Sử $\color{Blue}{\fbox{Sử 9}\bigstar\text{Ôn luyện sử 9}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trannrinn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nối tiếp sử 8, ôn luyện sử 9 đã ra đời,các bạn yêu lịch sử hay muốn thể hiện hiểu biết của mình về bộ môn này thì hãy vào đây,cùng giải đáp những câu hỏi bổ ích,có thưởng nha.:)
Câu hỏi sẽ được in đậm màu Tím,số điểm sẽ tương ứng với mức độ khó dễ của câu.
picture.php
[/IMG]
 
T

trannrinn

Vì chúng ta đã qua học kì I được một thời gian,nên chúng ta cùng giải đáp cấp tốc những câu hỏi ở kì I nhé,nếu không bạn nào trả lời được thì mình sẽ giải,còn học kì II chúng ta sẽ ôn kĩ hơn.:3
Mở cửa topic nào :
PHẦN 1 : Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay.
Chủ đề 1: Liên Xô và các nước Đông Âu
Câu hỏi 1: Nêu tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm 70 của thế kỉ XX? (10 điểm)
 
Last edited by a moderator:
P

phamvananh9

[TEX][/TEX]
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô là nước bị thiệt hại nặng nề về người và của:

+ 27 triệu người chết

+ 1710 thành phố , hơn 7 vạn làng mạc và gần 32000 nhà máy, xí nghiệp bị thiệt hại nặng nề

>> Liên Xô đã bắt tay vào tiến hành khôi phục kinh tế (1945- 1950) với tinh thần tự lực tự

cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trươc thời

hạn 9 tháng, kết quả đạt được như sau:

+ Công nghiệp hồi phục vào 1947. Trong năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73%

so với trước chiến tranh (trong khi kế hoạch đề ra là 48%), hơn 6200 nhà máy xí nghiệp

được phục hồi( hoặc xây dựng lại ) và đi vào hoạt động

+ Nông nghiệp: năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh

+ 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ độc quyền vũ khí nguyên tử

của Mĩ

- Tiếp theo Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 đến nửa đầu

những năm 70 của thế kỉ XX)

- Từ giữa những năm 70 đến 1991: là thời kì Liên Xô khủng hoảng và tan rã.



Chỉ nói đơn giản về bối cảnh lịch sử nhé,còn về công cuộc cải cách không tính đến


Nguồn: http://bachkhoatrithuc.net.vn/giao-duc/lien-xo-va-dong-au-sau-chien-tranh-the-gioi-thu-2
+ 8
Chỉ nói đơn giản về bối cảnh lịch sử nhé,còn về công cuộc cải cách không tính đến,khuyến khích điểm 8 nha.
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

-Sau chiến tranh t/g thứ 2 Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề về người và của:
+ Hơn 27 triệu người chết
+ 1710 thành phố, hơn 70000 làng mạc, gần 32000 nhà máy, xí nghiệp, 65000 km đường sắt bị tàn phá.
+ chiến tranh làm kinh tế Liên Xô chậm lại đến 10 năm.
- Để tiến hành Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tran, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nc liên Xô đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946- 1950)
- Các tầng lớp nhân dân ở Liên Xô thi đua quên mình để thực hiện kế hoạch.
+Kinh tế: Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%, Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.

+ Nông nghiệp: Vượt mức trước chiến tranh

+Khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử --> phá vỡ thế độc quyền của mỹ.
+ 8
Tương tự như cái bạn bên trên.
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Đáp án của câu hỏi này là :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh
tàn phá nặng nề về người và của... bên cạch đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước
XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc - đứng đầu là
Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ
trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô,
nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
 
T

trannrinn

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô
đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Cụ thể:
- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):
Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng. Nhiều chỉ tiêu vượt kế
hoạch.
Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông
nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng
CSVC - KT của CNXH và đã thu được nhiều thành tựu to lớn:
Về công nghiệp: bình quân công nghiệp tăng hàng năm là 9,6%. Tới những năm 50, 60
của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm
khoảng 20 % sản lượng công nghiệp thế giới. Một số ngành công nghiệp đứng đầu thế giới:
Vũ trụ, điện, nguyên tử…
Về nông nghiệp: có nhiều tiến bộ vượt bậc.
Về khoa học - kĩ thuật: phát triển mạnh, đạt nhiều thành công vang dội: năm 1957 Liên
Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo trái đất, mở đầu kỉ nguyên
chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961 Liên Xô lại là nước đầu tiên phóng thành công
con tàu vũ trụ đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất.
3
Về Quân sự: từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược,
Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói riêng so với
Mĩ và phương Tây.
Về Đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách
mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khoảng 30 năm tiến hành khôi phục kinh té, Đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi,
đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân không ngừng
được nâng cao.
 
1

123khanhlinh

Ý Nghĩa :

- Nền kinh tế phát triển

- Đời sống nhân dân ổn định

- Làm ổn định tình hình thế giới

- Phá vỡ thế độc quyền về hạt nhân của Mỹ.
+5
 
Last edited by a moderator:
P

phamvananh9

[TEX][/TEX]
Ý nghĩa của các thành tựu trên là:

- Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, đời sống vật chất và

tinh thần của nhân dân Xô – viết không ngừng được cải thiện, Liên Xô có vị trí quan trọng

trong việc giải quyết những công việc quốc tế.

- Liên Xô đạt thế cân bằng sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với

Mĩ và phương Tây; trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến

lược toàn cầu của Mĩ.
....:D:D
+ 5
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Đáp án:
Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các
nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng
minh của chúng.
 
T

trannrinn

Như chúng ta biết năm 1973, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Để thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng, các nước tư bản đã tìm cách cải cách về kinh tế, thích nghi về chính trị, nhờ đó thoát ra
khỏi khủng hoảng nhưng Liên Xô lại chậm trễ trong vấn đề này nên nền kinh tế Liên Xô ngày
càng lún sâu vào tình trạng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng.Năm 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô Viết và tiến hành cải tổ với nội dung:
-Về chính trị - xã hội: thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, thực hiện đa
nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt.
- Về kinh tế: đưa ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước
vẫn trượt dài trong khủng hoảng.
Kết quả:
Công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Suy sụp kinh tế kéo theo suy sụp về chính
trị. Chính quyền bất lực, tình hình chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tăng, xung đột sắc tộc luôn
sảy ra, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chia rẽ...
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp
nổ ra nhưng thất bại, hệ quả là Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô
Viết bị giải tán, 11 nước Cộng hoà tách khỏi Liên bang Xô Viết, thành lập Cộng đồng các quốc
gia độc lập (SNG). Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ
XHCN ở Liên Xô bị sụp đổ.
 
T

trannrinn

Câu hỏi 3:Nêu nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.(5 điểm)
 
O

one_day

Câu hỏi 3:Nêu nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.(5 điểm)
Nguyên nhân
+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.
+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

Nguồn: ST

+5
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594

Câu hỏi 3:Nêu nguyên nhân xụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.(5 điểm)
Một là, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì tuệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó, sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế đất nước thiếu năng động, sản xuất trì tuệ, đời sống nhân dân không được cải thiện,
+ Về xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm quốc tế xã hội chủ nghĩ. Tình trạng đó kéo dài đã làm lòng bất mãn trong quần chúng dâng cao.

Hai là, không bắt kịp các bước phát triển của CMKH - KT tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì tuệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

+ Những năm 70 của thế kỉ XX, KH - KT thế giới phát triển mạnh mẽ các nước tư bản biết tận dụng KH - KT để đưa nền kinh tế phát triển.
+ Liên Xô và các nước Đông Âu chậm áp dụng KH - KT nên nền kinh tế lâm vào trì tuệ rồi đi đến khủng hoảng.

Ba là, khi tiến hành cải tổ phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng kinh tế thêm trầm trọng.

+ Khi đã bị trì tuệ, khủng hoảng, tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng ngày càng thêm nặng nề.
+ Đề ra chủ trương chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế chưa làm gì được, hay việc thực hiện đa nguyên đa đảng về chính trị làm cho đất nước càng thêm hỗn loạn.

Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Bên ngoài các nước đế quốc, nhất là Mỹ tăng cường các hoạt động chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Bên trong các thế lực phản động liên tiếp nổi dậy làm cho tình hình càng thêm rối loạn.
+5 ,đúng nhưng cần rút ngắn gọn nhé.
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Câu trả lời cho câu 3 là:
- NGUYÊN NHÂN:
+ Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều khuyết tật và sai sót, không phù hợp với quy luật
khách quan trên nhiều mặt: kinh tế, xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa chữa, thay đổi thì lại mắc
những sai lầm nghiêm trọng: rời bỏ nguyên lý đứng đắn của CN Mác-Lênin.
+ Những sai lầm, tha hoá về phẩm chất chính trị, đạo đức của một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước
ở một số nước XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong nhân dân.
+ Hoạt động chống phá CNXH của các thế lực thù định trong và ngoài nước.
 
T

trannrinn

Câu 4 : Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu có phải là sự sụp đổ của CNXH
không? Vì sao?(5 điểm)
 
T

thanhcong1594

Câu 4 : Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu có phải là sự sụp đổ của CNXH
không? Vì sao?(5 điểm)
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp đổ của CNXH
Vì sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học,
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Các bạn xem kĩ câu hỏi nhé,ý của mình là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô ,các nước Đông Âu và sự sụp đổ CNXH nói chung của toàn thế giới,của loài người.
 
T

thanhcong1594

Câu 4 : Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu có phải là sự sụp đổ của CNXH
không? Vì sao?(5 điểm)
Sự sụp đổ CNXH hiện thực ở Liên Xô không có nghĩa là CNXH đã chết (vì nó vẫn còn ở các nước khác với tổng dân số hơn tỷ người)
P.s: sai cái nì nữa là thui bó tay lun_______________________________________
+3,cần nêu rõ "vì sao?" hơn.
 
Last edited by a moderator:
T

trannrinn

Chốt lại câu trả lời của câu cuối trong ngày hôm nay,tham khảo nhé :
Đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là một bước lùi của
CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay
trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận
hòn đảo Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và một số nước Đông
Âu nhưng dồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu
Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây… Đó là ước mơ của nhân
loại tiến bộ và đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom