khám phá vạn vật quanh ta

L

linhlovely2002

bỏ sao dc
topic đầu tay của chj mak
mak em ơi đừng trả lời dài thành nhiều câu nhé
=>loãng topic đấy em ak
 
L

linhlovely2002

câu tiếp theo nek
Mắt lồi cánh lại mỏng tang
Hè về ca hát râm ran trên cành.
=================================================
 
R

rutifuentoran

những động vật xấu nhưng hiếm nhất thế giới

Không chỉ có ngoại hình xấu xí, xấu đến rợn người, những loài vật này còn đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vượn cáo aye-aye phát âm tiếng Việt là ai-ai có nguồn gốc từ quần đảo Madagascar. Loài vật này chỉ còn tìm thấy tại vùng rừng phía đông Madagascar.
Môi trường tự nhiên của chúng là rừng nhiệt đới hoặc rừng cây rụng lá. Chúng cũng thường được bắt gặp tại những khu vực rừng canh tác để kiếm ăn.
Loài này đang thuộc diện nguy cấp một phần bởi chúng luôn được cho là hiện thân và điềm báo của quỷ dữ mỗi khi xuất hiện tại các ngôi làng ở Madagascar và bị giết chết. Người ta tin rằng loài vượn aye-aye sẽ mang đến cái chết, chính vì thế khi gặp chúng phải bắt và đâm hỏng mắt của chúng. Năm 2013, loài vượn này được bình chọn là một trong những động vật xấu xí nhất hành tinh.

Là loại heo đặc hữu của đảo Visayan, miền trung Philippines, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị mất môi trường sống, thiếu lương thực và bị săn bắt. Do số lượng loại vật này trong tự nhiên còn lại rất ít nên hành vi và đặc điểm của nó trong tự nhiên ít được biết đến.
Gọi là heo mụn Visayan vì trên mặt con lợn đực xuất hiện 3 cặp “mụn cóc”. Các nhà sinh học suy đoán rằng những mụn cóc này để hỗ trợ bảo vệ chống lại răng nanh của những loài lợn đối thủ trong các cuộc giao tranh. Những con lợn đực còn phát triển lông nhọn và cứng.

Hay còn gọi là chuột chũi Đông Phi là một loài chuột chũi không có lông, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi (vùng Sừng Châu Phi). Đây là loài chuột hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 09 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư. Chuột chũi trụi lông là một trong những loài động vật xấu nhất hành tinh.
Chuột có lớp da nhăn nhúm màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù của chúng. Là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời. Da của chúng không hề có cảm giác gì trước axit hay ớt. Đây là loài động vật có vú máu lạnh duy nhất được biết đến trên trái Đất.

Còn gọi là cá bàng chài vân sóng, cá mó đầu khum, là loại cá thuộc họ cá bàng chài.
Loài cá này mà chủ yếu tìm thấy trong các rạn san hô trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Cá bàng chài đầu bướu là thành viên sống lớn nhất của họ Cá bàng chài (Labridae), với con đực dài đến 2 m, trong khi cá cái hiếm khi vượt quá chiều dài 1 m. Nó có đôi môi dày, mọng và một cái gù trên đầu bên trên mắt, trở nên nổi bật hơn khi nó lớn tuổi hơn.
Chúng chén các loại động vật khó ăn, thậm chí có chứa độc tố như thỏ biển hay sao biển gai.
Loài cá này đang bị đe dọa tuyệt chủng, chủ yếu do hậu quả của tình trạng khai thác hải sản quá mức.

Ếch nước Titicaca là loài đặc hữu chỉ có ở hồ Titicaca, Nam Mỹ. Đây là loài ếch lớn xưa nay chưa từng có. Chúng không bao giờ nổi lên mặt nước để thở. Có con nặng tới 300 gram, da màu nâu nhạt, màu xanh lục hoặc màu đen. Ước lượng trong lòng hồ chứa tới 12 triệu con ếch như thế.
Trong các tài liệu tham khảo, vì có quá nhiều da nên nó còn được gọi là ếch bìu Titicaca.
Vào những năm 1970, một đoàn thám hiểm do Jacques Cousteau dẫn đầu đã phát hiện ro con ếch có chiều dài duỗi thẳng lên đến 50 cm, các cá thể có trọng lượng 1 kg và đây là loài ếch lớn nhất thế giới.
Sau khi được biết đến, loài ếch nước Titicaca đã giảm mạnh và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắt của con người, môi trường ô nhiễm và nòng nọc bị loài cá hồi ăn mất.

là một loài khỉ phân bố ở vùng Cựu thế giới và là loài đặc hữu của các hòn đảo Đông Nam Á ở Borneo.
Năm 2013, khỉ vòi được bình chọn là động vật xấu xí nhất hành tinh, nó đứng ở vị trí xấu thứ ba.
Với cái bụng to như cái chậu do là dạ dày của chúng chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa một loại enzim khác nhau để tiêu hóa thức ăn. Do lá cây không có nhiều chất dinh dưỡng nên con khỉ dùng cả ngày để hái lá cây nhằm lắp đầy cái dạ dày nhiều ngăn của chúng, điều đó càng làm cho cái bụng càng to lớn hơn.
Chiếc mũi to đùng với chiều dài lên tới 18 cm chính là công cụ để khỉ vòi tán tỉnh những con cái. Cũng nhờ chiếc mũi này mà khỉ vòi có thể phát ra những âm thanh vang xa hàng trăm dặm. Có ý kiến cho rằng một vài mũi giúp khỉ làm mát cơ thể. Giả thuyết khác lại cho rằng chúng dùng cái mũi để dương oai khi giận hay khi tranh giành điều gì đó. Nhưng có lẽ giả thuyết được nhiều người tán đồng nhất là cái mũi đó dùng thu hút khỉ cái. Con đực nào có cái mũi càng to thì thu hút được nhiều bạn tình.

Cá mút đá là một bộ cá gồm các họ cá không hàm, có thân hình ống và sống ký sinh. Chúng chuyên ăn rỉa xác động vật biển trôi dạt dưới đáy đại dương, chúng náu mình trong các xác chết và ăn từ trong ra.
Các loài cá mút đá được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu và Bắc Mỹ, ở phía tây Địa Trung Hải, và Ngũ Đại Hồ. Cá mút đá thường sống ký sinh trên nhiều loại cá.

Chúng được phát hiện ở vùng đất rộng lớn và bí ẩn của Ấn Độ, đó là dãy núi Ghats. Với màu tím đặc trưng lúc trưởng thành, chúng còn được gọi là ếch tím. Người dân địa phương cho rằng, nó đến từ địa ngục bởi ngoài bộ dạng kỳ dị, chúng trốn dưới lòng đất sâu tới 4 mét.
Theo các nhà khoa học, chúng có mặt trên trái đất hàng triệu năm trước. Tuy nhiên, chúng đào hang sâu dưới lòng đất, ít xuất hiện, khó gặp, nên tập tính của chúng vẫn rất bí ẩn.
Cơ thể to, phình ra như bong bóng, nhưng chúng lại có cái đầu nhỏ bất thường, với cái mõm nhọn. Chúng dùng cái lưỡi dài của mình để kiếm ăn.
 
R

rutifuentoran

Vượn Cao Vít tại Việt Nam gia tăng số lượng

Vượn Cao Vít (tên khoa học Nomascus nasutus) - 1 trong 25 loài động vật linh trưởng hiếm nhất trên thế giới - đang gia tăng số lượng tại Việt Nam. Đây là thông tin vui vừa được các nhà khoa học thuộc Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) công bố ngày 11/12.

Sau cuộc khảo sát 2 tuần (quan sát bằng mắt và lắng nghe âm thanh “hót” của vượn vào lúc bình minh tới giữa trưa), nhóm nghiên cứu FFI gồm 31 người - được dẫn đầu bởi hai nhà sinh vật học Nguyễn Thế Cường - điều phối viên điều tra “dân số” vượn của FFI và Brian Crudge - tham gia Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng của FFI - đã phát hiện tổng cộng 129 cá thể loài vượn Cao Vít quý hiếm tại khu bảo tồn vượn Cao Vít (Cao Bằng) - nơi được cho là môi trường sống cuối cùng của loài vượn này.

Theo FFI, đây là số lượng vượn Cao Vít lớn nhất được ghi nhận kể từ khi một quần thể loài này (gồm 26 con) được phát hiện năm 2002 tại khu vực rừng trên núi đá vôi của huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), tăng 17% so với cuộc điều tra “dân số” vượn Cao Vít (gồm 110 con) vào năm 2007.

Tích cực bảo vệ rừng, tiếp cận cộng đồng, phát triển sinh kế, giáo dục môi trường, phục hồi môi trường sống và nghiên cứu sinh thái là những biện pháp được FFI và ban quản lý khu bảo tồn vượn Cao Vít áp dụng khi triển khai dự án bảo tồn loài vượn này - hiện được xếp ở mức “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Tiến sĩ Ulrike Streicher, giám đốc thực hiện Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng FFI Việt Nam, cho biết: “Tất cả mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ loài vượn Cao Vít nên được khen ngợi về những nỗ lực không mệt mỏi của họ”.

Nói về kết quả mới điều tra “dân số” loài vượn Cao Vít, ông Nông Văn Tạo - giám đốc khu bảo tồn vượn Cao Vít - cho biết ông rất hài lòng với thành tựu chung đạt được của ban quản lý và FFI và bày tỏ hi vọng được tiếp tục hợp tác lâu dài với FFI.
 
R

rutifuentoran

loài linh trưởng quý hiếm nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy và chụp được bức ảnh đầu tiên về culi Horton Plains, một trong những loài linh trưởng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất thế giới.

Culi Horton Plains được xem là đã tuyệt chủng hơn 60 năm nay bởi các nhà khoa học không thể nhận thấy sự xuất hiện của chúng. Loài động vật với thân hình nhỏ bé và đôi mắt to này chỉ được nhìn thấy bốn lần kể từ năm 1937 cho đến nay.

Tuy nhiên, vào năm 2002, các nhà khoa học đã “thoáng” phát hiện ra culi Horton Plains bởi sự phản chiếu ánh sáng trong mắt loài động vật này. Nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của culi Horton Plains là việc chặt phá rừng tự nhiên để làm các đồn điền trồng chè.

Các nhà khoa học của Hội động vật học London trong quá trình tiến hành chụp hình của các động vật quý hiếm trên thế giới nhằm xác định số lượng còn tồn tại của chúng trong tự nhiên đã chụp được hình ảnh của loài culi Horton Plains này. Đó là hình ảnh của một con culi Horton Plains đực, đã trưởng thành có bộ lông dài, dày với đặc trưng là mắt to, tay chân ngắn đang ngồi trên một nhánh cây.

Các nhà nghiên cứu đã bắt gặp con culi này sau hơn 1.000 chuyến tìm kiếm với hơn 200 giờ chụp ảnh cần mẫn tại rừng Sri Lanka vào ban đêm. Nhóm nghiên cứu đã không chỉ chụp được hình ảnh của loài linh trưởng quý hiếm này mà còn bắt được ba con culi Horton Plains để tiến hành kiểm tra, lấy số liệu về chúng.

"Chúng tôi đã có bức ảnh đầu tiên về loài linh trưởng này và chứng minh được sự tồn tại của culi Horton Plains, nhất là khi chúng đã biến mất 65 năm qua”, Tiến sĩ Craig Turner, nhà sinh vật học thuộc nhóm nghiên cứu đã phát biểu.

Culi Horton Plains là loài linh trưởng nhỏ sống về đêm chỉ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Chúng có chiều dài từ 15 – 25cm với một đôi mắt như “đĩa bay” giúp cho việc quan sát và bắt mồi vào ban đêm.

Theo ước tính của các nhà khoa học thì loài linh trưởng này chỉ còn khoảng 100 cá thể trên toàn thế giới, đặt nó vào tình trạng của sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng nguy cấp. Tuy nhiên, theo như các nhà khoa học thừa nhận thì rất hiếm để có thể thấy được loài culi Horton Plains. Do đó, số lượng còn lại của loài này chỉ vào khoảng 60 cá thể và trở thành loài linh trưởng quý hiếm bậc nhất trên thế giới.
 
L

linhlovely2002

mink cx có 1 vài loài nek
Vượn Cao Vít tại Việt Nam gia tăng số lượng
Vượn Cao Vít (tên khoa học Nomascus nasutus) - 1 trong 25 loài động vật linh trưởng hiếm nhất trên thế giới - đang gia tăng số lượng tại Việt Nam. Đây là thông tin vui vừa được các nhà khoa học thuộc Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) công bố ngày 11/12.

“Dân số” vượn Cao Vít tại Việt Nam đang gia tăng
“Dân số” vượn Cao Vít tại Việt Nam đang gia tăng - (Ảnh: FFI)

Sau cuộc khảo sát 2 tuần (quan sát bằng mắt và lắng nghe âm thanh “hót” của vượn vào lúc bình minh tới giữa trưa), nhóm nghiên cứu FFI gồm 31 người - được dẫn đầu bởi hai nhà sinh vật học Nguyễn Thế Cường - điều phối viên điều tra “dân số” vượn của FFI và Brian Crudge - tham gia Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng của FFI - đã phát hiện tổng cộng 129 cá thể loài vượn Cao Vít quý hiếm tại khu bảo tồn vượn Cao Vít (Cao Bằng) - nơi được cho là môi trường sống cuối cùng của loài vượn này.

Theo FFI, đây là số lượng vượn Cao Vít lớn nhất được ghi nhận kể từ khi một quần thể loài này (gồm 26 con) được phát hiện năm 2002 tại khu vực rừng trên núi đá vôi của huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), tăng 17% so với cuộc điều tra “dân số” vượn Cao Vít (gồm 110 con) vào năm 2007.

Nhóm khảo sát loài vượn Cao Vít đánh dấu những phát hiện lên bản đồ
Nhóm khảo sát loài vượn Cao Vít đánh dấu những phát hiện lên bản đồ - (Ảnh: FFI)

Tích cực bảo vệ rừng, tiếp cận cộng đồng, phát triển sinh kế, giáo dục môi trường, phục hồi môi trường sống và nghiên cứu sinh thái là những biện pháp được FFI và ban quản lý khu bảo tồn vượn Cao Vít áp dụng khi triển khai dự án bảo tồn loài vượn này - hiện được xếp ở mức “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Tiến sĩ Ulrike Streicher, giám đốc thực hiện Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng FFI Việt Nam, cho biết: “Tất cả mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ loài vượn Cao Vít nên được khen ngợi về những nỗ lực không mệt mỏi của họ”.

Nói về kết quả mới điều tra “dân số” loài vượn Cao Vít, ông Nông Văn Tạo - giám đốc khu bảo tồn vượn Cao Vít - cho biết ông rất hài lòng với thành tựu chung đạt được của ban quản lý và FFI và bày tỏ hi vọng được tiếp tục hợp tác lâu dài với FFI.Vượn Cao Vít (tên khoa học Nomascus nasutus) - 1 trong 25 loài động vật linh trưởng hiếm nhất trên thế giới - đang gia tăng số lượng tại Việt Nam. Đây là thông tin vui vừa được các nhà khoa học thuộc Tổ chức Động thực vật quốc tế (FFI) công bố ngày 11/12.

“Dân số” vượn Cao Vít tại Việt Nam đang gia tăng
“Dân số” vượn Cao Vít tại Việt Nam đang gia tăng - (Ảnh: FFI)

Sau cuộc khảo sát 2 tuần (quan sát bằng mắt và lắng nghe âm thanh “hót” của vượn vào lúc bình minh tới giữa trưa), nhóm nghiên cứu FFI gồm 31 người - được dẫn đầu bởi hai nhà sinh vật học Nguyễn Thế Cường - điều phối viên điều tra “dân số” vượn của FFI và Brian Crudge - tham gia Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng của FFI - đã phát hiện tổng cộng 129 cá thể loài vượn Cao Vít quý hiếm tại khu bảo tồn vượn Cao Vít (Cao Bằng) - nơi được cho là môi trường sống cuối cùng của loài vượn này.

Theo FFI, đây là số lượng vượn Cao Vít lớn nhất được ghi nhận kể từ khi một quần thể loài này (gồm 26 con) được phát hiện năm 2002 tại khu vực rừng trên núi đá vôi của huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), tăng 17% so với cuộc điều tra “dân số” vượn Cao Vít (gồm 110 con) vào năm 2007.

Nhóm khảo sát loài vượn Cao Vít đánh dấu những phát hiện lên bản đồ
Nhóm khảo sát loài vượn Cao Vít đánh dấu những phát hiện lên bản đồ - (Ảnh: FFI)

Tích cực bảo vệ rừng, tiếp cận cộng đồng, phát triển sinh kế, giáo dục môi trường, phục hồi môi trường sống và nghiên cứu sinh thái là những biện pháp được FFI và ban quản lý khu bảo tồn vượn Cao Vít áp dụng khi triển khai dự án bảo tồn loài vượn này - hiện được xếp ở mức “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Tiến sĩ Ulrike Streicher, giám đốc thực hiện Chương trình bảo vệ động vật linh trưởng FFI Việt Nam, cho biết: “Tất cả mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ loài vượn Cao Vít nên được khen ngợi về những nỗ lực không mệt mỏi của họ”.

Nói về kết quả mới điều tra “dân số” loài vượn Cao Vít, ông Nông Văn Tạo - giám đốc khu bảo tồn vượn Cao Vít - cho biết ông rất hài lòng với thành tựu chung đạt được của ban quản lý và FFI và bày tỏ hi vọng được tiếp tục hợp tác lâu dài với FFI.
 
Top Bottom