Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

U

ulrichstern2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn! Để giúp các bạn nắm chắc kiến thức, thử sức với bài tập nâng cao phục vụ cho việc học tập trên lớp và những bạn muốn tham gia đội tuyển hóa. Mình sẽ lập topic hóa 8 – 9 mang tên:​

:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa:
[HÓA 8 – 9] PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ.

1. Quản lý Topic: Tạm thời là ulrichstern2000anhbez9 (Sau này bạn nào muốn tham gia, có thể đăng ký và làm bài test kiểm tra)
2. Đối tượng: Các bạn học sinh lớp 8, lớp 9. (Các anh chị lớp 10,11, 12 nếu có thể cùng tham gia để giúp đỡ các em) :khi (23):
3. Nội dung Topic: Đầu tiên sẽ ôn tập phần hóa vô cơ trước, sau đó sẽ là hóa hữu cơ:
Tóm tắt kiến thức cơ bản (Ngoài ra có bài tập liên quan đến kiến thức cơ bản theo từng phần) { mình sẽ đăng kiến thức vô cơ trước}
Giải bài tập theo chuyên đề
Tự kiểm tra kiến thức và khả năng giải nhanh bằng các bài tập trắc nghiệm.
Một số đề thi chọn học sinh giỏi (sẽ ghi rõ nguồn đề thi), bạn nào có đề/bài hay đăng lên để mọi người cùng giải (cùng học) + Một số đề thi chuyên hóa
- Mỗi ngày mình hoặc anhbez9 sẽ cùng đăng bài, số bài tùy thuộc vào dạng bài tập nhưng tối thiểu là ba bài
4.Thời gian: Tính từ lúc thành lập topic
:khi (4): :khi (4): :khi (4):
* Chú ý: Mọi người tham gia yêu cầu thực hiện đúng nội quy của box hóa.


(*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*)
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

PHẦN I: HÓA HỌC VÔ CƠ – TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Oxit
I. Định nghĩa: Là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CaO, SO2, CO2, Fe2O3
Công thức tổng quát: MxOy

II. Tên gọi
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Ví dụ: CaO: canxi oxit.
- Trong trường hợp kim loại có nhiều hóa trị thì:
Tên oxit = Tên nguyên tô (+hóa trị) + oxit
Ví dụ: Fe2O3: sắt (II) oxit
- Đối với phi kim nhiều hóa trị thì thường dùng tiền tố (tiếp đầu ngữ) để chỉ số nguyên tử mỗi nguyên tố trong oxit:
Tên oxit =… tên phi kim + …. oxit
Các tiếp đầu thường dùng:
một: mono; hai: đi; ba: tri; bốn: tetra; năm: penta
Ví dụ: N2O5: đinitơ pentaoxit

III. Phân loại:
a) Oxit axit: là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có nguyên tố oxi kết hợp với phi kim hoặc với các kim loại Cr, Mn… có hóa trị cao.
Ví dụ: SO3, P2O5, CrO3, Mn2O7…
b) Oxit bazơ: là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có nguyên tố oxi kết hợp với kim loại.
Ví dụ: CaO, K2O, FeO…
c) Oxit lưỡng tính: là oxit vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.
Ví dụ: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO2…
d) Oxit trung tính: là những oxit không tác dụng với kiềm hoặc axit để sinh ra muối.
Ví dụ: CO, NO, N2O…
IV: Tính chất hóa học
*Oxit bazơ:
a) Tác dụng với nước: một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ kiềm. (Na, Ba, Ca, Li, K)
VD: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Tác dụng với axit: bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước.
VD: FeO + 2HCl → FeCL2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit: oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo muối.
VD: CaO + CO2 → CaCO3
*Oxit axit:
a) Tác dụng với nước: đa số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
VD: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước.
VD: SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit bazơ: oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối (trung hòa)
VD: P2O5 + 3CaO → Ca3(PO4)2

* Lưu ý: Một số hợp chất của kim loại với oxi có tính chất khác hẳn với oxit thường: Na2O (natri peoxit), BaO2… khi tác dụng với oxit ngoài tạo muối, nước còn có oxi tự do.
Ví dụ: 2Na2O2 + 2H2SO4 → 2Na2SO4 + 2H2O + O2

V. Điếu chế oxit:
* Điều chế oxit kim loại:
a) Kim loại tác dụng với oxit đơn chất:
VD: 3Fe + 2O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3
b) Phân hủy muối:
VD: CaCO3 → (đk nhiệt độ) CaO + CO2
Mg(NO3)2 → (đk nhiệt độ) MgO + 2NO2 + (1/2)O2
c) Phân hủy bazơ không tan:
VD: 2Fe(OH)3 → (đk nhiệt độ) Fe2O3 + 3H2O
d) Oxi hóa các oxit có hóa trị thấp thành các oxit có hóa trị cao:
VD: 2FeO + (1/2) O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3
e) Dùng Al khử các oxit kim loại:
VD: Fe2O3 + 2Al → (đk nhiệt độ) Al2O3 + 2Fe
* Điều chế oxit phi kim:
a) Phi kim tác dụng với oxit đơn chất:
VD: C + O2 → (đk nhiệt độ) CO2
b) Phân hủy muối:
VD: CaCO3 → (đk nhiệt độ) CaO + CO2
Mg(NO3)2 → (đk nhiệt độ) MgO + 2NO2 + (1/2)O2
c) Phân hủy axit:
VD: 4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
d) Oxi hóa các oxit có hóa trị thấp thành các oxit có hóa trị cao:
VD: 2SO2 + O2 → (đk nhiệt độ) 2SO3
e) Cho muối phản ứng với axit:
VD: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + 2h2O
f) Cho kim loại phản ứng với HNO3, H2SO4 đậm đặc…
VD: Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

VI. Một số oxit quan trọng
1) Canxi oxit (CaO)
a) Lý tính: Là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ cao (2585 độ C), hút ẩm mạnh, tan trong nước.
b) Hóa tính: - Là một oxit bazơ:
• Tác dụng với H2O: CaO + H2O → Ca(OH)2
• Tác dụng với oxit axit:
CaO + CO2 → CaCO3
• Tác dụng với axit:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c) Điều chế: Nung đá vôi ở nhiệt độ cao (khoảng 900 độ C)
CaCO3 → (đk nhiệt độ) CaO + CO2
2) Lưu huỳnh đioxxit (SO2)
a) Lý tính: Khí sunfurơ là chất khi không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí 2,2 lần.
b) Hóa tính – Là một oxit axit:
• Tác dụng với nước:
SO2 + H2O → H2SO3
• Tác dụng với oxit bazơ:
SO2 + Na2O → Na2SO3
• Tác dụng với dung dịch bazơ:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 +H2O
- Ngoài ra, SO2 còn tác dụng được với:
So2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
SO2 + 2Mg → 2MgO + S
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
c) Điều chế:
- Trong phòng thí nghiệm:
• Cho muối sunfit tác dụng với axit:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
• Cho kim loại phản ứng với H2SO4 đặc:
Cu + H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Trong công nghiệp:
• Từ lưu huỳnh:
S + O2 → (đk nhiệt độ) SO2
• Từ quặng pirit sắc (FeS2)
4FeS2 + 11O2 → (đk nhiệt độ) 2Fe2O3 + 8SO2
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
U

ulrichstern2000

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) FexOy + HCl →
b) FexOy + O2 → (đk nhiệt độ)
c) FexOy + CO → (đk nhiệt độ) FeO + ….
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1994)

Bài 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a) FexOy + Al → (đk nhiệt độ) Al2O3 + Fe
b) Fe2O3 + CO → (đk nhiệt độ) Fe3O4 + CO2
c) FeS2 + O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3 + SO2
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1995)

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3
b) Cho K vào dung dịch FeSO4
c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.
d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996)
 
P

phuong_july

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) FexOy + HCl →
b) FexOy + O2 → (đk nhiệt độ)
c) FexOy + CO → (đk nhiệt độ) FeO + ….
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1994)
a. $Fe_xO_y+2yHCl \rightarrow xFeCl_{2y/x}+yH_2O$
b. Chịu.
c. Tìm được Fe hoá trị 2 rồi. =))
 
U

ulrichstern2000

2. Axit
I. Định nghĩa: Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
Ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4…
Công thức chung: HnA
Với n: hóa trị gốc axit
A: gốc axit

II. Phân loại và tên gọi:
* Theo thành phần:
- Axit không chứa oxi: HCl, HBr, H2S, HCN…
+ Tên gọi: Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric
VD: HCl: axit clohiđric
- Axit chứa oxi: HNO3, H2SO4, H2SO3, H2CO3…
+ Tên gọi: Tên axit = axit + tên phi kim
+ • ic (nhiều oxi)
• ơ (ít oxi)
VD: H2SO4: axit sunric; H2SO3: axit sunfurơ
* Theo độ mạnh yếu của oxit
- Axit mạnh: HNO3, HCl, H2SO4, HClO4,..
- Axit trung bình: H3PO4, H2SO3
- Axit yếu: H2S, H2Co3, H2PO4, HCN…
* Theo số nguyên tử liên kết với gốc axit:
- Đơn axit: HCl, HNO3, HCN,…
- Đa axit: H2S, H2SO4, H3PO4,…

III. Tính chất hóa học
1/ Tác dụng với chất chỉ thị màu: dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2/ Tác dụng với kim loại
- Axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí H2:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Riêng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng tác dụng với kim loại không giải phóng H2:
Cu + 2H2SO4 (đặc) → (đk nhiệt độ) CuSO4 + SO2 + 2H2O
3/ Tác dụng với bazơ: Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
* Phản ứng giữa axit với bazơ là phản ứng trung hòa.
4/ Tác dụng với oxit bazơ: axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O
5/ Tác dụng với muối: axit tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

IV. Điều chế axit
1/ tác dụng với oxit axit (anhiđric axit) với nước.
SO3 + H2O → H2SO4
2/ Tác dụng của muối với axit
2NaCl (khan) + H2SO4 (đặc) → (đk nhiệt độ) Na2SO4 + 2HCl
3/ Oxi hóa một số đơn chất
I2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HIO3 + 10HCl
Cl2 + H2O → HClO + HCl
4/ Tác dụng phi kim với H2
H2 + Cl2 → 2HCl
H2 + S → H2S

V. Một số Axit quan trọng.
a) Axit clohiđric (HCl)
* Lý tính:
- Khí hiđroclorua (HCl) tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric
- Dung dịch axit clohiđric (HCl) đậm đặng là dung dịch hiđroclorua có nồng độ ít nhất 37%.
* Hóa tính: Axit clohiđric có những đặc tính chung của axit
- Làm giấy quỳ tím hóa đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Fe, Zn…) tạo muối và giải phóng H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ và oxit baz tạo muối và nước.
HCl + KOH → KCl + h2O
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với muối để tạo thành muối mới + axit mới
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
* Điều chế:
- Trong phóng thí nghiệm: cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc:
NaCl + H2SO4 → (đk nhiệt độ) NaHSO4 +HCl
- Trong công nghiệp: cho H2 tác dụng trực tiếp với Cl2
H2 + Cl2 → 2HCl
(Hòa tan khí HCl vào nước được axit HCl)
b) Axit sunfuric (H2SO4)
* Lý tính:
- Chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp 2 lần nước, đậm đặc có nồng độ 98% ứng với khối lượng riêng 1,83 g/ml, không bay hơi ở nhiệt độ thường.
- Axit sunfuric tan nhiều trong nước, khi hòa tan tỏa nhiều nhiệt. Do vậy, kho pha loãng axit H2SO4 phải hết sức cẩn thận, rót từ từ axit vào nước và khuấy đều, tuyết đối không được làm ngược lại.
- Axit H2SO4 đặc hút nước rất mạnh nên được sử dụng trong bình hút ẩm để làm khô các chất khí.
* Hóa tính:
+ Axit sunfuric có tính chất hóa học chung của axit
- Làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng H2
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + h2
- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ tạo thành muối và nước.
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
- Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
+ Ngoài ra H2SO4 đặc, nóng tác dụng với kim loại không giải phóng khí h2
H2SO4 (đặc nóng+ Kim loại ---> muối (kim loại có hóa trị cao) + SO2 + H2O
Ví dụ: 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → (đk nhiệt độ) Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O
- Tác dụng được với (C, S, P…)
2H2SO4 (đặc) + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 (đặc) → SO2 + 2H2O
- Tác dụng với hợp chất HI, HBr, H2S
H2SO4(đặc) + H2S → SO2 + S + 2H2O
Lưu ý: Al, Fe, Cr, Mn, Be thụ động với H2SO4 đặc, nguội.
* Điều chế:
- Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc.
- Sản xuất lưu huỳnh đioxit (SO2). Đốt quản pirit sắt (FeS2) hoặc S thu được SO2
4FeS2 + 11O2 → (đk nhiệt độ) 2Fe2O3 + 8SO2
S + O2 → (đk nhiệt độ) SO2
- Sản xuất lưu huỳnh trioxit (SO3) bằng cách oxi hóa SO2 (xúc tác V2O5, nhiệt độ 250 độ C)
2SO2 + O2 → (xt + nhiệt độ) 2SO3
- Sản xuất axit sunfuric bằng cách cho SO3 tác dụng với nước:
SO3 + H2O → H2SO4
 
Y

yui_2000

Bài 2


Bài 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a) FexOy + Al → (đk nhiệt độ) Al2O3 + Fe
b) Fe2O3 + CO → (đk nhiệt độ) Fe3O4 + CO2
c) FeS2 + O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3 + SO2
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1995)


a) $3Fe_xO_y + 2yAl \overset{t^o}{\to} yAl_2O_3 + 3xFe$
b) $3Fe_2O_3 + CO \overset{t^o}{\to} 2Fe_3O_4 + CO_2$
c) $4FeS_2 + 11O_2 \overset{t^o}{\to} 2Fe_2O_3 + 8SO_2$
 
J

juncamoon

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) FexOy + HCl →
b) FexOy + O2 → (đk nhiệt độ)
c) FexOy + CO → (đk nhiệt độ) FeO + ….
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1994)

Giải bài 1:
a)FexOy + y HCl → x FeCl 2y/x + y H2O.
b)FexOy + (3x-2y) O2 → (đk nhiệt độ) 2x Fe2O3.
c)FexOy + (y-x) CO → (đk nhiệt độ) x FeO + (y-x) CO2. :)
 
J

juncamoon

Bài 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a) FexOy + Al → (đk nhiệt độ) Al2O3 + Fe
b) Fe2O3 + CO → (đk nhiệt độ) Fe3O4 + CO2
c) FeS2 + O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3 + SO2
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1995)


Giải bài 2:
a) 3FexOy + 2yAl → (đk nhiệt độ) yAl2O3 + 3xFe
b) 3Fe2O3 + CO → (đk nhiệt độ) 2Fe3O4 + CO2
c) 2FeS2 +5/2 O2 → (đk nhiệt độ) Fe2O3 + 4SO2
 
J

juncamoon

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3
b) Cho K vào dung dịch FeSO4
c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.
d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996)
[/SIZE][/FONT][/QUOTE]

Giải bài 3:
a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3

Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2
6NaOH + Al2(SO4)3 ---> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O.


b) Cho K vào dung dịch FeSO4

K + H2O ---> KOH + 1/2 H2
2KOH + FeSO4 ---> K2SO4 + Fe(OH)2


c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.

Fe3O4 + 4H2SO4 lg~ ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.


d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.

(6x-4y) Al + 3x Fe2O3 --> (3x-2y) Al2O3 + 6 FexOy///////

hoàn thành nhá các bạn! :)
 
J

juncamoon

Bài 3 :

a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3

Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2
6NaOH + Al2(SO4)3 ---> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O.


b) Cho K vào dung dịch FeSO4

K + H2O ---> KOH + 1/2 H2
2KOH + FeSO4 ---> K2SO4 + Fe(OH)2


c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.

Fe3O4 + 4H2SO4 lg~ ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.


d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.

(6x-4y) Al + 3x Fe2O3 --> (3x-2y) Al2O3 + 6 FexOy///////

hoàn thành nhá các bạn!
 
J

juncamoon

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3
b) Cho K vào dung dịch FeSO4
c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.
d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996)

Giải bài 3:
a) Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3

Na + H2O ---> NaOH + 1/2H2
6NaOH + Al2(SO4)3 ---> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O.


b) Cho K vào dung dịch FeSO4

K + H2O ---> KOH + 1/2 H2
2KOH + FeSO4 ---> K2SO4 + Fe(OH)2


c) Hòa tan Fe3O4 vào H2SO4 loãng.

Fe3O4 + 4H2SO4 lg~ ---> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.


d) Nung nóng nhôm với Fe2O3 tạo ra hỗn hợp gồm Al2O3 và FexOy.

(6x-4y) Al + 3x Fe2O3 --> (3x-2y) Al2O3 + 6 FexOy///////

hoàn thành nhá các bạn! :) |
 
U

ulrichstern2000

Còn bài 3 nữa. Mong mọi người tích cực ủng hộ topic để mình đăng bài mới
 
J

juncamoon

Bài 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
a) FexOy + HCl →
b) FexOy + O2 → (đk nhiệt độ)
c) FexOy + CO → (đk nhiệt độ) FeO + ….
(Trích đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1994)

Giải bài 1:
a)FexOy + y HCl → x FeCl 2y/x + y H2O.
b)FexOy + (3x-2y) O2 → (đk nhiệt độ) 2x Fe2O3.
c)FexOy + (y-x) CO → (đk nhiệt độ) x FeO + (y-x) CO2. :)


_____________________________


Sẽ là hạnh phúc nếu biết trân trọng những gì bạn đang có.
Sẽ là thành công nếu biết bước tiếp trên sự thất bại trước đó.
 
U

ulrichstern2000

3. BAZƠ

I. Định nghĩa: Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
Ví dụ: KOH, Ca(OH)2
Công thức chung: M(OH)n
Với M: kim loại; n: hóa trị của kim loại

II. Tên gọi và phân loại
1. Tên gọi
Tên bazơ = tên kim loại ) + (hóa trị với kim loại đa hóa trị) + hiđroxit
KOH: kali hiđroxit; Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit
2. Phân loại
a) Hiđroxit tan trong nước gọi là kiềm: KOH, NaOH, LiOH; Ca(OH)2 và Ba(OH)2 ít tan.
b) Hiđroxit không tan trong nước gọi là bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2,…
c) Hiđroxit lưỡng tính là những hiđroxit vừa có tính axit vừa có tính bazơ: Al(OH)3, Zn(OH)2…

III. Tính chất hóa học
1/ Tác dụng với chất chỉ màu: dung dịch bazơ làm:
- Quỳ tím hóa thành màu xanh
- Phennolphtalein không màu thành màu hồng.
2/ Tác dụng với oxit axit
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạp thành muối và nước.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
3/ Tác dụng với axit
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Phản ứng giữa dung dịch bazơ với dung dịch axit gọi là phản ứng trung hòa.
4/ Tác dụng với muối
Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối tạo ta muối mới và bazơ mới.
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
5/ Phân hủy bazơ không tan
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit kim loại và nước
Cu(OH)2 → CuO + H2O
6/ Dung dịch kiềm tác dụng với oxit và hiđroxit lưỡng tính rạo ra muối + nước.
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 3h2
2NaOH + ZnO → Na2ZnO2 + H2O
7/ Dung dịch kiềm tác dụng với các kim loại Al, Zn, Pb… tạo ra muối + H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3h2
8/ Dung dịch kiềm tác dụng với phi kim tạo ra muối + nước.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O

IV. Điều chế.
1. Cho kim loại kiềm, kiềm thổ (Li, K, Na, Ba, Ca) tác dụng với nước:
Ca + 2H2O → Ca(OH) + H2
2. Cho oxit kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước
CaO + H2O → Ca(OH)2
3. Cho dung dịch kiềm tác dụng với các dung dịch muối tương ứng
2NaOh + FeCl2 → Fe(OH2) + 2NaCl
4. Điện phân dung dịch muối của các axit không chứa oxi.
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

V. Một số bazơ quan trọng
a) Natri hiđroxit (NaOH)
* Lý tính:
- Là chất rắn màu trắng, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy, ăn mòn da.. (vì vậy NaOH có tên là xút ăn da)
* Hóa tính: Dung dịch NaOH có những tính chất hóa học chung của bazơ tan (kiềm)
- Làm giấy quỳ tìm đổi thành màu xanh hoặc phenolphthalein không màu thành màu hồng.
- Tác dụng với oxit axit → muối và nước.
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
- Tác dụng với axit → muối và nước.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + bazơ mới.
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl
* Điều chế:
- Điện phân dung dịch muối ăn (NaCl)
NaCl + H2O → (đp dd có màng ngăn) NaOH + (1/2)H2 + (1/2)Cl2
- Kim loại Na phản ứng với nước
Na + H2O → NaOH + (1/2)H2
b) Canxi hiđroxit (Ca(OH)2)
* Lý tính:
- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Canxi hiđroxit ở trạng thái phân tán nhỏ gọi là vôi tôi. Dung dịch bão hòa Ca(OH)2 trong nước gọi là nước vôi trong.
* Hóa tính: Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất hóa học chung của bazơ tan (kiềm)
- Làm giấy quỳ tím đổi thành màu xanh hoặc phenolphthalein không màu thành màu hồng.
- Tác dụng với oxit axit → muối và nước.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Tác dụng với axit → muối và nước
H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
- Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + bazơ mới
3Ca(OH)2 + 2FeCl3 → 2Fe(OH)3 + 3CaCl2
* Điều chế:
- Điện phân dung dịch CaCl2
CaCl2 + H2O → (đp dd có màng ngăn) Ca(OH)2 + H2 + Cl2
- Kim loại Ca phản ứng với nước:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + h2

VI. Độ pH của dung dịch
1/ Độ pH của dung dịch: Cho biết độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch.
2/ Thang pH:
1 7 14
I──────────────I───────────────I
pH = 7: Môi trường trung tính
pH <7 : Môi trường axit
pH > 7: Môi trường bazơ
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
U

ulrichstern2000

Bài 4: Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit sắt, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị các chất xúc tác cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO4, Fe(OH)3, NAHSO4
Bài 5: Một hỗn hợp khí gồm CO, CO2, SO2, SO3. Cần dùng các phản ứng hóa học nào để nhận ra từng chất khi có mặt trong hỗn hợp?
Bài 6: Có thể điều chế khí clo bằng các phản ứng sau được không? Nếu có viết phương trình phản ứng xảy ra:
a) MnO2 + HCl → ....
b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
c) KMnO4 + HCl → ...
d) KMnO4 + NaCl + H2SO4 → ...
 
P

phuong_july


Bài 6: Có thể điều chế khí clo bằng các phản ứng sau được không? Nếu có viết phương trình phản ứng xảy ra:
a) MnO2 + HCl → ....
b) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
c) KMnO4 + HCl → ...
d) KMnO4 + NaCl + H2SO4 → ...
a. $MnO_2+4HCl \rightarrow Cl_2+ 2H_2O+MnCl_2$
b. Cho tác dụng với nước nữa mới điều chế được khí clo.
c. $16HCl + 2KMnO_4 \rightarrow 5Cl_2+8H_2O+2KCl+2MnCl_2$
d. $2KMnO_4 +10NaCl+ 8H_2SO_4 \rightarrow 5Cl_2+8H_2O+2MnSO_4+5Na_2SO_4+K_2SO_4$
 
T

thupham22011998

Bài 5:

-Dùng d/d $Br_2$ dư --> $SO_2$

$SO_2+Br_2+2H_2O-->2HBr+H_2SO_4$

-Khử $CuO$ nung nóng -->$CO$

$CuO+CO-t^o->Cu+CO_2$

- Dùng d/d $BaCl2$ dư -->$SO_3$

$BaCl_2+SO_3+H_2O-->BaSO_4+2HCl$

-Dùng d/d $Ca(OH)_2$ dư -->$CO_2$

$CO_2+Ca(OH)_2-->CaCO_3+H_2O$
 
Top Bottom