khám phá vạn vật quanh ta

N

ngocsangnam12

Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con thỏ ( câu này không cần đọc hết quá dễ)
 
L

linhlovely2002

vì nhanbuithanh trả lời trước nên dc tks
=============================================
==================================================
 
L

linhlovely2002

Ko là thợ dệt
Ko guồng quay tơ
Ko học bao giờ
Chăng tơ bừa bãi
là con gì
================================
======================================
============================================================
 
L

linhlovely2002

thui mink pải byebye mọi người
mai lên sớm nhé
tks mọi người
======================================================================
 
L

linhlovely2002

câu tiếp nè
Khen ai phân biệt được hơi,
Trời tối như mực, biết bạn quen mà mừng.

=================================================================
 
L

linhlovely2002

động vật ruột khoang - thuỷ tức

Thủy tức hay thủy tức nước ngọt là một dạng động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa...có hình ống dài, có nhiều tua (xúc tu) đối xứng để bám vào các giá thể và di chuyển theo kiểu sâu đo và lộn đầu.
Hình dạng & Cấu tạo


Cấu tạo của thủy tức
Hình dạng
Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có nhiều tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Giữa các tua có có xoang rỗng thông với xoang vị của phần thân. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào là lớp ngoài và lớp trong giữa hai lớp đó là một lớp tầng keo mỏng. Thành cơ thể có 4 loại tế bào, đó là: tế bào thần kinh, tế bào gai tế bào mô bì-cơ, tế bào mô cơ-tiêu hóa và tế bào sinh sản.
Cấu tạo bên trong
Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để tiêu hóa nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể.
Dinh dưỡng
Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi .Khi đói,thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh . Tình cớ chạm phải mồi ( một con rận nước ) lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi . Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp . Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể .
Sinh sản
Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.
Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.
Tái sinh
Vì các bộ phận trên người nó là cơ quan lưỡng tính nên khi nó bị dứt phần nào trên cơ thể thì phần đó sẽ có khả nă sinh sản được nên thủy tức có khả năng tái sinh.

Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá ở thuỷ tức



Bài viết: ĐỘNG VẬT RUỘT KHOANG - THUỶ TỨC

Nguồn
Zing Blog
 
L

linhlovely2002

Thỏ

Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành 7 loại, điển hình như thỏ rừng Châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông (giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài thỏ quý hiếm ở Amami Oshima, Nhật). Còn nhiều loài thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi bông, thỏ cộc và thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha. Tuổi thọ của thỏ từ 4 tới 10 năm, thời kỳ mang thai khoảng 31 ngày.
Phân biệt với thỏ rừng
Thỏ nhà yếu hơn thỏ rừng và khi mới sinh ra thì không có lông và không mở mắt. Còn thỏ rừng khi sinh ra thì nói chung đã có thể mở mắt và mọc lông khá đầy đủ. Thỏ nhà sống trong các hang dưới đất (trừ thỏ đuôi bông) trong khi thỏ rừng lại làm tổ trên mặt đất và không sống thành đàn (bao gồm thỏ đuôi bông). Ngoài ra, thỏ rừng lớn hơn thỏ nhà, tai cũng dài hơn và bộ lông có đốm đen. Thỏ rừng không được thuần hóa trong khi thỏ nhà được xem như thú nuôi. Nếu được thả trong vườn, thỏ nhà sống trong những cái chuồng nhỏ bằng sắt để tránh những con thú khác.
Tầm quan trọng
Loài thỏ được con người biết đến đầu tiên đó là những con thỏ châu Âu vào khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Thỏ rừng Châu Âu là loài thỏ duy nhất được thuần hóa. Thỏ vừa được xem là thú nuôi, làm thực phẩm và cũng là những kẻ phá hoại ruộng vườn.

Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi để lấy thịt. Khi thỏ rừng bị bắt để lấy thịt, người ta thường đặt bẫy, dùng súng hoặc chó săn. Ở nhiều vùng, thỏ là loài chuyên cho thịt. Một cú đánh vào gáy có thể giết chết thỏ, từ đó mà thuật ngữ rabbit punch (cú đấm vào gáy) ra đời. Da thỏ được dùng làm áo hoặc phụ kiện, như mũ hoặc khăn choàng. Ngoài ra, phân thỏ là 1 loại phân bón tốt, nước tiểu của chúng có nhiều Nitơ giúp cây chanh phát triển tốt. Sữa thỏ có thể làm thuốc hoặc làm thức ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều protein.

Tuy nhiên, thịt thỏ có thể gây nên 1 số bệnh như Tularemia hoặc cúm thỏ. Ngoài ra còn 1 bệnh nữa đó là Rabbit Starvation gây ra do sự khuyết axit amin trong khẩu phần và sự giới hạn tổng hợp của con người.
Nuôi thỏ
Tuổi thọ
Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc hơn nữa. Chúng thích ném đồ chơi lung tung và gặm nhấm trên bìa cứng. Trong một số gia đình, thỏ có thể nảy sinh sự đồng cảm với mèo và chó. Dù bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ hẹp nhưng thỏ cũng được huấn luyện để trở thành vật nuôi tự do như chó và mèo. Nếu được nuôi trong môi trường thích hợp và ăn kiêng đúng mức, thỏ sẽ sống lâu hơn.
Nơi ở
Việc chọn chuồng cho thỏ cũng rất quan trọng. Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng. Tuy nhiên chuồng sắt cũng dễ làm tổn thương đến thú nuôi nếu chân của chúng bị lưới sắt cắt hoặc đạp vào đinh ở các mắt lưới. Do đó, sàn chuồng nên có 1 phần được làm đặt để chân thỏ có thể nghỉ ngơi. Chuồng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ. Tuy nhiên, cũng nên đặt giấy hoặc khăn lau trên nền chuồng để tránh việc chân thỏ bị tổn thương bởi dây sắt.

Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu.

Thỏ khá hiếu chiến trừ khi chúng bị nhốt lại. Việc cắt bỏ buồng trứng hoặc hoạn có thể giảm bớt tính hiếu chiến của chúng. Không nên nhốt 2 con thỏ ở chung chuồng với nhau trừ khi có ý định phối giống. Một con thỏ bình thường cũng có thể trở nên hung dữ nếu nhốt nó chung chuồng với một con thỏ khác. Điều này là bình thường nhưng cũng không xảy ra phổ biến lắm. Nhiều con thỏ không quan tâm hay chú ý đến việc có một con thỏ khác sống chung.

Giống như mèo, thỏ không thể thiếu móng. Thiếu lớp đệm ở lòng bàn chân nên thỏ cần có móng để giữ thăng bằng; tháo bỏ móng của thỏ sẽ làm cho chúng không thể đứng, bị khuyết tật vĩnh viễn.


Thỏ nuôi làm thú cảnh
Nếu được chăm sóc tốt, thỏ sẽ trở nên thân thiện và vui vẻ. Thỏ được nuôi làm thú cưng trong nhà lẫn ngoài vườn trên toàn thế giới. Sống trong nhà thỏ sẽ được an toàn hơn (nếu không kể đến những dây cáp và dây điện), tránh khỏi những con thú ăn thịt, ký sinh gây bệnh và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Thỏ nuôi ở ngoài phải có hang được trang bị và sưởi ấm vào mùa đông, che mát vào mùa hè. Những con thỏ nhà thì thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 10-25 độ C (50-70 độ F) và không thể chịu đựng lâu được ở 32 độ C (khoảng 90 độ F) nếu không có bóng râm, quạt hay nước lạnh.
Thức ăn
Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế... rất tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn (khoảng 1 muỗng canh ứng với 1 pound cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.

Khi lựa chọn những thức ăn bán sẵn, nên chọn những món không có hạt vì hạt chứa nhiều chất béo hơn so với chất béo mà thỏ có thể dễ dàng chuyển hóa, gây ra những vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ. Hạt thường được dùng làm thức ăn cho loài gặm nhấm, vì thỏ không thuộc loài gặm nhắm nên lại thức ăn này cần phải tránh.

Thức ăn dạng viên có thể cho ăn mỗi ngày với lượng khoảng 1 ounce (28,35g) ứng với 1 pound (khoảng 450g) cân nặng của thỏ. Tuy nhiên, thức ăn dạng viên chỉ nên được cung cấp như 1 loại thực phẩm phụ vì thức ăn dạng viên có thể gây cho thỏ bệnh về răng. Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ mài mòn răng cửa của thỏ (răng cửa thỏ mọc dài liên tục như bộ gặm nhắm). Thức ăn dạng viên chỉ nên dùng cho thỏ nuôi lấy thịt vì nó giúp tăng trọng đáng kể. Khi thỏ ăn thức ăn viên, nó không cần choăn thêm muối thì thức ăn viên có hàm lượng muối khá cao; nhưng nói chung, hàm lượng muối không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thỏ.

Những con thỏ nhà cần được khám hàng ngày để tránh những bệnh truyền nhiễm và những bệnh phát triển nhanh. Mắt thỏ phải được giữ sạch, tai và mọi bộ phận khác cũng vậy. Răng không được để quá dài nếu không sẽ rất khó ăn. Tuy nhiên, không được tự ý mài hay dũa răng của thỏ, tốt nhất là nên tìm lời khuyên ở bác sĩ thú y. Nếu thật sự được cắt bớt răng cho thỏ thì không nên lo ngại, đó sẽ là một phương pháp tự nhiên vì sau lần đầu tiên mài bớt răng thỏ, người ta sẽ làm việc đó đều đặn hơn. 1 cái răng thỏ có thể dài ra 5 inch(khoảng 2,54 cm)/năm nếu chúng không bị mài mòn để bảo vệ cho sức khỏe của thỏ. Cắt bớt răng thỏ là phương pháp cuối cùng có thể sử dụng. Để đảm bảo độ dài răng thỏ, ta có thể cho chúng nhai cỏ yến mạch hoặc đồ chơi gỗ. Râu thỏ là 1 cơ quan cảm giác không nên cắt bỏ.

Việc ôm hay bắt thỏ phải được các chuyên gia hay những người nuôi thỏ hướng dẫn. Không bao giờ được nhấc thỏ lên bằng cách nắm tai. Khi giữ thỏ, phải chắc chắn rằng 4 chân nó cũng đã được giữ lại để tránh bị đá. Nếu thỏ cố đá quá mạnh sẽ gãy lưng nó. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay. Nên chú ý rằng việc bịt mắt thỏ cũng làm cho nó yên lòng hơn vì không thấy gì sẽ khiến thỏ an tâm và thấy an toàn.

Ở nước Mỹ, hiệp hội chăn nuôi thỏ (ARBA) là một nguồn cung cấp vật nuôi kiểng và giống thương mại có giá trị. ARBA xác nhận có 47 giống thỏ nhà khác nhau, Trianta và Mini Satin là 2 giống được thừa nhận gần nhất vào năm 2006. Ở Vương quốc Anh, Hội đồng thỏ Anh cũng cung cấp những thông tin có giá trị.
 
T

tieuyetdethuong1

con chó phải ko bạn................................................................................................................
 
Top Bottom