])
* Biến trở: Thực chất là điện trở có thể thay đổi được trị số R. Có hai loại biến trở:
+ Biến trở con chạy
+ Biến trở tay quay
* Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm nhiều vật dẫn mắc nỗi tiếp bằng tổng những điện trở hợp thành.
picture.php

[TEX]R_AB[/TEX] = [TEX]R_1[/TEX] + [TEX]R_2[/TEX] +...+ [TEX]R_n[/TEX]
* Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm nhiều vật dẫn mắc song song.
picture.php

[TEX]\frac{1}{R_AB}[/TEX] =[TEX] \frac{1}{R_1}[/TEX] + [TEX]\frac{1}{R_2}[/TEX] +...+ [TEX]\frac{1}{R_n}[/TEX]
2. Đinh luật Ôm cho đoạn mạch
* Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I = [TEX]\frac{U}{R}[/TEX]
- Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp:
* Dòng điện qua các điện trở là như nhau
[TEX]I = I_1 = I_2 =.....= I_n = I[/TEX]
* Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần:
[TEX]U_AB = U_1 + U_2 +...+ U_n[/TEX]
- Đối với đoạn mạch mắc song song:
* Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong các đoanh mạch rẽ
[TEX]I = I_1 + I_2 +...+ I_n[/TEX]
* Hiệu điện thế của đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế mỗi đoạn mạch rẽ:
[TEX]U_AB = U_1 = U_2 =...= U_n [/TEX]


II, Phương pháp giải bài tập

1. Đọc kĩ đề bài và nắm vững các thông tin cần thiết (có thể tóm tắt đề bài)
* Đối với bài tập có mạch điện cần phải nắm vững: Trong mạch có những thiết bị tiêu thụ điện nào, chúng được mắc như thế nào, các dụng cụ đo trong mạch cho ta biết gì.
* Trên cơ sở các thông tin ta tìm ra các hướng giả cụ thể.
* Ví dụ: Tính I có bao nhiêu công thức, công thức nào phù hợp với thông tin mà ta có.
2. Một số cách tính cụ thể
* Tính điện trở của đoạn mạch
- Đoạn mạch mắc nối tiếp gồm n điện trở: [TEX]R[/TEX] = [TEX]R_1[/TEX] + [TEX]R_2[/TEX] +...+ [TEX]R_n[/TEX]
- Đoạn mạch mắc song song gồm n điện trở: [TEX]\frac{1}{R}[/TEX] =[TEX] \frac{1}{R_1}[/TEX] + [TEX]\frac{1}{R_2}[/TEX] +...+ [TEX]\frac{1}{R_n}[/TEX]
- Nếu mạch chỉ gồm hai điện trở:[TEX]R [/TEX]= [TEX]\frac{R_1.R_2}{R_1 + R_2}[/TEX]
* Tính cường độ dòng điện
- Định luật Ôm: I = [TEX]\frac{U}{R}[/TEX]
- Áp dụng cho toàn mạch điện: [TEX]I_AB[/TEX] =[TEX]\frac{U_AB}{R_AB}[/TEX]
- Áp dụng cho từng đoạn mạch:[TEX] I_1[/TEX] =[TEX] \frac{U_1}{R_1}[/TEX] ; ...



Xem thêm:
[Vật lí 9] HỆ THỐNG MỤC MỤC CÁC LỚP
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chủ đề 2 : Điện năng - Công suất điện
I-Lý thuyết cần nhớ
1. Công suất điện
* Công suất điện của đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó: [tex]\mathscr{P}[/tex] = U.I trong đó :
+ U là hiệu điện thế giữ hai đầu đoạn mạch đo bằng vôn (V)
+ I là cường độ dòng điện đo bằng ampe (A)
+ [tex]\mathscr{P}[/tex] là công suất đo bằng oát (W)
1KW = 1000W
1MW = 1000000W
* Các công thức tính công suất: [tex]\mathscr{P}[/tex] = [TEX]I^2[/TEX].R = [TEX]\frac{A}{t}[/TEX] = [TEX]\frac{U^2}{R}[/TEX]
* Số oát ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ điện, nghĩa là công suất điện cảu dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
2. Điện năng - Công của dòng điện
* Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.
* Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác trong đoạn mạch đó :
A = [tex]\mathscr{P}[/tex].t = U.I.t = [TEX]I^2[/TEX].R.t = [TEX]\frac{U^2}{R}[/TEX].t trong đó:
+ A là công đo bằng jun (J)
+ [tex]\mathscr{P}[/tex] là công suất đo bằng oát (W)
+ t là thời gian đo bằng giây (s)
+ U là hiệu điện thế đo bằng vôn (V)
+ I là cường độ dòng điện đo bằng Ampe (A)
1kW.h = 3600000J

3. Định luật Jun - Len - Xơ
* Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua: Q = [TEX]I^2[/TEX].R.t trong đó:
+ Q là nhiệt lượng tỏa ra đo bằng jun (J)
+ t là thời gian đo bằng giây (s)

+ R là điện trở của dây dẫn đo bằng ôm ([tex]\large\Omega[/tex])
+ I là cường độ dòng điện đo bằng ampe (A)
* Nếu Q đo bằng calo : Q = 0,24.[TEX]I^2[/TEX].R.t

II-Phương pháp giải bài tập
* Cần nắm vững các thông tin cần biết các bạn có thể tóm tắt bài nếu cần và chú ý đến các thiết bị tiêu thụ điện, dụng cụ đo điện trong mạch.
* Trong mạch điện nếu coi các điện trở của các dây dẫn không đáng kể, thì khi dây dẫn mắc song song với điện trở nào thì điện trở đó không hoạt động hay còn gọi là nối tắt .
* Một số cách tính cụ thể
- Tính công suất của đoạn mạch: [tex]\mathscr{P}[/tex] = U.I
- Từ định luật Ôm ta có thể tính công suất bằng biểu thức sau : [tex]\mathscr{P}[/tex] = [TEX]I^2[/TEX].R = [TEX]\frac{A}{t}[/TEX] = [TEX]\frac{U^2}{R}[/TEX]
- Tính điện năng: A = [tex]\mathscr{P}[/tex].t = U.I.t = [TEX]I^2[/TEX].R.t = [TEX]\frac{U^2}{R}[/TEX]
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI TẬP KIỂM TRA HKI

Dạng 1: Tính điện trở của dây dẫn


Công thức:

[tex]R=\rho \frac{l}{S}[/tex]

* Lưu ý: nếu tiết diện có đơn vị là $mm^2$ thì phải đổi sang m^2: $a (mm^2) = a. 10^{-6} (m^2)$

Bài 1: Một cuộn dây có chiều dài $l=3,2 m$ được quấn bằng dây nikêlin có tiết diện $S=0,1mm^2$ và điện trở suất 0,4.10-6 Ωm. Tính điện trở của dây dẫn nikêlin trên.

Lời giải: $S = 0,1 mm^2 = 0,1. 10^{-6} m^2$
Điện trở: [tex]R=\rho \frac{l}{S}=12,8\Omega[/tex]

ÁP DỤNG

Bài 2:
a/ Tính điện trở của một dây đồng có chiều dài $4m$ , tiết diện $2mm^2$ , điện trở suất $1,7.10^{-8}$ Ωm.
b/ Nếu kéo dây đồng ra cho chiều dài tăng gấp đôi thì điện trở của dây bằng bao nhiêu? (thể tích dây không đổi)

Bài 3:

a/ Tính điện trở của một dây đồng có chiều dài $12 m$ , tiết diện $5 mm^2$ , điện trở suất $1,7.10^{-8}$ Ωm.

b/ Nếu cắt đôi dây đồng trên thành 2 phần bằng nhau, thì điện trở 1 phần là bao nhiêu?

Bài 4:

a/ Tính điện trở của một thỏi sắt có chiều dài $20 cm$ , tiết diện $10 mm^2$.

b/ Nếu mài mòn thỏi sắt trên sao cho tiết diện còn một nửa, chiều dài như cũ. So sánh điện trở của thỏi sắt mới và thỏi sắt cũ.

Bài 5: Xem bảng điện trở suất ở $20^0C$ của một số kim loại.
Ảnh chụp màn hình (382).png


a) Trong các kim loại ở bảng trên, hãy cho biết kim loại nào dẫn điện tốt nhất? Kim loại nào dẫn điện kém nhất? (DẪN ĐIỆN TỐT NHẤT KHI ĐIỆN TRỞ SUẤT NHỎ NHẤT)

b) Một dây dẫn dài $3,6m$; tiết diện $0,03mm^2$ làm bằng hợp kim có điện trở suất $0,5.10^{-6}$ Ωm. Tính điện trở của dây dẫn.

c) Một dây nhôm có chiều dài $4.2 m$; tiết diện $2,5. 10^{-6}$ m2 . Tính điện trở của dây nhôm.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 2: Bài tập về biến trở.
Bài 6: Một biến trở con chạy như hình 1. Để tăng điện trở của biến trở, thì cần di chuyển con chạy C về phía điểm nào? Tại sao?
Ảnh chụp màn hình (384).png

Lời giải:

+ Di chuyển con chạy C về phía điểm B.

+ Vì điện trở R tỉ lệ thuận với chiều dài l nên chiều dài của biến trở tăng dẫn đến điện trở của biến trở tăng.

ÁP DỤNG

Bài 7: Một biến trở con chạy như hình 1. Để giảm điện trở của biến trở, thì cần di chuyển con chạy C về phía điểm nào? Tại sao?

Bài 8: Một biến trở con chạy như hình 1. Di chuyển con chạy C về phía điểm A thì điện trở của biến trở tăng hay giảm? Tại sao?

Bài 9: Một biến trở con chạy như hình 1. Di chuyển con chạy C về phía điểm B thì điện trở của biến trở tăng hay giảm? Tại sao?

Bài 9*: Cho sơ đồ mạch điện như hình 1. Khi đẩy con chạy C về sát điểm N thì biến trở có điện trở lớn nhất.
Ảnh chụp màn hình (383).png

Hãy cho biết con chạy của biến trở được di chuyển như thế nào trong sơ đồ mạch điện trên để đèn sáng nhất? Vì sao?
#Chú ý: Bài có đánh * là bài lấy điểm giỏi trong kì thi học kì. :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 3: Bài tập về định luật Jun – Len xơ:

Bài 10:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 500Ω trong vòng 7 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.

Lời giải:
a) Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Ta có hệ thức: [tex]Q=I^2Rt[/tex]
Trong đó:




    • t : thời gian (s)
    • R: điện trở (W)
    • Q: nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn(J)
    • I :cường độ dòng điện (A)
b) Nhiệt lượng tỏa ra: $Q = I^2Rt = 22.500.7 = 14000 J$

ÁP DỤNG

Bài 11:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua một dây dẫn có điện trở 400Ω trong vòng 10 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.

Bài 12:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 2,5A chạy qua một dây dẫn có điện trở 600Ω trong vòng 2 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.

Bài 13:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 1,2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 300Ω trong vòng 3 giờ. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.

Bài 14:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 1,5 A chạy qua một dây dẫn có điện trở 300Ω trong vòng 3 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.

Bài 15:
a) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ.

b) Dòng điện có cường độ 0,2A chạy qua một dây dẫn có điện trở 30Ω trong vòng 15 phút. Hãy tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn dây dẫn trên.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 4: Bài tập về thông số định mức:
Bài 16: Một bóng đèn có ghi 12V-6W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 1 giờ.

Lời giải:

a) 12V là hiệu điện thế định mức của đèn. 6W là công suất định mức của đèn.

b) Vì [tex]U_d=U_{dm}\Rightarrow P_d=P_{dm}=6W=6.10^{-3}kWh[/tex]
=> Lượng điện năng tiêu thụ: [tex]A=P.t=6.10^{-3}.1=6.10^{-3}kWh[/tex]

ÁP DỤNG

Bài 17: Một bóng đèn có ghi 220V-60W. Mắc vào 2 đầu bóng đèn một hiệu điện thế 220V.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 2 giờ.

Bài 18: Một bóng đèn có ghi 12V- 4W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 15 phút.


Bài 19: Một bóng đèn có ghi 220V-40W. Mắc vào 2 đầu bóng đèn một hiệu điện thế 220V.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện trở của đèn.

Bài 20: Một bóng đèn có ghi 220V- 24W. Công suất tiêu thụ hiện tại của đèn là 24W.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện trở của đèn.

Bài 21: Một bóng đèn có ghi 12V-6W. Đèn được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức.

a) Hãy cho biết ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.

b) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 10 phút.

Bài 22: Đèn có ghi (220V – 100W) , người ta dùng bóng đèn này ở hiệu điện thế 220V. Tính :

a/ Điện năng mà đèn tiêu thụ trong 30 ngày biết mỗi ngày thắp sáng 5 giờ.

b/ Tiền điện phải trả trong 30 ngày . Biết 1kWh là 2000 đồng

 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 5: Bài tập về đoạn mạch cơ bản.

Bài 23: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 6Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 9V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở và của đoạn mạch AB

Lời giải:

a) Điện trở tương đương: Rtd = R1 + R2 = 12 + 6 = 18

Cường độ dòng điện: I1 = I2 = I = U / Rtd = 9 / 18 = 0,5 A

Hiệu điện thế của mỗi điện trở:

U1 = I1.R1 = 0,5.12 = 6V

U2 = I2.R2 = 0,5.6 = 3V

b) Công suất của mỗi điện trở:

P1 = U1.I1 = 6.0,5 = 3W

P2 = U2.I2 = 3..0,5 = 1,5W

Công suất của mạch:

P = UI = 9.0,5 = 4,5W (hoặc P = P1 + P2 = 3 + 1,5 = 4,5W)

ÁP DỤNG

Bài 24: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30 mắc nối tiếp với điện trở R2 . Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 7,2V. Tính R2

b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở R1 trong 5 phút

Bài 25: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b/ Tính công của dòng điện sản ra ở đoạn mạch trong 10 phút

Bài 26: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω mắc song song với điện trở R2 = 80Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .

b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

Bài 27: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 10Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b/ Ở nhánh có điện trở R2 , mắc nối tiếp điện trở R3 với R2 . Trong cùng thời gian , để Q1=3Q23 . Tính R3

Bài 28: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 50Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 10Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b/Tính công suất tiêu thụ của R1 và công mà đoạn mạch sản ra ở toàn mạch trong 1 phút

Bài 29: Đoạn mạch MN gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch MN.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

Bài 30: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 6Ω mắc song song với điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b/Tính công mà đoạn mạch AB sản ra trong 15 phút.

Bài 31: R1 = 30Ω mắc nối tiếp với R2 = 20Ω, đặt vào 2 đầu đoạn mạch trên một hiệu điện thế 60V .

a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b/Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 15 phút.

Bài 32: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 6: Bài tập về đoạn mạch nâng cao.

@@LƯU Ý: Dạng này thường nằm ở ý c dữ liệu lấy từ đề bài là hiệu điện thế U toàn mạch,điện trở R1 và R2 , ko lấy giá trị cường độ dòng điện ở các ý phía trên (a,b) được.

* Tính điện trở R3 khi biết thêm một giá trị cho trước.

Cách giải chung: thuật toán bàn cờ kép.

Ví dụ: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 30 Ωmắc nối tiếp với điện trở R2 = 20Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b/ Tính nhiệt lượng tỏa ra ở R1 trong 5 phút

c/ Mắc thêm R3 song song với R2 thì hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là 9V. Tính R3



LỜI GIẢI:

I1 = U1 / R1 = 9 : 30 = 0,3 A.

I = I23 = I1 = 0,3 A

Rtd = U / I = 12 : 0,3 = 40Ω

R23 = Rtd – R1 = 40 – 30 = 10 Ω

1/R23 = 1/R2 + 1/R3 ó 1/10 = 1/20 + 1/R3 ó 1/R3 = 1/10 – 1/20 = 1/20 ó R3 = 20 Ω



Bài 33: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 6Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 9V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b/ Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở và của đoạn mạch AB

c/ Mắc thêm R3 song song với R1 thì cường độ dòng điện qua mạch là 0,9A . Tính R3 và công suất tiêu thụ của R3.



* Bài toán tỉ lệ của cường độ dòng điện.

Bài toán 1: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω nối tiếp điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 60V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.


Ảnh chụp màn hình (386).png

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R1.


Bài toán 2: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω nối tiếp điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 60V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.


Ảnh chụp màn hình (386).png

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R2.

ÁP DỤNG

Bài 34: Giữa hai điểm A và B của mạch điện có điện trở R1 = 30W và R2 = 20W mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B luôn không đổi bằng 12V.

a. Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b.Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 5 phút.

c. Mắc thêm R3 song song với điện trở R2 sao cho dòng điện qua R1 có cường độ gấp 5 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3.
Ảnh chụp màn hình (385).png

Bài 35: Giữa hai điểm A và B của mạch điện có điện trở R1 = 20W và R2 = 30W mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B luôn không đổi bằng 12V.

a.Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở .

b.Tính công mà đoạn mạch sản ra trong 15 phút.

c.Mắc thêm R3 song song với điện trở R2 sao cho dòng điện qua R1 có cường độ gấp 4 lần cường độ dòng điện qua R2. Tính điện trở R3.
Ảnh chụp màn hình (385).png

Bài 36: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 10Ω nối tiếp điện trở R2 = 40Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.


Ảnh chụp màn hình (386).png

b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c) Mắc thêm điện trở R3 song song với điện trở R1 như hình 9. Tính điện trở R3 để cường độ dòng điện qua R3 bằng 1/5 cường độ dòng điện qua R2.


* Các dạng bài tỉ lệ của U, P, Q, A thì cũng làm tương tự. Cách giải các bài toán tỉ lệ là dùng công thức tỉ lệ (ở câu 13, câu 14 phần LÝ THUYẾT)

Bài 37: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 20Ω mắc song song với điện trở R2 = 80Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .

b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch

c/ Mắc thêm R3 nối tiếp với hai điện trở R1 và R2 song song với nhau . Biết U3=2U1 , tính R3

Bài 38: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 32Ω nối tiếp điện trở R2 = 16Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.

b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c. Mắc thêm điện trở R3 như thế nào vào mạch để hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 bằng hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2. Tính giá trị điện trở R3.

Bài 39: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 . Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB. Cường độ dòng điện qua R1= 0,8A , qua R2=0,4A.

a/ Tính R1 và R2

b/ Ở nhánh có điện trở R2 , mắc nối tiếp điện trở R3 với R2 . Trong cùng thời gian , để Q1=3Q23 . Tính R3

Bài 40: Đoạn mạch MN gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch MN.

a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

b/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

c/ Mắc thêm R3 vào đoạn mạch để công suất tiêu thụ của đoạn mạch lớn gấp 2 lần công suất tiêu thụ của đoạn mạch khi chưa mắc R3 vào mạch. Tính R3 và vẽ sơ đồ các cách mắc.

Bài 41: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 6Ω mắc song song với điện trở R2 = 30Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/Tính điện trở tương đương đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

b/Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.

c/Mắc thêm điện trở R3 vào mạch để công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB trong trường hợp này chỉ bằng 1/2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB khi chưa mắc điện trở R3 vào mạch. Tính điện trở R3 và vẽ sơ đồ các cách mắc.

Bài 42: Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi 24V giữa hai đầu đoạn mạch AB.

a/ Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch.

b/ So sánh công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.

c/ Điện trở R1 thực chất bên trong là hai điện trở Ra và Rb mắc song song với nhau. Khi có dòng điện qua mạch thì Pa = 3 Pb. Tính Ra và Rb
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ
1. Nam châm vĩnh cửu.
* Đặc điểm:

- Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban…)

- Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng

- Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

* Kim nam châm: Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn).

* Ứng dụng: Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản…

2: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường

* Thí nghiệm ơxtet: Đặt dây dẫn song song với kim nam châm. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu Þ có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)

* Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (lực từ) lên kim NC đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

* Từ trường: là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim NC đặt trong nó.

* Cách nhận biết từ trường: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim NC (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc-Nam) thì nơi đó có từ trường

3) Từ phổ - đường sức từ

a. Từ phổ: là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

b. Đường sức từ (ĐST):

- Mỗi ĐST có 1 chiều xác định. Bên ngoài NC, các ĐSTcó chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của NC

- Nơi nào từ trường càng mạnh thì ĐST dày, nơi nào từ trường càng yếu thì ĐST thưa.

4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

a. Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:

- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh NC là giống nhau

- Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.

b. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của ĐST trong lòng ống dây.

5. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện.

a. Sự nhiễm từ của sắt thép:

* Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

* Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

b. Nam châm điện:

- Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non

- Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

6. Ứng dụng của NC điện: Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kĩ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện…

a. Loa điện:

- Cấu tạo: Bộ phận chính của loa điện : Ống dây L, nam châm chữ E, màng loa M. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của NC

- Hoạt động: Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động.Phát ra âm thanh .Biến dao động điện thành âm thanh

b. Rơle điện từ:

- Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

- Bộ phận chủ yếu của rơle gồm một nam châm điện) và một thanh sắt non

c. Rơ le dòng

- Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt mạch điện bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ.

7. Lực điện từ.

a. .Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:

- Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với ĐST thì chịu tác dụng của lực điện từ

b. Quy tắc bàn tay trái

- Đặt bàn tay trái sao cho các ĐST hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

8: Động cơ điện 1 chiều.

a. Cấu tạo động cơ điện một chiều đơn giản

- ĐCĐ có hai bộ phận chính là NC tạo ra từ trường (Bộ phận đứng yên – Stato) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (Bộ phận quay – Rôto)

- Chuyển hóa năng lượng: Điện năng -> cơ năng.

b. Động cơ điện một chiều trong KT:

- Trong ĐCĐ kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là NC điện (Stato)

- Bộ phận quay (Rôto) của ĐCĐ kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

9: Hiện tượng cảm ứng điện từ:

a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp

- Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn

- Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng

b. Dùng NC để tạo ra dòng điện:

- Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại

- Dùng NC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.

c. Hiện tượng cảm ứng điện từ:

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

- Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.

10- Dòng điện xoay chiều:

- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.

- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều

11 Máy phát điện xoay chiều:

- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:

+ Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.

+ Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện)_Rôto

- Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.

- Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.

12-Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

- Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ …

- Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..

- Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều

13-Truyền tải điện năng đi xa:

- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.

- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn [tex]P_{hp}=\frac{P^2R}{U^2}[/tex]

- Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:

+ Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém)

+ Chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém)

+ Tăng hiệu điện thế (thường dùng)

- Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.

14. Máy biến thế

- Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.

- Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được.

- Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế bằng tỉ số giữa số vòng của các cuộn dây đó. [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{n_1}{n_2}[/tex]

- Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp (đầu vào) lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp (đầu ra) máy gọi là máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế.

- Ở 2 đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế để giảm hao phí về nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng HĐT định mức của các dụng cụ tiệu thụ điện
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Dạng 7: Bài tập về TỪ TRƯỜNG.
(cần nắm vững quy tắc NẮM BÀN TAY PHẢI)



Bài 43:

a. Kim nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây đứng yên như hình 1. Xác định chiều dòng điện trong ống dây và tên các từ cực của ống dây.

b. Xác định từ cực của ống dây và từ cực của kim nam châm ở hình 2.
Ảnh chụp màn hình (389).png

Lời giải:

a) Đầu B: cực Nam.

Đầu A: cực Bắc.

Chiều dòng điện chạy trong ống dây theo hướng từ B đến A.

b) Đầu B: cực Bắc

Đầu A: cực Nam

Với kim nam châm: ở gần đầu B là cực Nam, ở xa đầu B là cực Bắc.

ÁP DỤNG

Bài 44:

Kim nam châm khi đặt trước đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua đứng yên như hình 4. Hãy xác định tên các từ cực của ống dây và của kim nam châm.



Ảnh chụp màn hình (390).png

Bài 45: Vận dụng qui tắc nắm tay phải, hãy xác định tên các từ cực A, B, C, D của các ống dây có dòng điện chạy qua ở hình 6 hình 7 và hình 8.
Ảnh chụp màn hình (388).png
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Kiến thức ôn tập kiểm tra học kì I xin phép được khép lại tại đây.
Phần phía sau sẽ để mk đăng một số đề thi học kì và dành cho các bạn thành viên HMF trao đổi
kiến thức, bài tập hoặc cũng có thể chia sẻ bài thi nha. =))
Hẹn gặp lại vào tối mai. M.n nn+mđ <3
Hết~
 

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
20
Đắk Lắk
Xin chào tất cả các thành viên diễn đàn HMF thân yêu!
Sau 1 thời gian vắng mặt mk đã chính thức trở lại ăn hại gấp nghìn lần xưa. :D
Hì hì các bạn chắc cũng đã sắp thi học kì rồi nhỉ? Mk đang ôn luyện đây... bận rộn hết sức á... Cơ mà vẫn tranh thủ đc t/g để onl diễn đàn. Lần này mk trở lại mục đích lập các topic ôn thi học kì cho các bạn nè. ^^ hí hí mong rằng với chút sức mọn của mk sẽ giúp các bạn có được kết quả tốt nhất nhé! Giờ chúng ta bắt đầu từ chương 1 nha >.<
CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
Chủ đề 1: Điện trở của dây dẫn _ Định luật Ôm
^^​
I, Lý thuyết cần nhớ
1. Điện trở của vật dẫn - Điện trở tương đương
* Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
* Đơn vị: Ôm ; Kí hiệu: [tex]\large\Omega[/tex]

* Điện trở của dây dẫn :
* Công thức R = [tex]\rho[/tex][TEX]\frac{l}{s}[/TEX]
+ [tex]\rho[/tex] : Điện trở suất ([tex]\large\Omega[/tex].m)
+ l : Chiều dài dây dẫn (m)
+ s: Tiết diện ngang của dây dẫn ([TEX]m^2[/TEX])
* Biến trở: Thực chất là điện trở có thể thay đổi được trị số R. Có hai loại biến trở:
+ Biến trở con chạy
+ Biến trở tay quay
* Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm nhiều vật dẫn mắc nỗi tiếp bằng tổng những điện trở hợp thành.
picture.php

[TEX]R_AB[/TEX] = [TEX]R_1[/TEX] + [TEX]R_2[/TEX] +...+ [TEX]R_n[/TEX]
* Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm nhiều vật dẫn mắc song song.
picture.php

[TEX]\frac{1}{R_AB}[/TEX] =[TEX] \frac{1}{R_1}[/TEX] + [TEX]\frac{1}{R_2}[/TEX] +...+ [TEX]\frac{1}{R_n}[/TEX]
2. Đinh luật Ôm cho đoạn mạch
* Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: I = [TEX]\frac{U}{R}[/TEX]
- Đối với đoạn mạch mắc nối tiếp:
* Dòng điện qua các điện trở là như nhau
[TEX]I = I_1 = I_2 =.....= I_n = I[/TEX]
* Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần:
[TEX]U_AB = U_1 + U_2 +...+ U_n[/TEX]
- Đối với đoạn mạch mắc song song:
* Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong các đoanh mạch rẽ
[TEX]I = I_1 + I_2 +...+ I_n[/TEX]
* Hiệu điện thế của đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế mỗi đoạn mạch rẽ:
[TEX]U_AB = U_1 = U_2 =...= U_n [/TEX]

II, Phương pháp giải bài tập

1. Đọc kĩ đề bài và nắm vững các thông tin cần thiết (có thể tóm tắt đề bài)
* Đối với bài tập có mạch điện cần phải nắm vững: Trong mạch có những thiết bị tiêu thụ điện nào, chúng được mắc như thế nào, các dụng cụ đo trong mạch cho ta biết gì.
* Trên cơ sở các thông tin ta tìm ra các hướng giả cụ thể.
* Ví dụ: Tính I có bao nhiêu công thức, công thức nào phù hợp với thông tin mà ta có.
2. Một số cách tính cụ thể
* Tính điện trở của đoạn mạch
- Đoạn mạch mắc nối tiếp gồm n điện trở: [TEX]R[/TEX] = [TEX]R_1[/TEX] + [TEX]R_2[/TEX] +...+ [TEX]R_n[/TEX]
- Đoạn mạch mắc song song gồm n điện trở: [TEX]\frac{1}{R}[/TEX] =[TEX] \frac{1}{R_1}[/TEX] + [TEX]\frac{1}{R_2}[/TEX] +...+ [TEX]\frac{1}{R_n}[/TEX]
- Nếu mạch chỉ gồm hai điện trở:[TEX]R [/TEX]= [TEX]\frac{R_1.R_2}{R_1 + R_2}[/TEX]
* Tính cường độ dòng điện
- Định luật Ôm: I = [TEX]\frac{U}{R}[/TEX]
- Áp dụng cho toàn mạch điện: [TEX]I_AB[/TEX] =[TEX]\frac{U_AB}{R_AB}[/TEX]
- Áp dụng cho từng đoạn mạch:[TEX] I_1[/TEX] =[TEX] \frac{U_1}{R_1}[/TEX] ; ...
bạn ơi có bài tập tổng hợp ko?
#Hường: Có nhé ban :D
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chân thành xin lỗi các thành viên HMF thân yêu! Vì hôm qua mk có chút việc nên ko post đề được. =))
Các bạn đã sẵn sàng chưa nhỉ? Giờ chúng ta bắt đầu luyện đề thi nhé!
ĐỀ SỐ 1: Là đề trắc nghiệm khách quan.
:D

Hãy chọn phương án đúng.


1. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?



2. Hai điện trở R1và R2 được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế UAB. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1 và U2. Hệ thức nào dưới đây là không đúng?



3. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?



4. Để xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế cần tiến hành những công việc sau:

a. Ghi các kết quả đo được theo bảng;
b. Đặt vào 2 đầu dây dẫn các giá trị U khác nhau, đo U và I chạy qua dây dẫn tương ứng;
c. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở;
d. Dựa vào số liệu đo được và công thức của định luật Ôm để tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo.

Trình tự các công việc là:

A. a, b, c, d.
B. b, a, d, c.
C. b, c, a, d.
D. a, d, b, c.

5. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là bao nhiêu?

A. 36Ω. B. 15Ω. C. 4Ω. D. 2,4Ω.

6. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn thì cần so sánh điện trở của các dây dẫn có

A. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các loại vật liệu khác nhau.
B. chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
C. chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
D. chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các loại vật liệu khác nhau.

7. Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U =12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là bao nhiêu?

A. 0,1 A. B. 0,15 A. C. 0,45 A. D. 0,3 A.

8. Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là:



9. Trên dụng cụ điện thường ghi số 220V và số oát (W). Số oát (W) này cho biết điều nào dưới đây?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
C. Công mà dòng điện thực hiện trong 1 phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.
D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong 1 giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

10. Trên bóng đèn có ghi 6V - 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu?

A. 0,5A. B. 1,5A. C. 2A. D. 18A.

11. Nếu đồng thời giảm điện trở của đoạn mạch, cường độ dòng điện, thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đi một nửa, thì nhiệt lượng toả ra trên dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần?

A. 2 lần. B. 6 lần. C. 8 lần. D. 16 lần.

12. Mắc biến trở vào một hiệu điện thế không đổi. Nhiệt lượng toả ra trên biến trở trong cùng một thời gian sẽ tăng bốn lần khi điện trở của biến trở.

A. tăng lên gấp đôi.
B. giảm đi hai lần.
C. giảm đi bốn lần.
D. tăng lên bốn lần.

13. Mắc một bóng đèn có ghi 220V - 100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu?

A. 12 kWh. B. 400 kWh. C. 1440 kWh. D. 43200 kWh.

the end~
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm )

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và viết vào bài thi.

1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở giảm thì cường độ dòng điện qua điện trở đó thay đổi như thế nào? Hãy chọn đáp án trả lời đúng :

A. Cường độ dòng điện qua điện trở không đổi.

B.Cường độ dòng điện qua điện trở tăng.

C.Cường độ dòng điện qua điện trở giảm.

D.Cường độ dòng điện qua điện trở lúc tăng, lúc giảm.

2: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Thông tin nào sau đây là sai?

A. điện thế định mức của bóng đèn là 220V.

B.Công suất định mức của bóng đèn là 75W.

C.Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75 J.

D.Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng

3: Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Xác định chiều của lực điện từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.

B.Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.

C.Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.

D.Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện

4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. J/s
B.W
C.kWh
D.kW

PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm ) Trình bày vào bài thi các câu sau:

5: Hãy trình bày lợi ích và một số biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?

6: Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 20oC thì mất một thời gian là 14phút 35 giây.

a)Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

b) Mỗi ngày đun sôi 5 lít nước ở điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho biết giá 1kWh điện là 1800 đồng.

7: Cho mạch điện như hình vẽ: Ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn. Biết R1 = R2 = R3 = 4Ω và Ampe kế chỉ 2A.

2015-12-15_211235.jpg

a) Tính điện trở tương đương của mạch, hiệu điện thế giữa hai điểm MN và số chỉ của vôn kế.

b) Điện trở R3 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm^2 và có điện trở suất p = 0,5.10-6 Ω m. Hãy tính chiều dài của dây dẫn làm điện trở R3.

c) Thay R3 = R chưa biết. Tìm R để công suất tỏa nhiệt trên R đạt giá trị lớn nhất.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Hai bóng đèn có ghi (220V – 50 W) và (220V – 60W) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng

A. Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W.

B. Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W.

C. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.

D. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 50W lớn hơn.

Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 8 là 20mA trong thời gian 1 phút thì công thực hiện của dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,192J

B. 1,92J

C. 1,92W

D. 0,192W

Câu 3. Có một thanh sắt và một nam châm hoàn toàn giống nhau. Để xác định thanh nào là thanh nam châm ,thanh nào là sắt, ta đặt một thanh nằm ngang, thanh còn lại cầm trên tay đặt một đầu vào giữa của thanh nằm ngang thì thấy hút rất mạnh. Kết luận nào đúng?

A. Thanh cầm trên tay là thanh nam châm.

B. Không thể xác định được thanh nào là nam châm, thanh nào là thanh sắt.

C. Phải hoán đổi hai thanh một lần nữa mới xác định được.

D. Thanh nằm ngang là thanh nam châm.

Câu 4. Cho hai điện trở R1 = 20 mắc nối tiếp với điện trở R2 = 30 vào một hiệu điện thế, nếu hiệu điện thế hai đâu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là:

A. 20V

B. 40V

C. 30V

D. 15V

II/ TỰ LUẬN. (8,0 điểm)

Bài 1. (3,0 điểm) Có hai đèn ghi Đ1 (12V – 12W); Đ2 (6V – 9W) và nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 18V.

a) Tính cường độ dòng điện định mức của hai đèn?

b) Để đèn sáng bình thường khi mắc vào hiệu điện thế U thì phải dùng biến trở R thì biến trở được mắc như thế nào? Vẽ sơ đồ mạch điện?

c) Nếu chỉ có hai bóng đèn mắc nói tiếp với nhau thì hiệu điện thế lớn nhất của đoạn mạch là bao nhiêu? Tính công suất của mỗi đèn?

Bài 2. (3,0 điểm) Một cuộn dây nikêlin có tiết diện 0,2mm2; chiều dài 10m và có điện trở suất là 0,4.10 m được mắc vào hiệu điện thế 40V.

a) Tính điện trở của cuộn dây

b) Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây.

c) Xác định cực của ống dây .Vẽ và xác định chiều đường sức từ .

1.PNG

Bài 3. (2,0 điểm) Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện, hoặc xác định cực của nam châm cho bởi các hình vẽ sau:


1_1.PNG
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ĐỀ SỐ 5

I/ Trắc nghiệm: (3,0 điểm)

Câu 1. Định luật Jun-Len xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng B. Hóa năng C. Năng lượng ánh sáng D. Nhiệt năng

Câu 2. Biểu thức nào dưới đây là của định luật Ôm:

A. I = U.R B. R = U/I C. I = U/R D. U = I.R

Câu 3. Trong mạch gồm các điện trở R1 = 6 Ω; R2 = 12 Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

A. 4 Ω B. 6 Ω C. 9 Ω D. 18 Ω

Câu 4. Vật nào sau đây ứng dụng hoạt động từ của dòng điện?

A. Bàn là B. Bóng đèn dây tóc C. Động cơ điện D. Nồi cơm điện

Câu 5. Chọn câu sai: Các đặc điểm của từ phổ của nam châm là:

A. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau hơn.
B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín.
C. Mỗi một điểm có nhiều đường sức từ đi qua.
D. Chỗ nào đường sức từ dày thì từ trường mạnh, chỗ nào đường sức từ thưa thì từ trường yếu.

Câu 6. Nam châm điện được sử dụng trong các dụng cụ nào dưới đây?

A. Chuông điện B. Máy tính bỏ túi C. Bóng đèn điện D. Đồng hồ đeo tay

II/ Tự luận (7,0 điểm)

Câu 7 (3,0 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ: Khi đóng khóa K kim nam châm bị hút vào ống dây.


a, Hãy vẽ các đường sức từ bên trong ống dây và chiều các đường sức từ.

b, Xác định từ cực của ống dây và kim nam châm

c, Nêu các cách để làm tăng từ trường của ống dây. Vẽ lại hình vào bài làm

Câu 8 (4,0 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ


Bóng đèn ghi 12V - 6W; R2 = R3 = 20, UAB = 15V​

a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi trên đèn và tính điện trở của bóng đèn.

b) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và số chỉ của ampe kế.
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
ĐỀ SỐ 6
I. TRẮC NGHIỆM: Chọn ý đúng (3,0 điểm)

Câu 1: Hệ thức của định luật Ôm là

A. I = U.R B. I = U/R C. R = U.I D. U = I.R

Câu 2: Mắc hai điện trở 10Ω và 20Ω nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện trong mạch là.

A. 0,4A B. 0,3A C. 0,6A D. 12A

Câu 3: Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường, phải chọn hai bóng đèn:

A. Có cùng hiệu điện thế định mức.
B. Có cùng cường độ dòng điện định mức.
C. Có cùng điện trở.
D. Có cùng công suất định mức.

Câu 4: Một dây dẫn bằng Nikenli dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của Nikenli 0,4.10-6Ωm. Điện trở của dây dẫn là

A. 40Ω B. 80Ω C. 160Ω D. 180Ω

Câu 5: Ký hiệu đơn vị đo công của dòng điện là

A. J B. kW.h C. W D. V

Câu 6: Mạch điện gồm một bếp điện có điện trở Rb (Rb có thể thay đổi) mắc nối tiếp với một điện trở r = 30Ω. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch bằng 220V. Để công suất tiêu thụ của bếp bằng 320W, thì điện trở Rb có giá trị bằng:

A. 220Ω B. 30Ω C. 11,25Ω D. 80Ω

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày cấu tạo của nam châm điện và nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện.

Câu 2: (1,0 điểm) Phát biểu quy tắc bàn tay trái.

Câu 3: (2,0 điểm): Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ (Hình 1)


Biết: R1 = 8Ω; R2 = 20Ω; R3 = 30Ω; Ampe kế chỉ 1,5A

Tính RAB, U2 và UAB.

Câu 4: (3,0 điểm) Một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V - 15W

a/ Cho biết ý nhĩa của của các số ghi này.

b/ Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi quạt hoạt động bình thường.

c/ Tính điện năng quạt sử dụng trong một giờ khi chạy bình thường.

d/ Tính điện trở của quạt. Biết hiệu suất của quạt là 85%.
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53
Top Bottom