Hóa [Hóa 9] Topic ôn thi học kỳ 1

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!!
Sắp đến thời gian thi học kỳ 1 rồi nhỉ??? Chắc hẳn một số bạn vẫn còn đang bâng khuâng về những vấn đề mình chưa giải quyết xong trước khi kỳ thi bắt đầu. Hôm nay, BQT box Hóa sẽ giúp bạn giải quyết tất cả qua topic ôn thi học kỳ 1 dành cho các bạn học sinh lớp 9 (các bạn khối lớp khác cũng đừng lo, BQT đang cập nhật và sẽ sớm đưa ra trong thời gian sớm nhất).
Vì đây là topic ôn luyện nên các bạn TỰ DO trả lời các bài tập, hay những vấn đề liên quan đến môn học, nhưng tuyệt đối không spam với mọi hình thức nha!!!
Nào trước khi bắt đầu, chúng ta hãy điểm qua những nội dung có thể có trong đề thi học kỳ 1 sắp tới:
*****
PHẦN 1: NHỮNG NỘI DUNG CÓ TRONG ĐỀ THI HỌC KỲ 1 MÔN HÓA 9
I. Lý thuyết :

- Tính chất hóa học của : oxit, axit, bazơ, muối, kim loại, phi kim

- Tính chất hóa học của axit sunfuaric đặc, nhôm, clo.

- Phân bón hóa học.

- Các biện pháp chống ăn mòn kim loại

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó.

- Tính chất vật lý của CaO, SO2, H2SO4, NaOH, Al,Fe, Cl2.

- Điều chế: SO2 , CaO, H2SO4, NaOH, Al, Cl2

- Ứng dụng của CaO, NaCl, Al, Fe ( gang- thép)

- Điều kiện để phản ứng xảy ra trong dung dịch.

- Lưu ý học lại tính tan và xem các hiện tương xảy ra trong các thí ngiệm trong sgk, màu sắc của các chất, các dung dịch dã biết.

II. Các dạng bài tập:

- Viết các pthh minh họa cho tính chất hóa học, ứng dụng của các chất, pthh điều chế các chất.

- Dựa vào tính chất hóa học, vật lý giải thích các ứng dụng, các hiện tượng thường gặp.

- Viết pthh hoàn thành dãy chuyển hóa, thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Phân biệt, nhận biết các chất bằng phương pháp vật lý, hóa học.

- Các bài tập định lượng : áp dụng tính theo pthh, định luật bảo toàn khối lượng , tính nồng độ dung dịch, tính khối lượng kết tủa, tính thể tích chất khí (đktc), tính thành phần trong hỗn hợp ban đầu hoặc hổn hợp sản phẩm, xác định tên nguyên tố. ..

III. Phần mở rộng.

- Áp dụng các kiến thức mở rộng trong phần em có biết.

- Phản ứng giữa oxit axit với dung bazơ.

- Phản ứng giữa kim loại với axit sunfuaric đặc nóng.

- Phản ứng giữa Al, Zn với dung dịch bazơ.
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nếu không xem được, các bạn tải về >>ở đây<< nhé!!!
Còn phần bài tập ad sẽ đăng vào ngày mai!!! Chúc các bạn ngủ ngon...
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP, CỦNG CỐ NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nếu không xem được, các bạn tải về >>ở đây<< nhé!!!
Còn phần bài tập ad sẽ đăng vào ngày mai!!! Chúc các bạn ngủ ngon...
Nếu em đang học lớp 8 nhưng học mô hình trường học mới (vnen)thì e xin tham gia vào topic ôn tập với ạ.Tất cả em cũng đang học nên xin vào để ôn tập thêm ạ.Mong anh xem xét
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
PHẦN 3: BÀI TẬP TỰ LUYÊN
Ở phần 3 này, mỗi ngày chúng ta sẽ ôn một dạng bài tập, chúng ta cùng bắt đầu với dạng bài đầu tiên nhé (p/s: các bạn cứ làm thoải mái, không làm nhiều thì làm ít, không làm được 1 câu thì làm được 1, 2 phương trình cũng được. Khoảng 10h00 ad sẽ đăng đáp án cho các bạn tham khảo)
DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1
: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
bai-1.jpg

Bài 2: Viết các phương trình hoá học biễu diễn các chuyển hoá sau:
bai-2.jpg
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN CÁC BÀI TẬP TRONG DẠNG 1
Câu 1:

a/ (1) S + O2 --(t0)--> SO2
(2) 2SO2 + 2O2 --(t0,V2O5)--> 2SO3
(3) SO3 + H2O ---> H2SO4
(4) H2SO4 + 2NaOH ---> Na2SO4 + 2H2O
(5) Na2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + 2NaOH
b/ (1) SO2 + 2NaOH ---> Na2SO3 + H2O
(2) Na2SO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O + SO2
(3) Na2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + 2NaOH
(4) 2NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O
c/ (1) CaO + CO2 ---> CaCO3
(2) CaCO3 --(t0)--> CaO + CO2
(3) CaO + H2O ---> Ca(OH)2
(4) Ca(OH)2 + CO2 ---> CaCO3 + H2O
(5) CaCO3 + H2SO4 ---> CaSO4 + H2O + CO2
d/ (1) 2Fe + 3Cl2 --(t0)--> 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH ---> Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 --(t0)--> Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 ---> 2FeCl3 + 3BaSO4
e/ (1) Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
(2) FeCl2 + 2AgNO3 ---> Fe(NO3)2 + 2AgCl
(3) Fe(NO3)2 + 2NaOH ---> 2NaNO3 + Fe(OH)2
(4) Fe(OH)2 + H2SO4 ---> FeSO4 + 2H2O
f/ (1) 2Cu + O2 --(t0)--> 2CuO
(2) CuO + 2HCl ---> CuCl2 + H2O
(3) CuCl2 + 2NaOH ---> Cu(OH)2 + 2NaCl
(4) Cu(OH)2 --(t0)--> CuO + H2O
(5) CuO + CO --(t0)--> Cu + CO2
(6) Cu + 2H2SO4 đặc ---> CuSO4 + SO2 + H2O
g/ (1) 2Al2O3 --(đpnc,criolit)--> 4Al + 3O2
(2) 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
(3) AlCl3 + 3NaOH ---> Al(OH)3 + 3NaCl
(4) 2NaCl + 2H2O --(đpdd có màng ngăn)--> 2NaOH + Cl2 + H2
(5) NaOH + CuCl2 ---> 2NaCl + Cu(OH)2
Bài 2:
a/ (1) Fe2O3 + 2Al --(t0)--> Al2O3 + 2Fe
(2) 2Fe + 3Cl2 --(t0)--> 2FeCl3
(3) FeCl3 + 3NaOH ---> Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + 6H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 ---> 2FeCl3 + 3BaSO4
b/ (1) Fe(NO3)3 + 3NaOH ---> Fe(OH)3 + 3NaNO3
(2) 2Fe(OH)3 --(t0)--> Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 2Al --(t0)--> Al2O3 + 2Fe
(4) Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
(5) FeCl2 + 2KOH ---> Fe(OH)2 + 2KCl
c/ (1) Ca(OH)2 --(t0)--> CaO + H2O
(2) CaO + CO2 ---> CaCO3
(3) CaCO3 + 2HCl ---> CaCl2 + H2O + CO2
(4) CaCl2 + H2SO4 ---> CaSO4 + 2HCl
d/ (1) 4Al + 3O2 --(t0)--> 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2O
(3) AlCl3 + 3KOH ---> Al(OH)3 + 3KCl
(4) 2Al(OH)3 --(t0)--> Al2O3 + 3H2O
(5) 2Al + 3S --(t0)--> Al2S3
(6) Al2S3 + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2S
e/ (1) 2Cu + O2 --(t0)--> 2CuO
(2) CuO + H2SO4 ---> CuSO4 + H2O
(3) CuSO4 + 2KOH ---> K2SO4 + Cu(OH)2
(4) Cu(OH)2 --(t0)--> CuO + H2O
(5) CuO + CO --(t0)--> Cu + CO2
f/ (1) 4Al + 3O2 --(t0)--> 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2O
(3) AlCl3 + 3KOH ---> Al(OH)3 + 3KCl
(4) 2Al(OH)3 --(t0)--> Al2O3 + 3H2O
(5) 2Al2O3 --(đpnc,criolit)--> 4Al + 3O2
(6) 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
g/ (1) FeCl3 + 3NaOH ---> Fe(OH)3 + 3NaCl
(2) 2Fe(OH)3 --(t0)--> Fe2O3 + 3H2O
(3) Fe2O3 + 2Al --(t0)--> Al2O3 + 2Fe
(4) 3Fe + 2O2 --(t0)--> Fe3O4
(5) Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
(6) FeCl2 + 2KOH ---> 2KCl + Fe(OH)2
(7) Fe(OH)2 --(t0)--> FeO + H2O
h/ (1) 2Al + 3S --(t0)--> Al2S3
(2) Al2S3 + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2S
(3) Al2(SO4)3 + 6NaOH ---> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
(4) 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
(5) AlCl3 + 3AgNO3 ---> Al(NO3)3 + 3AgCl
(6) Al(NO3)3 + 3NaOH ---> Al(OH)3 + 3NaNO3
Xong phần bài tập hôm nay rồi!!! Hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai..... ^^
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Sorry các bạn, hôm nay ad đi làm về hơi trễ!!! Chúng ta tiếp tục với dạng bài tập thứ hai nhé!!!
DẠNG 2: XÉT ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG - VIẾT PHƯƠNG TRÌNH THEO ĐIỀU KIỆN
Bài 1:
Cho các chất sau: CuO, Al, MgO, Fe(OH)2, Fe2O3. Chất nào ở trên tác dụng với dd HCl để:
a) Sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Tạo thành dd có màu xanh lam.
c) Tạo thành dd có màu vàng nâu.
d) Tạo thành dd không màu.
Viết các PTHH cho các phản ứng trên.

Bài 2: Cho các chất: Na2CO3, BaCl2, BaCO3, Cu(OH)2, Fe, ZnO. Chất nào ở trên phản ứng với dd H2SO4 loãng để tạo thành:
a) Chất kết tủa màu trắng.
b) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
c) Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
d) Chất kết tủa màu trắng đồng thời có chất khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
e) Dd có màu xanh lam.
f) Dd không màu.
Viết các PTHH cho các phản ứng trên.

Như thường lệ, khoảng hơn 22h00 ad sẽ đăng đáp án nhé!!!
 
Last edited:

kimminah

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng chín 2017
20
11
6
21
Gia Lai
trường trung học cơ sở Võ Thị Sáu
Nhưng a ơi, em cần ngay bây giờ thì a có đề ko ạ. Mai e thi rồi
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
DẠNG 3: BÀI TẬP NHẬN BIẾT
* Phương pháp:

– Nhận biết các chất rắn bằng cách thử tính tan trong nước, hoặc quan sát màu sắc.
– Nhận biết các dd thường theo thứ tự sau:
+ Các dd muối đồng thường có màu xanh lam.
+ Dùng quỳ tím nhận biết dd axit (quỳ tím hóa đỏ) hoặc dd bazơ (quỳ tím hóa xanh).
+ Các dd Ca(OH)2, Ba(OH)2 nhận biết bằng cách dẫn khí CO2, SO2 qua → tạo kết tủa trắng.
+ Các muối =CO3, =SO3 nhận biết bằng các dd HCl, H2SO4 loãng → có khí thoát ra (CO2, SO2)
+ Các muối =SO4 nhận biết bằng các dd BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2 (hoặc ngược lại) à tạo kết tủa trắng.
+ Các muối –Cl nhận biết bằng muối Ag, như AgNO3, Ag2SO4 (hoặc ngược lại). → tạo kết tủa trắng.
+ Các muối của kim loại đồng nhận biết bằng dd kiềm như NaOH, Ca(OH)2, …→ tạo kết tủa xanh lơ.
– Nhận biết các kim loại, chú ý:
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
+ Fe, Al không phản ứng với dd H2SO4 đặc, nguội.
+ Al có phản ứng với dd kiềm tạo khí H2.
– Xem thêm đặc điểm của một vài chất trong các topic sau:
+ Đặc điểm của một vài chất thông thường
+ Cách nhận biết các anion trong dung dịch
+ Màu của các dung dịch và kết tủa
* Bài tập:
Bài 1:
Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây:
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau:
a) CaO, Na2O, MgO, P2O5.
b) CaCO3, CaO, Ca(OH)2.
2. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau:
a) H2SO4, NaOH, HCl, BaCl2.
b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.
3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch:
a) CuSO4, AgNO3, NaCl.
b) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl.
c) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3.
4. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất sau:
a) Các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3
b) Các chất rắn: BaSO4, BaCO3, NaCl, Na2CO3
5. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau:
a) Al, Zn, Cu.
b) Fe, Al, Ag, Mg.

Bài 2: Tinh chế.
1. Tinh chế bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và bột nhôm bằng phương pháp hóa học
2. Tinh chế vụn đồng từ hỗn hợp vụn các kim loại sau: Cu, Zn, Fe.
3. Có dd muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Nêu phương pháp hóa học làm sạch muối nhôm.
4. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Nêu phương pháp làm sạch dd ZnSO4.

Mai sẽ có đáp án cho dạng 2 và dạng 3 luôn nhé mọi người!!!
 
Last edited:

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN!!!!
DẠNG 2:
Bài 1:

a/ Al
2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + 3H2
b/ CuO
CuO + 2HCl ---> CuCl2 (xanh lam) + H2O
c/ Fe2O3
Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 (vàng nâu) + 3H2O
d/ MgO
MgO + 2HCl ---> MgCl2 (không màu) + H2O

Bài 2:
a/ BaCl2
BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4 (kt trắng) + 2HCl
b/ Fe
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
c/ Na2CO3
Na2CO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O + CO2
d/ BaCO3
BaCO3 + H2SO4 ---> BaSO4 (kt trắng) + H2O + CO2
e/ Cu(OH)2
Cu(OH)2 + H2SO4 ---> CuSO4 (dd xanh lam) + 2H2O
f/ ZnO
ZnO + H2SO4 ---> ZnSO4 (không màu) + H2O

DẠNG 3:
* Bài tập nhận biết:
Bài 1:

a/ lấy các mẫu thử cho vào nước dư, ta có:
+ Không tan: MgO
+ Tan nhiều: Na2O, P2O5
Na2O + H2O ---> 2NaOH
P2O5 + 3H2O ---> 2H3PO4
+ Tan ít: CaO
CaO + H2O ---> Ca(OH)2 (ít tan)
lấy quỳ tìm cho vào 2 mẫu dd tan nhiều
+ xanh: NaOH => Na2O
+ đỏ: H3PO4 => P2O5
b/ đun các mẫu thử:
+ có khí không màu, không duy trì sự cháy thoát ra: CaCO3
CaCO3 --(t0)--> CaO + CO2
+ không hiện tượng: CaO, Ca(OH)2
nung 2 mẫu thử còn lại đến nóng đỏ rồi thổi dòng khí CO2 vào thu được 2 chất rắn CaCO3 và Ca(OH)2
CaO + CO2 --(t0)--> CaCO3
tiếp tục nung 2 chất rắn, thấy có khí thoát ra thì mẫu thử ban đầu là CaO, còn lại là Ca(OH)2

Bài 2:
a/ cho quỳ tím vào từng mẫu thử:
+ đỏ: HCl, H2SO4
+ xanh: NaOH
+ tím: BaCl2
cho BaCl2 vừa nhận biết vào 2 mẫu dd acid
+ có kết tủa: H2SO4
H2SO4 + BaCl2 ---> BaSO4 (kt trắng) + 2HCl
+ không hiện tượng: HCl
b/ cho quỳ tím vào từng mẫu thử:
+ đỏ: H2SO4
+ xanh: Ba(OH)2, NaOH
+ tím: NaCl
cho dd H2SO4 vừa nhận biết vào 2 mẫu dd bazo
+ có kết tủa: Ba(OH)2
Ba(OH)2 + H2SO4 ---> BaSO4 + 2H2O

Bài 3:
a/ Cho một ít HCl vào 3 mẫu thử, thấy có xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3, còn lại không hiện tượng
AgNO3 + HCl ---> AgCl (kt trắng) + HNO3
cho một ít BaCl2 vào 2 mẫu thử còn lại, thấy có kết tủa trắng là CuSO4, còn lại là NaCl
CuSO4 + BaCl2 ---> CuCl2 + BaSO4 (kt trắng)
b/ cho quỳ tím vào từng mẫu thử: quỳ tím hóa xanh là NaOH, hóa đỏ là HCl, không đổi màu là NaCl và NaNO3
cho 1 ít AgNO3 vào 2 mẫu thử không đổi màu quỳ tím
+ có kết tủa trắng là NaCl: AgNO3 + NaCl ---> AgCl + NaNO3
+ không hiện tượng: NaNO3
c/ cho một ít BaCl2 vào các mẫu thử, ta chia làm 2 nhóm:
+ nhóm 1: kết tủa trắng là K2SO4 và K2CO3
K2SO4 (K2CO3) + BaCl2 ---> 2KCl + BaSO4 (BaCO3)
+ nhóm 2: không hiện tượng là KOH và KNO3
nung 2 kết tủa ở nhóm 1 đến nhiệt độ thấy khí thoát ra là BaCO3 (tương đương K2CO3 ban đầu)
BaCO3 --(t0)--> BaO + CO2
cho một ít Al vào 2 mẫu nhóm 2:
+ Al tan và khí không màu thoát ra => KOH
2Al + 2KOH + 2H2O ---> 2KAlO2 + 3H2
+ Al không tan => KNO3

Bài 4:
a/ cho H2SO4 vào từng mẫu thử:
+ xuất hiện dd xanh lam là Cu(OH)2
Cu(OH)2 + H2SO4 ---> CuSO4 (dd xanh lam) + 2H2O
+ xuất hiện kết tủa trắng là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + H2SO4 ---> BaSO4 (kết tủa trắng) + 2H2O
+ có khí không màu thoát ra là Na2CO3
Na2CO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O + CO2
b/ cho H2SO4 vào từng mẫu thử:
+ chỉ có kết tủa: BaSO4
+ có kết tủa và khí: BaCO3 + H2SO4 ---> BaSO4 + H2O + CO2
+ không hiện tượng: NaCl
+ chỉ có khí: Na2CO3: Na2CO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O + CO2

Bài 5: Tự làm

* Bài tập tinh chế:
Bài 1:

cho hỗn hợp bột vào dung dịch FeSO4 dư
2Al + 3FeSO4 ---> Al2(SO4)3 + 3Fe
chất rắn còn lại là Fe nguyên chất

Bài 2: giống bài 1

Bài 3:

cho một lượng Al dư vào hôn hợp dd
2Al + 3CuCl2 ---> 2AlCl3 + 3Cu
lọc bỏ kết tủa, dd còn lại là AlCl3 nguyên chất

Bài 4: giống bài 3
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
Chúng ta tiếp tục với dạng thứ tư nhé!!!
DẠNG 4: ĐIỀU CHẾ
Bài 1:
Từ các chất: Fe, Cu(OH)2, HCl, Na2CO3, hãy viết các PTHH điều chế:
a) Dd FeCl2.
b) Dd CuCl2.
c) Khí CO2.
d) Cu kim loại.

Bài 2: Từ các chất: CaO, Na2CO3 và H2O, viết PTHH điều chế dd NaOH.

Bài 3: Từ những chất: Na2O, BaO, H2O, dd CuSO4, dd FeCl2, viết các PTHH điều chế:

a) Dd NaOH.
b) Dd Ba(OH)2.
c) BaSO4.
d) Cu(OH)
e) Fe(OH)2

Các bạn làm bài vui vẻ!!! Tối mai sẽ có đáp án nha!!! :D
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Chúng ta tiếp tục với dạng thứ tư nhé!!!
DẠNG 4: ĐIỀU CHẾ
Bài 1:
Từ các chất: Fe, Cu(OH)2, HCl, Na2CO3, hãy viết các PTHH điều chế:
a) Dd FeCl2.
b) Dd CuCl2.
c) Khí CO2.
d) Cu kim loại.

Bài 2: Từ các chất: CaO, Na2CO3 và H2O, viết PTHH điều chế dd NaOH.

Bài 3: Từ những chất: Na2O, BaO, H2O, dd CuSO4, dd FeCl2, viết các PTHH điều chế:

a) Dd NaOH.
b) Dd Ba(OH)2.
c) BaSO4.
d) Cu(OH)
e) Fe(OH)2

Các bạn làm bài vui vẻ!!! Tối mai sẽ có đáp án nha!!! :D

Bài 1:
a, [tex]Fe+2HCl→FeCl_2+H_2[/tex]
b,[tex]Cu(OH)_2+ 2HCl→CuCl_2+ H_2O[/tex]
c,[tex]Na_2CO_3+2HCl→2NaCl+CO_2+H_2O[/tex]
d,TH1:[tex]Cu(OH)_2→CuO+ H_2O[/tex]
TH2:[tex]CuO+H_2→Cu+H_2O[/tex]
Bài 2:
[tex]CaO+H_2O→Ca(OH)_2[/tex]
[tex]Ca(OH)_2+Na_2CO_3→CaCO_3+2NaOH[/tex]
Bài 3:
a, [tex]Na_2O+H_2O →2NaOH[/tex]
b, [tex]BaO+H_2O→Ba(OH)_2[/tex]
c, [tex]Ba(OH)_2+CuSO_4→BaSO_4+Cu(OH)_2[/tex]
d,[tex]CuSO_4+2NaOH→Cu(OH)_2+Na_2SO_4[/tex]
e, [tex]Ba(OH)_2+FeCl_2→BaCl_2+Fe(OH)_2[/tex]
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRONG DẠNG 4
Bài 1:

a/ Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
b/ Cu(OH)2 + 2HCl ---> CuCl2 + 2H2O
c/ 2HCl + Na2CO3 ---> 2NaCl + H2O + CO2
d/
Bước 1: Cu(OH)2 + 2HCl ---> CuCl2 + 2H2O
Bước 2: Fe + CuCl2 ---> FeCl2 + Cu

Bài 2:
CaO + H2O ---> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Na2CO3 ---> CaCO3 + 2NaOH

Bài 3:
a/ Na2O + H2O ---> 2NaOH
b/ BaO + H2O ---> Ba(OH)2
c/ và d/
Bước 1: BaO + H2O ---> Ba(OH)2
Bước 2: Ba(OH)2 + CuSO4 ---> BaSO4 (c) + Cu(OH)2 (d)
e/
Bước 1: BaO + H2O ---> Ba(OH)2
Bước 2: FeCl2 + Ba(OH)2 ---> Fe(OH)2 + BaCl2

d,TH1:Cu(OH)2→CuO+H2OCu(OH)2→CuO+H2OCu(OH)_2→CuO+ H_2O
TH2:CuO+H2→Cu+H2O
trong các chất đề cho không có khí H2 em nhé
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
DẠNG 5: TÍNH TOÁN DỰA THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1:
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 2: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Bài 3: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 4: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.

Bài 5: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.

Sao topic này trống vắng quá đi :r3:r3:r3. Các bạn đừng bơ mình!!! :r3:r3:r3
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
DẠNG 5: TÍNH TOÁN DỰA THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1:
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 2: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Bài 3: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 4: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.

Bài 5: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.

Sao topic này trống vắng quá đi :r3:r3:r3. Các bạn đừng bơ mình!!! :r3:r3:r3

Bài 1:
a) PTHH
[tex]Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2[/tex]
b)Khí thu được đó là [tex]H_2[/tex]
[tex]\Leftrightarrow nH_2= \frac{10,08}{22,4}=0,45(mol)[/tex]
Theo PTHH ta có số mol của Fe pứ = [tex]nH_2[/tex] [tex]= 0.45 (mol)[/tex]
Khối lượng Fe pứ là [tex]0,45 .56 =25,2 (gam)[/tex]
c) [tex]nHCl[/tex] pứ [tex]= 2 . nH_2 = 0,45 .2 = 0,9 (mol )[/tex]
Nồng độ HCl là [tex]\frac{0,9}{0,15}=6[/tex] (M)
Mọi người ủng hộ a Nhật nhé!!@bienxanh20 , @Thiên trường địa cửu, @Victoriquedeblois , @Dotiendo, @anhthudl, @Trần Uyển Nhi, @xuanthanhqmp,....@huongmai964@gmail.com , @Hồng Nhật, @minnyvtpt02@gmail.com , @Tuấn Anh Phan Nguyễn, @Lưu Thị Thu Kiều.
 

Trieuphi

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng tư 2017
138
61
69
21
DẠNG 5: TÍNH TOÁN DỰA THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1:
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 2: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Bài 3: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 4: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.

Bài 5: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.

Sao topic này trống vắng quá đi :r3:r3:r3. Các bạn đừng bơ mình!!! :r3:r3:r3
anh thông cảm, vì có lẽ trong tuần này phải bận ôn thi, nên sẽ ít ai truy cập diễn đàn....!
 

Gió Vô Tâm

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng mười 2017
192
93
89
21
Nam Định
THPT Lý Tự Trọng
DẠNG 5: TÍNH TOÁN DỰA THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1:
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.

Bài 2: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

Bài 3: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.

Bài 4: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.

Bài 5: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.

Sao topic này trống vắng quá đi :r3:r3:r3. Các bạn đừng bơ mình!!! :r3:r3:r3

Bài 2:
600ml = 0,6 l
nCO2 = 0,3 (mol)
Ba(OH)2 + CO2 ---> BaCO3 + H2O
0,3 0,3 0,3 (mol)
Nồng độ mol Ba(OH)2 = 0,3/0,6 = 0,5M
mBaCO3 = 0,3*196 = 59,1(g)
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom