$\color{Red}{\fbox{$\bigstar$ Toán 8 $\bigstar$}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn tập hè}}$

P

phamhuy20011801

18397446698_18467efdab_b.jpg
 
W

windysnow

3a. Ta có: $3x^3 + ax^2 + bx + 9$ chia cho $x^2−9$ được dư là $(b - 27)x + 9 - 9a$

Ta có: $(b - 27)x + 9 - 9a$ = $(b - 27)x + 9(1 - a)$

Để có phép chia hết thì $(b - 27)x + 9(1 - a)$ = 0 \Leftrightarrow $x = 0$; $b = 27$, $a = 1$

b. Ta có $x^4 + ax^2 + bx − 1$ chia cho $x^2−1$ được dư là $bx - a$

Để có phép chia hết thì $bx - a$ = 0 \Leftrightarrow $x = 0$; $b = a = 0$

c. Ta có: $2x^2 + ax − 4$ chia cho $x+4$ được dư là $28 + 4a$

Để có phép chia thì $28 + 4a$ = 0 \Leftrightarrow $a = -7$

Mà trước a là dấu "+'' nên a = 7

p/s: Câu c có vẻ là làm lụi =))

 
H

hocsinhchankinh



c. Ta có: $2x^2 + ax − 4$ chia cho $x+4$ được dư là $28 + 4a$

Để có phép chia thì $28 + 4a$ = 0 \Leftrightarrow $a = -7$

Mà trước a là dấu "+'' nên a = 7

p/s: Câu c có vẻ là làm lụi =))

Số dư là 28 -4a bạn ơi. Trong định lí bơ du với số chia là x-a thì bạn thay a vào biểu thức và ở đây là x+4 nên bạn phải thế -4 vào biểu thức để tìm số dư chứ.Lúc đó thì số dư là 28-4a=0 nên a=7
________________________________________________________________________

Chả có gì phải nói
 
T

thaotran19

Các bạn sử dụng bezout giải típ bài này nhé!:)
3,Tìm hệ số a,b trong phép chia hết sau
a)$3x^3+ax^2+bx+9$ cho $x^2-9$
b)$x^4+ax^2+bx-1$ cho $x^2-1$
c)$2x^2+ax-4$ cho $x+4$
 
D

duc_2605

Các bạn sử dụng bezout giải típ bài này nhé!:)
3,Tìm hệ số a,b trong phép chia hết sau
a)$3x^3+ax^2+bx+9$ cho $x^2-9$
b)$x^4+ax^2+bx-1$ cho $x^2-1$
c)$2x^2+ax-4$ cho $x+4$
2)
b)$f(x)=1752^x+4x^2-5x+7$ chia cho $x+1$
r = f(-1) = -1752 + 4 + 5 + 7 = -1736
c)$f(x)=1+x^2+x^4+x^6+.....+x^{100}$ chia cho $x+1$
r = f(-1) = 1 + 1 + 1 +1 + ... + 1 ((100 - 0) : 2 + 1 = 51 số 1) = 51
Câu 3, f(x) chia hết cho $x^2 - 9$ => f(x) chia hết cho x - 3 và x + 3
a) f(x) chia hết cho x - 3 => f(3) = 0 \Leftrightarrow 81 + 9a + 3b + 9 = 0 \Leftrightarrow 9a + 3b = -90 => 3a + b = -30 (*)
f(x) chia hết cho x + 3 \Leftrightarrow f(-3) = 0 \Leftrightarrow -81 + 9 + 9a - 3b = 0 \Leftrightarrow 9a - 3b = 72 => 3a - b = 24 (*)(*)
\Rightarrow b = -27, a = (24 + 27):3 = 17

b) Lập luận tương tự câu a, ta có:
f(1) = 1 + a + b - 1 = 0 => a + b = 0 (*)
f(-1) = 1 + a - b - 1 = 0 => a - b = 0 (*)(*)
=> a = b = 0
c) f(-4) = 32 - 4a - 4 = 28 - 4a = 0\Leftrightarrow a = 7
p.s: Mọi người làm bài toán của anh huynhbachkhoa23 kìa!

 
D

duc_2605

Xin đóng góp một bài về định lý Bezout.
* Đa thức $P(x)=a_0+a_1x+a_2x^2+...+a_nx^n$ với $a_0, a_1, a_2,..., a_n$ là các số nguyên ($a_n\ne 0$) gọi là đa thức hệ số nguyên.
Bài toán. Cho hai đa thức $P(x)$ và $Q(x)$ hệ số nguyên sao cho tồn tại $a\in\mathbb{Z}$ để $P(a)=P(a+2015)=Q(2)=0$
Chứng minh rằng phương rình $Q(P(x))=2015$ không có nghiệm nguyên.
Mình giải cách này không biết có đúng không nữa.
P(x) có hai nghiệm a và a + 2015 = > $P(x) \vdots 2$
Q(x) có nghiệm x = 2 => Q(x) \vdots 2$
Q(P(x)) là giá trị của Q(x') tại x' = P(x)
P(x) chia hết cho 2 nên x' chia hết cho 2
Do đó: Q(P(x)) chia hết cho 2 (trái với gt đề bài)

p.s: Cách giải này có vẻ chưa ổn.
 
H

huynhbachkhoa23

Mình giải cách này không biết có đúng không nữa.
P(x) có hai nghiệm a và a + 2015 = > $P(x) \vdots 2$
Q(x) có nghiệm x = 2 => Q(x) \vdots 2$
Q(P(x)) là giá trị của Q(x') tại x' = P(x)
P(x) chia hết cho 2 nên x' chia hết cho 2
Do đó: Q(P(x)) chia hết cho 2 (trái với gt đề bài)

p.s: Cách giải này có vẻ chưa ổn.

Hướng đúng đấy, rất tốt. Tuy nhiên ta không thể có chỗ màu đỏ.
Em để ý cái này, đã có $P(x)$ chẵn thì theo hướng trên ta chứng minh: $x$ chẵn thì $Q(x)$ chẵn. Từ đó có $Q(P(x))$ chẵn.
 
H

huynhbachkhoa23

Làm j` mà cứ giải đi giải lại 3 cái pài đấy làm j`? Mình có bài này khó cực:

Hai địa điểm A và B cách nhau 360 km.Cùng một lúc một xe tải khởi hành từ A chạy về B và một xe ô tô con chạy từ B về A.Sau khi gặp nhau,xe tải chạy tiếp trong 5h nữa thì đến B và xe con chạy 3h12' thì tới A.Tính vận tốc của mỗi xe.

1. Topic này đang nói về phép chia đa thức nên chưa chuyển qua phần khác được. Hãy chờ đến phần em mong đợi rồi hẵn đăng bài toán lên.
2. Đây là một topic nghiêm túc, đề nghị không viết tắt, viết những từ tiếng việt và không dùng teen code.
3. Bài trên chờ lớp 9 hẵn giải, giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình lớp 8 chưa học đâu em nhé.
 
D

duc_2605

Hướng đúng đấy, rất tốt. Tuy nhiên ta không thể có chỗ màu đỏ.
Em để ý cái này, đã có $P(x)$ chẵn thì theo hướng trên ta chứng minh: $x$ chẵn thì $Q(x)$ chẵn. Từ đó có $Q(P(x))$ chẵn.

À, em nghĩ ra rồi!
Q(2) = 0 thì Q(x) chia hết cho x - 2
Vì x = P(x) $\vdots 2$ nên x - 2 chẵn
Do đó: Q(x) = (x-2)k cũng chẵn, hay Q(P(x)) chẵn.
Nhưng em không hiểu tại sao nếu Q(P(x)) = 2015 mà vẫn có nghiệm ạ? Em nghĩ nó phải vô nghiệm . :confused:
 
H

huynhbachkhoa23

À, em nghĩ ra rồi!
Q(2) = 0 thì Q(x) chia hết cho x - 2
Vì x = P(x) $\vdots 2$ nên x - 2 chẵn
Do đó: Q(x) = (x-2)k cũng chẵn, hay Q(P(x)) chẵn.
Nhưng em không hiểu tại sao nếu Q(P(x)) = 2015 mà vẫn có nghiệm ạ? Em nghĩ nó phải vô nghiệm . :confused:

Nó không có nghiệm nguyên thôi em. Nếu $\text{deg}P$ và $\text{deg}Q$ lẻ thì nó vẫn có nghiệm thực.
 
T

thaotran19

Làm tiếp nhé các bạn!!:)

Bài 5: Tìm a,b biết:
a)$x^3+ax^2+bx+2$ chia $x+1$ dư 5,chia $x+2$ dư 2.
b)$x^2+ax+b$ chia $x-2$ dư 2,chia $x-3$ dư 7.
c)$2x^3+ax+b$ chia $x+1$ dư -6, chia $x-2$ dư 21.
d)$4x^3+ax+b$chia $x+1$ dư 7,chia $x-3$ dư -5.
e)$ax^3+(a+1)x^2-(4b+3)x+5b$ đồng thời chia hết cho $x-1$ và $x+2$

Ai có bài nào này post lên để mọi người cùng giải nha!!:)
 
W

windysnow

a) f(x) = $x^3 + ax^2 + bx + 2$ chia $x + 1$ dư 5, chia $x + 2$ dư 2.

Ta có: f(-1) = -$1 + a - b + 2$ = $5$ \Leftrightarrow $a - b = 4$

f(-2) = -$8 + 4a - 2b + 2$ = $2$ \Leftrightarrow $4a - 2b = 2$

Giải hệ phương trình trên tìm ra được $a = 0$ và $b = -4$

 
D

duc_2605

Mình xin đăng vài bài.
B1: Tìm dư trong phép chia đa thức:
$f(x) = x^{1994} + x^{1993} + 1$
a) $x - 1$
b) $x^2 - 1$ (đặt thương rồi xét giá trị riêng)
c) $x^2 + x + 1$ (phân tích đa thức bị chia)
Khó thì Ctrl A nhé!
B2: Xác định giá trị a,b,c sao cho:
$f(x) = 2x^4 + ax^2 + bx + c \vdots x + 2$ và chia $x^2 - 1$ dư x.
B3: Đa thức f(x) khi chia cho x - 2 thì dư 5, khi chia cho x - 3 thì dư 7, còn khi chia cho (x-2)(x-3) thì được thương là $x^2 - 1$ và còn dư. Tìm đa thức f(x).
B4: (khoai lắm :D )
Tìm các số tự nhiên n sao cho $x^{2n} + x^n + 1 \vdots x^2 + x + 1$
để ý: $x^3 - 1 \vdots x^2 + x + 1$, ta tìm $f_n(x)$ chia hết cho $x^3 - 1$/. Vậy ta xét 3 dạng của n: 3k, 3k + 1, 3k+2
p.s: Chép trong sách ra. :D
 
W

windysnow

Bài 1:
a. 3
b. Gọi r(x) = $ax + b$ là đa thức dư khi f(x) = $x^{1994} + x^{1993} + 1$ chia cho $x^2 - 1$
Vì $x^2 - 1$ có bậc là hai nên r(x) sẽ có bậc là 1.

Ta có: f(1) = $1 + 1 + 1 = 3$ \Rightarrow $a + b = 3$ (1)
f(-1) = $1 - 1 + 1 = 1$ \Rightarrow $-a + b = 1$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra được $a = 1$; $b = 2$

c. Ta có: $x^{1994} + x^{1993} + 1$

= $x^{1994} - x^2 + x^{1993} - x + x^2 + x + 1$

= $x^2(x^{1992} - 1) + x(x^{1992} - 1) + x^2 + x + 1$

= $(x^{1992} - 1)(x^2 + x) + x^2 + x + 1$

Ta có: $(x^{1992} - 1)$ = $(x^3)^{664} - 1^{664}$ chia hết cho $x^3 - 1$ \Rightarrow chia hết cho $(x - 1)(x^2 + x + 1)$ \Rightarrow chia hết cho $x^2 + x + 1$

\Rightarrow f(x) chia hết $x^2 + x + 1$
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Mình xin đăng vài bài.
B1: Tìm dư trong phép chia đa thức:
$f(x) = x^{1994} + x^{1993} + 1$
a) $x - 1$
b) $x^2 - 1$ (đặt thương rồi xét giá trị riêng)
c) $x^2 + x + 1$ (phân tích đa thức bị chia)
Khó thì Ctrl A nhé!
B2: Xác định giá trị a,b,c sao cho:
$f(x) = 2x^4 + ax^2 + bx + c \vdots x + 2$ và chia $x^2 - 1$ dư x.
B3: Đa thức f(x) khi chia cho x - 2 thì dư 5, khi chia cho x - 3 thì dư 7, còn khi chia cho (x-2)(x-3) thì được thương là $x^2 - 1$ và còn dư. Tìm đa thức f(x).
B4: (khoai lắm :D )
Tìm các số tự nhiên n sao cho $x^{2n} + x^n + 1 \vdots x^2 + x + 1$
để ý: $x^3 - 1 \vdots x^2 + x + 1$, ta tìm $f_n(x)$ chia hết cho $x^3 - 1$/. Vậy ta xét 3 dạng của n: 3k, 3k + 1, 3k+2
p.s: Chép trong sách ra. :D

Đây là chia hết số học. Đâu phải chia hết của đa thức.
 
C

cobetuyet195

Phân tích đa thức thành nhân tử:
6x^4-11x^3+3.
tớ tách hoài không được giúp với
 
T

thaotran19

Dạo này topic vắng quá:(:(
Các bạn vào giải nốt mấy bài này để sang chương mới nhé!!:)

Bài 5: Tìm a,b biết:
b)$x^2+ax+b$ chia $x-2$ dư 2,chia $x-3$ dư 7.
c)$2x^3+ax+b$ chia $x+1$ dư -6, chia $x-2$ dư 21.
d)$4x^3+ax+b$chia $x+1$ dư 7,chia $x-3$ dư -5.
e)$ax^3+(a+1)x^2-(4b+3)x+5b$ đồng thời chia hết cho $x-1$ và $x+2$
Mình xin đăng vài bài.
B1: Tìm dư trong phép chia đa thức:
$f(x) = x^{1994} + x^{1993} + 1$
a) $x - 1$
b) $x^2 - 1$ (đặt thương rồi xét giá trị riêng)
c) $x^2 + x + 1$ (phân tích đa thức bị chia)
Khó thì Ctrl A nhé!
B2: Xác định giá trị a,b,c sao cho:
$f(x) = 2x^4 + ax^2 + bx + c \vdots x + 2$ và chia $x^2 - 1$ dư x.
B3: Đa thức f(x) khi chia cho x - 2 thì dư 5, khi chia cho x - 3 thì dư 7, còn khi chia cho (x-2)(x-3) thì được thương là $x^2 - 1$ và còn dư. Tìm đa thức f(x).
B4: (khoai lắm :D )
Tìm các số tự nhiên n sao cho $x^{2n} + x^n + 1 \vdots x^2 + x + 1$
để ý: $x^3 - 1 \vdots x^2 + x + 1$, ta tìm $f_n(x)$ chia hết cho $x^3 - 1$/. Vậy ta xét 3 dạng của n: 3k, 3k + 1, 3k+2
p.s: Chép trong sách ra. :D
 
Top Bottom