Vật lí Topic luyện thi vào 10 chuyên Lí

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Sửa chỗ "đặt ảnh ở vị trí (2)" thành "đặt vật ở vị trí (2)"
oki bạn. Mk sửa liền. :)
Còn chỗ "đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh cao gấp đôi vật" thì đề có cho là ảnh thật hay ảnh ảo không chị thuyhuongyc?
"Khi đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu đc ảnh cao gấp đôi vật" đề bài chỉ nói vậy nhưng mk gợi ý nhé. Khi nó ở vị trí (1) thì ảnh thu đc là ảnh thật. :D
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
"Khi đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu đc ảnh cao gấp đôi vật" đề bài chỉ nói vậy nhưng mk gợi ý nhé. Khi nó ở vị trí (1) thì ảnh thu đc là ảnh thật.
Nhưng em tưởng ảnh cao gấp đôi vật thì có thể là ảnh ảo cũng có thể là ảnh thật mà, chúng có thể nằm trong khoảng tiêu cự hoặc ngoài khoảng tiêu cự
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Nhưng em tưởng ảnh cao gấp đôi vật thì có thể là ảnh ảo cũng có thể là ảnh thật mà, chúng có thể nằm trong khoảng tiêu cự hoặc ngoài khoảng tiêu cự
Vậy bạn hãy làm theo cách mà bạn hiểu đề bài nhé! Cứ làm thử đi. :D
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
3, Một vật thật AB có dạng đoạn thẳng, chiều cao h đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh cao gấp đôi vật. Nếu đặt ảnh ở vị trí (2) thì cho ảnh ảo cao bằng 3 lần vật. Hãy nêu tính chất của ảnh và chiều cao của ảnh khi đặt vật AB tại trung điểm của 2 vị trí trên.
Như đã nói trên thì khi đặt vật ở vị trí (1) thì ảnh có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật
Đặt vật ở vị trí (2) thì ảnh là ảnh ảo rồi không bàn cãi nữa
TH: Cả 2 ảnh đều là ảnh ảo:
=> Trung điểm của 2 vị trí trên chắc chắn sẽ là trong khoảng tiêu cự, ảnh là ảnh ảo
TH: Cả 2 ảnh có ảnh thật ảnh ảo:
Đoạn này thì mình ko biết làm thế nào nữa, bạn chữa luôn được ko?
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Như đã nói trên thì khi đặt vật ở vị trí (1) thì ảnh có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật
Đặt vật ở vị trí (2) thì ảnh là ảnh ảo rồi không bàn cãi nữa
TH: Cả 2 ảnh đều là ảnh ảo:
=> Trung điểm của 2 vị trí trên chắc chắn sẽ là trong khoảng tiêu cự, ảnh là ảnh ảo
TH: Cả 2 ảnh có ảnh thật ảnh ảo:
Đoạn này thì mình ko biết làm thế nào nữa, bạn chữa luôn được ko?
Mk đang bận chút. nếu xong sớm thì sẽ chữa luôn cho bạn, còn nếu xong muộn thì mai mk chữa nhé! :)
 

nganha846

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng tư 2009
303
5
166
31
Theo như cái đề thì chúng ta chứ chia hai trường hợp ra mà giải.

Mình sẽ giải cái trường hợp bạn thắc mắc: "Ảnh thật cao gấp đôi vật, ảnh ảo cao gấp 3 lần vật".

Từ công thức [tex]\frac{1}{f} = \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/tex]

Và [tex]\frac{h'}{h} = \frac{d'}{d} = 2[/tex]

Dễ dàng tính được d=1,5f, d' = 3f.

Với vị trí có ảnh ảo cao gấp 3 lần vật, (vẽ hình chứng minh) chúng ta tìm được: d1 = 2/3f

Vậy vị trí trung điểm sẽ là d2 = (d + d1)/2 = 13/12f > f.

Áp dụng công thức [TEX] \frac{1}{f} = \frac{1}{d_2}+\frac{1}{d_2'} [/TEX]

Tính được [TEX]d_2' = 13f[/TEX]

Vì [TEX]d_2 > f[/TEX] nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều vật.

Chiều cao của ảnh [TEX]H = h.\frac{d_2'}{d_2} = 12.h[/TEX]

Trường hợp kia chắc không cần phải giải đâu nhỉ?
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Theo như cái đề thì chúng ta chứ chia hai trường hợp ra mà giải.

Mình sẽ giải cái trường hợp bạn thắc mắc: "Ảnh thật cao gấp đôi vật, ảnh ảo cao gấp 3 lần vật".

Từ công thức [tex]\frac{1}{f} = \frac{1}{d}+\frac{1}{d'}[/tex]

Và [tex]\frac{h'}{h} = \frac{d'}{d} = 2[/tex]

Dễ dàng tính được d=1,5f, d' = 3f.

Với vị trí có ảnh ảo cao gấp 3 lần vật, (vẽ hình chứng minh) chúng ta tìm được: d1 = 2/3f

Vậy vị trí trung điểm sẽ là d2 = (d + d1)/2 = 13/12f > f.

Áp dụng công thức [TEX] \frac{1}{f} = \frac{1}{d_2}+\frac{1}{d_2'} [/TEX]

Tính được [TEX]d_2' = 13f[/TEX]

Vì [TEX]d_2 > f[/TEX] nên ảnh là ảnh thật, ngược chiều vật.

Chiều cao của ảnh [TEX]H = h.\frac{d_2'}{d_2} = 12.h[/TEX]

Trường hợp kia chắc không cần phải giải đâu nhỉ?
Đáp án của bạn chính xác rùi nhé! Nhưng với lớp 9 thì chưa thể áp dụng ngay công thức thấu kính nên việc đưa nó vào bài làm phải chứng minh khá dài dòng. Mk có cách làm khác chút nhé! Cảm ơn bạn đã ủng hộ topic. tham khảo cách làm của mk nha. :D
556893565217556448-account_id=1.jpg
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Như đã nói trên thì khi đặt vật ở vị trí (1) thì ảnh có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật
Đặt vật ở vị trí (2) thì ảnh là ảnh ảo rồi không bàn cãi nữa
TH: Cả 2 ảnh đều là ảnh ảo:
=> Trung điểm của 2 vị trí trên chắc chắn sẽ là trong khoảng tiêu cự, ảnh là ảnh ảo
TH: Cả 2 ảnh có ảnh thật ảnh ảo:
Đoạn này thì mình ko biết làm thế nào nữa, bạn chữa luôn được ko?
Thành thật xin lỗi bạn nha. Vở học thêm của mk chép thiếu đề nên chỉ có duy nhất 1 trường hợp mk giải bên trên thôi nhé! Mk mới xem lại sách xong. :( Mk xin rút kinh nghiệm về lỗi này và mk xin đảm bảo nhất định sẽ không có những sai sót như vậy trong các lần đăng bài tới. :)
Mk nói ngoài thêm 1 chút về điều bạn thắc mắc: Muốn biết nó là ảnh thật hay ảnh ảo bạn bạn so sánh vị trí đặt vật so với tiêu cự f.
p/s: Tối nay mk đăng bài tập về phần Điện nha mọi người. :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Bài tập phần điện học.
*Trắc nghiệm
1, Có 3 điện trở có giá trị bằng nhau được mắc vào một mạch điện. Hãy tìm cách mắc 3 điện trở vào mạch sao cho cường độ dòng điện có giá trị lớn nhất.
A. Mắc nối tiếp
B. Mắc song song
C. Mắc thành 2 mạch rẽ
D. Mắc thành 2 đoạn nối tiếp

2, Cho 3 điện trở [tex]R_{1}=15\Omega[/tex], [tex]R_{2}=10\Omega[/tex], [tex]R_{3}=20\Omega[/tex] chịu được các dòng điện có cường độ tối đa lần lượt là $0,4A, 1A, 0,6A$. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở nói trên nối tiếp là:
A. 6V
B. 10V
C. 12V
D. 18V

3,Cho 3 dây dẫn bằng đồng, cùng tiết diện, chiều dài [tex]l_{1},l_{2},l_{3}[/tex] lần lượt là $30cm, 40 cm,50 cm được mắc nối tiếp nhau vào 2 điểm có hiệu điện thế 6V. Gọi [tex]U_{1},U_{2},U_{3}[/tex] là hiệu điện thế giữa hai đầu các dây dẫn [tex]l_{1},l_{2},l_{3}[/tex]. Kết quả nào sau đây đúng?
A.[tex]U_{1}=1V, U_{2}=2V, U_{3}=3V[/tex]
B.[tex]U_{1}=3V, U_{2}=1V, U_{3}=2V[/tex]
C.[tex]U_{1}=U_{2}=U_{3}=2V[/tex]
D. [tex]U_{1}=1,5V, U_{2}=2V, U_{3}=2,5V[/tex]

4, Cho mạch điện như hình bên.3820082636051007174-account_id=1.jpg
Trong đó [tex]R_{1}=15\Omega , R_{2}=30\Omega , R_{3}=6\Omega[/tex], hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N và 3V. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là:
A. 0,2A
B. 0,1A
C. 0,3A
D. 0,6A

*Tự luận.

1, Cho 3 điện trở [tex]R_{1}=2\Omega ,R_{2}=3\Omega , R_{3}=6\Omega[/tex] . Có bao nhiêu cách mắc 3 điện trở nói trên vào mạch điện? Tính điện trở tương tương của mỗi mạch ứng với mỗi cách mắc.

2, Có một mạch điện được mắc theo sơ đồ hình bên.2669667556534473688-account_id=1.jpg
Trong đó hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N là 30V ,[tex]R_{1}=24\Omega , R_{2}=6\Omega[/tex], biến trở toàn phần là $18\Omega $. Xác định vị trí con chạy C để cường độ dòng điện qua ampe kế đạt giá trị nhỏ nhất, khi đó vôn kế và ampe kế chỉ bao nhiêu?

3, Cho mạch điện như hình bên.8668850595279998072-account_id=1.jpg
Trong đó hiệu điện thế của nguồn được giữ không đổi là 12V, biến trở có điện trở toàn phần [tex]R_{0}=24\Omega ,R_{1}=3\Omega ,R_{2}=6\Omega[/tex], các ampe kế lí tưởng.
a, Xác định số chỉ của các ampe kế trong các trường hợp:
+Con chạy ở A
+Con chạy ở B
b, Để ampe kế chỉ số 0 thì con chạy C phải ở vị trí nào?
c, Xác định chiều và cường độ dòng điện qua ampe kế A khi con chạy ở chính giữa biến trở.
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
1, Có 3 điện trở có giá trị bằng nhau được mắc vào một mạch điện. Hãy tìm cách mắc 3 điện trở vào mạch sao cho cường độ dòng điện có giá trị lớn nhất.
A. Mắc nối tiếp
B. Mắc song song
C. Mắc thành 2 mạch rẽ
D. Mắc thành 2 đoạn nối tiếp
Để CĐDĐ lớn nhất mà Um không đổi=> Rm phải lớn nhất
Rm lớn nhất<=> 3 điện trở mắc nối tiếp
Chọn A
2, Cho 3 điện trở
png.latex
,
png.latex
,
png.latex
chịu được các dòng điện có cường độ tối đa lần lượt là 0,4A,1A,0,6A0,4A,1A,0,6A0,4A, 1A, 0,6A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở nói trên nối tiếp là:
A. 6V
B. 10V
C. 12V
D. 18V
U1=R1.I1=6V
U2=R2.I2=10V
U3=R3.I3=12V
Vậy chọn đáp án A
3,Cho 3 dây dẫn bằng đồng, cùng tiết diện, chiều dài
png.latex
lần lượt là $30cm, 40 cm,50 cm được mắc nối tiếp nhau vào 2 điểm có hiệu điện thế 6V. Gọi
png.latex
là hiệu điện thế giữa hai đầu các dây dẫn
png.latex
. Kết quả nào sau đây đúng?
A.
png.latex

B.
png.latex

C.
png.latex

D.
png.latex
Do chiều dài dây tỉ lệ thuận với điện trở=>
gif.latex

điện trở tỉ lệ thuận với HĐT=>
gif.latex
=>U1=1,5V;U2=2V;U3=2,5V
vậy chọn đáp án D
4, Cho mạch điện như hình bên.
3820082636051007174-account_id-1-jpg.9378

Trong đó
png.latex
, hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N và 3V. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là:
A. 0,2A
B. 0,1A
C. 0,3A
D. 0,6A
không biết giải thích thế nào cho ổn nhưng tui chọn đáp án A
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
2, Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ $t_{x}$. Người ta thả từng chai vào 1 bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là $t_{0}=36^{0} C$. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ $t_{1}=33^{0} C$, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ $t_{2}=30,5^{0} C$. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
a, Tìm $t_{x}$
b, Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra, nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $t_{n}=25^{0} C$
Xem ra mọi người chưa ai nghĩ ra cách 2 của bài tập này roài. Vậy sau đây mk xin phép đc hướng dẫn mọi người lập luận, làm bài theo cách 2.:)
*Nhận xét: Càng thả những trai sữa vào thì nhiệt độ cân bằng của nước càng hạ xuống, điều đó chứng tỏ nhiệt độ ban đầu [tex]t_{x}[/tex] của mỗi chai sữa thấp hơn nhiệt độ ban đầu của nước trong bình, và mỗi lần nhúng 1 chai sữa vào bình thì nước tỏa nhiệt còn chai sữa thu nhiệt.
a, Gọi nhiệt dung của nước trong bình là [tex]q_{n}[/tex], cảu mỗi chai sữa là [tex]q_{x}[/tex]. Ta có pt cân bằng nhiệt cho lần thả chai sữa thứ nhất vào bình: [tex]q_{n}.(36-33)=q_{x}.(33-t_{x})(1)[/tex]
+PT cân bằng nhiệt cho lần thả chai sữa thứ hai vào bình:[tex]q_{n}.(33-30,5)=q_{x}(30,5-t_{x})(2)[/tex]
*Giải hệ (1) và (2) ta được: [tex]t_{x}=18^{0}C, q_{n}=5q_{x}[/tex]
b, Ta thấy lúc đầu, nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ mỗi chai sữa là:
[tex]\Delta t_{0}=t_{0}-t_{x}=36-18=18^{0}C[/tex] hay [tex]t_{0}=t_{x}+\Delta t_{0}[/tex]
*Ta hãy tính xem sau khi thả chai sữa thứ nhất thì độ chênh lệch nhiệt độ [tex]\Delta t_{1}[/tex] giữa nước và mỗi chai sẽ là bao nhiêu. Gọi nhiệt độ cân bằng của lần này là [tex]t_{1}=18+\Delta t_{1}[/tex]. Ta có pt cbn:
[tex]q_{n}[(t_{0}+\Delta t_{0})-(t_{0}+\Delta t_{1})]=q_{x}.\Delta t_{1}[/tex]
hay:
[tex]5q_{x}(\Delta t_{0}-\Delta t_{1})=q_{x}.\Delta t_{1}\Rightarrow \Delta t_{1}=\frac{5}{6}\Delta t_{0}[/tex]
Tương tự, ta thấy sau lần thả chai sữa thứ hai thì nhiệt độ chai sữa này tăng thêm được:
[tex]\Delta t_{2}=\frac{5}{6}\Delta t_{1}=(\frac{5}{6})^2\Delta t_{0}[/tex]
Và đến lần thả chai sữa thứ n thì nhiệt độ chai sữa này tăng thêm:[tex]\Delta t_{n}=(\frac{5}{6})^n.\Delta t_{0}[/tex]
Phải tìm n sao cho [tex]t_{n}< 25^{0}C\Rightarrow \Delta t_{n}< 7^{0}C[/tex]
[tex]\Rightarrow \Delta t_{n}=(\frac{5}{6})^{n}.18< 7\Rightarrow (\frac{5}{6})^{n}< 0,3(8)[/tex]
~> Từ đây ta tìm ra n=6 trở lên thì BĐT trên thỏa mãn.
Vậy từ lần thả chai sữa thứ 6 trở đo thì...
p/s: rụng tay rùi. :D
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Để CĐDĐ lớn nhất mà Um không đổi=> Rm phải lớn nhất
Rm lớn nhất<=> 3 điện trở mắc nối tiếp
Chọn A

U1=R1.I1=6V
U2=R2.I2=10V
U3=R3.I3=12V
Vậy chọn đáp án A

Do chiều dài dây tỉ lệ thuận với điện trở=>
gif.latex

điện trở tỉ lệ thuận với HĐT=>
gif.latex
=>U1=1,5V;U2=2V;U3=2,5V
vậy chọn đáp án D

không biết giải thích thế nào cho ổn nhưng tui chọn đáp án A
Chắc chắn chưa bạn? :D
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
2, Có một mạch điện được mắc theo sơ đồ hình bên.
2669667556534473688-account_id-1-jpg.9377

Trong đó hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N là 30V ,
png.latex
, biến trở toàn phần là 18Ω18Ω18\Omega . Xác định vị trí con chạy C để cường độ dòng điện qua ampe kế đạt giá trị nhỏ nhất, khi đó vôn kế và ampe kế chỉ bao nhiêu?
mik làm bài 2 nha
mạch sau biến đổi R2nt(Rbc//RR1)ntRdc
đặt Rbc=x
=> Rdc= 18-x
=> Rbc1=[tex]\frac{x.R1}{x+R1}=\frac{x.24}{x+24}[/tex]
=> Rm = Rcb1+Rdc+R2
= [tex]\frac{x.24}{x+24}[/tex]+18-x+6
= [tex]\frac{24x-x^{2}+576}{24+x}[/tex]
=> Im = [tex]\frac{U.(24+x)}{24x-x^{2}+576}[/tex]
Ia=Ibc= [tex]\frac{R1}{R1+x}.Im =\frac{24.U}{24x-x^{2}+576}[/tex]
=> Ia min => 24x-x^2+576 max
=> [tex]720-(x^{2}-2.12.x+12^{2})[/tex]
max = 720
=> dấu = xr khi x=12
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
mik làm bài 2 nha
mạch sau biến đổi R2nt(Rbc//RR1)ntRdc
đặt Rbc=x
=> Rdc= 18-x
=> Rbc1=[tex]\frac{x.R1}{x+R1}=\frac{x.24}{x+24}[/tex]
=> Rm = Rcb1+Rdc+R2
= [tex]\frac{x.24}{x+24}[/tex]+18-x+6
= [tex]\frac{24x-x^{2}+576}{24+x}[/tex]
=> Im = [tex]\frac{U.(24+x)}{24x-x^{2}+576}[/tex]
Ia=Ibc= [tex]\frac{R1}{R1+x}.Im =\frac{24.U}{24x-x^{2}+576}[/tex]
=> Ia min => 24x-x^2+576 max
=> [tex]720-(x^{2}-2.12.x+12^{2})[/tex]
max = 720
=> dấu = xr khi x=12
Hoàn toàn chính xác. :) Phần trắc nghiệm cậu có đồng ý với đáp án của @Trịnh Hoàng Quân ko?:D
 

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
@thuyhuongyc Có vẻ như câu 1 của bạn Quân sai phải không ạ ?! R và I tỉ lệ nghịch mà. U AB không đổi => I m lớn nhất khi R tđ nhỏ nhất.
uk bạn đã phát hiện ra rùi đấy nhưng vẫn còn chỗ sai. Để ý chút là ra thôi ak. :)
Đáp án trắc nghiệm của bạn ntn nhỉ? Có thể cho mk biết được k?
Cảm ơn bạn đã ủng hộ topic của mk. :)
p/s: Tích cực hoạt động lên mọi người ơi, sắp tới sẽ xét tiêu chí để trao quà cho những mem tích cực trao đổi và sáng tạo tìm ra nhiều cách làm cho bài tập nha. :D
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
U1=R1.I1=6V
U2=R2.I2=10V
U3=R3.I3=12V
Vậy chọn đáp án A
đây sai cái này
khi mà đề thế kia thì cường độ dòng điện chạy qua f phù hợp vs cường độ dòng điện tối đa của cái min
=> Im bây h = 0,4 ( do các đèn nt)
=> Um = 18V
=> chọn D
câu 4 nx
mạch sau biến đổi R1//R2
=> Rm = [tex]\frac{R1.R2}{R2+R1}=10[/tex]
=> Im = Ia =0,3A
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
đây sai cái này
khi mà đề thế kia thì cường độ dòng điện chạy qua f phù hợp vs cường độ dòng điện tối đa của cái min
=> Im bây h = 0,4 ( do các đèn nt)
=> Um = 18V
=> chọn D
Yociexpress01 còn phát hiện ra sai chỗ nào nữa k? Vẫn còn sai đấy. :)
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
sửa trên kia rùi á chắc là đã hết
ukm mk xin chốt lại phần đáp án trắc nghiệm.
1. B
2. D
3. D
4. C

Còn giải thích vì sao chọn vậy thì đã có ở bên trên rồi. :D Các bạn làm nốt phần tự luận để mk đăng bài mới tiếp nhé! ;)
 
Top Bottom