Hóa 8 Chuyên đề tìm CTHH - BD HSG Hóa 8-9

A

anhbez9

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa:để chuẩn bị cho kỳ thi hsg hóa học lớp 9 (cấp trường-huyện-tỉnh-thành phố...),trong dịp hè này,mình sẽ thành lập 1 topic mang tên:
=:)=:)chuyên đề tìm cthh-bồi dưỡng hsg hóa học 8-9=:)=:)

Ban quản trị:
anhbez9ulrichstern2000
ĐỐI TƯỢNG: Các mem 8 lên 9 ,các anh chị đi trước cùng tham gia để giúp đỡ các em!!!!
NỘI DUNG TOPIC:
Do chủ đề mang tên bồi dưỡng hsg nên phần lý thuyết thì chắc chắn các bạn phải nắm vững.Do đó,mình sẽ đưa ra các bài tập luôn cho các bạn làm.Mỗi ngày mình sẽ post 4 bài tập ,đồng thời mem nào có bài tập về chủ đê này post lên để cùng làm luôn nha!!!!!:khi (4):
THỜI GIAN:Kể từ lúc lập topic.....
>:D<>:D<>:D<
CHÝ Ý:
+ĐỌC KỸ NỘI QUY BOX HÓA
+CẤM SAMP

#sửa lại tiêu đề do toàn chữ in hoa

@minnyvtpt02@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
A

anhbez9

mở màn câu dễ
Oxit của KL R ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% oxi,cũng oxit của KL đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% oxi.Hãy tìm nguyên tử khối của KL đó(Đ/S=55)
 
U

ulrichstern2000

Câu 2: Ngâm 1 lá kim loại nặng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thoát ra 336 ml khí (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Nguyên tố kim loại đã dùng là kim loại nào?

Câu 3: Hòa tan 174 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư.Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bở 500 ml dung dịch KOH 3M. Xác định kim loại kiềm?

Câu 4: Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn hóa học tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định tên hai kim loại.

Câu 5: Cho 16,2 gam kim loại M (hóa trị n không đổi) tác dụng với 0,15 mol O2. Hòa tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M.
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
W

whitetigerbaekho

Câu 1
khối lượng KL giảm là khối lượng KL phản ứng

$m_{KL.phan.ung}$= 0,84(g)

gọi hoá trị KL là n

ta có
$n_{H_2}$=0,015(mol)

Viết PT tổng quát lập được biểu thức $M_{KL}$=28n

nghiệm hợp lí n=2 và M=56.Vậy KL cần tìm là Fe
 
W

whitetigerbaekho

Câu 3
M2CO3 + H+ ===> CO2
a------------------------------a
M2SO3 + H+ ===> SO2
b-----------------------------b
hấp thụ tối thiểu thì tạo thành :
KHCO3 = a mol
KHSO3 = b mol
a + b = nKOH = 1,5 mol
==> M trung bình của 2 muối = 174/1,5 = 116
==> M M2CO3 < 116 < M M2SO3
==> 2M < 56 < 2M + 20
==> M < 28 < M + 10 ==> M là Na
 
U

ulrichstern2000

Bài 6: Hòa tan 16 gam oxit kim loại hóa trị III cần 300 ml dung dịch HCl 2M
a) Xác định công thức hóa học của oxit.
b) Tính khối lượng muối sau phản ứng

Bài 7: Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,389 gam chất kết tủa trắn và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng.
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
 
A

anhbez9

1)Để hòa tan hoàn toàn một oxit KL hóa trị 2 thì cần một lượng vừa dủ d d axit H2SO4 4,9%,thu dc một d d muối có nồng độ 5,87%.XĐ tên KL và công thức oxit(Mg)
2)
Hòa tan 2,8 g một KL hoá trị 2 bằng 1 hh gồm 80ml d d H2SO4 0,5M và 200ml d d HCl 0,2 M.Dung dịch thu dc có tính axit ,để trung hòa phải dùng 100ml dung dịch NaOH 0,2 M.XĐ KL phản ứng(Fe)
 
P

phuong_july

Bài 6: Hòa tan 16 gam oxit kim loại hóa trị III cần 300 ml dung dịch HCl 2M
a) Xác định công thức hóa học của oxit.
b) Tính khối lượng muối sau phản ứng
a.Gọi KL đó là R.
$n_{HCl}=0,6(mol)$
$R_2O_3+6HCl \rightarrow 2RCl_3+3H_2O$
$1////6//////2$
$0,1////0,6/////0,2$
$M_{R_2O_3}=\frac{m_{R_2O_3}}{n_{R_2O_3}}=160$
Từ đó tìm được $R$ là $Fe$.
b.
$m_{FeCl_3}=n_{FeCL_3}.M_{FeCl_3}=32,5(g)$
 
Y

yui_2000

Bài 6

Bài 6: Hòa tan 16 gam oxit kim loại hóa trị III cần 300 ml dung dịch HCl 2M
a) Xác định công thức hóa học của oxit.
b) Tính khối lượng muối sau phản ứng

Bài 7: Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,389 gam chất kết tủa trắn và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng.
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
a) Gọi R là kim loại hóa trị III.
$\to R_2O_3$ là CTHH oxit của kim loại đó.
$\begin{matrix}
R_2O_3 &+ &6HCl &\to &2RCl_3 &+ &3H_2 \\
0,1 &\leftarrow &0,6 & &0,2 & &
\end{matrix}$
$n_{HCl} = 0,6 \ (mol)$
$M_{R_2O_3} = \frac{16}{0,1} = 160 \ (g)$
$\Leftrightarrow$ 2R + 48 = 160
$\Rightarrow$ R = 56 (g) $\to$ R là Fe.
Vậy CTHH của oxit là: $Fe_2O_3$.
b) $m_{FeCl_3} = 32,5 \ (g)$
 
Y

yui_2000

Câu 1

1)Để hòa tan hoàn toàn một oxit KL hóa trị 2 thì cần một lượng vừa dủ d d axit H2SO4 4,9%,thu dc một d d muối có nồng độ 5,87%.XĐ tên KL và công thức oxit(Mg)
2)
Hòa tan 2,8 g một KL hoá trị 2 bằng 1 hh gồm 80ml d d H2SO4 0,5M và 200ml d d HCl 0,2 M.Dung dịch thu dc có tính axit ,để trung hòa phải dùng 100ml dung dịch NaOH 0,2 M.XĐ KL phản ứng(Fe)
Gọi M là kim loại hóa trị II.
$\to$ MO là CTHH của oxit đó.
Đặt x là $n_{MO}$.
$\begin{matrix}
MO &+ &H_2SO_4 &\to &MSO4 &+ &H_2O \\
x &\to &x & &x & &x
\end{matrix}$
$m_{MO}=x(M+16) \ (g)$
$m_{H_2SO_4}=98x \ (g) \to m_{dd \ H_2SO_4}=2000x \ (g)$
$m_{dd \ sau \ pứ}=m_{MO}+m_{dd \ H_2SO_4}$
$\Leftrightarrow m_{dd \ sau \ pứ} = x(M+2016)$
Theo đề bài cho, ta có:
$m_{MSO_4} = 5,87\%m_{dd \ sau \ pứ}$
$\Leftrightarrow x(M+16) = x(0,0587M + 118,3392)$
$\Rightarrow M \approx 24 \ (g)$
Vậy kim loại là Mg (Magie) và công thức oxit là MgO.
 
Y

yui_2000

Câu 2

1)Để hòa tan hoàn toàn một oxit KL hóa trị 2 thì cần một lượng vừa dủ d d axit H2SO4 4,9%,thu dc một d d muối có nồng độ 5,87%.XĐ tên KL và công thức oxit(Mg)
2)
Hòa tan 2,8 g một KL hoá trị 2 bằng 1 hh gồm 80ml d d H2SO4 0,5M và 200ml d d HCl 0,2 M.Dung dịch thu dc có tính axit ,để trung hòa phải dùng 100ml dung dịch NaOH 0,2 M.XĐ KL phản ứng(Fe)
Gọi M là kim loại hóa trị II.
a, b lần lượt là $n_{H_2SO_4 \ pứ}, n_{HCl \ pứ}$.
$\begin{matrix}
M &+ &H_2SO_4 &\to &MSO_4 &+ &H_2 \\
a &\leftarrow &a & & & & \\
M &+ &2HCl &\to &MCl_2 &+ &H_2 \\
\frac{b}{2} &\leftarrow &b & & & &
\end{matrix}$
Theo đề bài cho, dung dịch thu được có tính axit $\to$ axit dư.
Đặt a, b lần lượt là $n_{H_2SO_4 \ pứ}, n_{HCl \ pứ}$.
$n_{H_2SO_4} = 0,04 \ (mol) \to n_{H_2SO_4 \ dư} = 0,04 - a$
$n_{HCl} = 0,04 \ (mol) \to n_{HCl \ dư} = 0,04 - b$
$\begin{matrix}
H_2SO_4 &+ &2NaOH &\to &Na_2SO4 &+ &H_2O \\
(0,04 - a) &\to &2(0,04 - a) & & & & \\
HCl &+ &NaOH &\to &NaCl &+ &H_2O \\
(0,04 - b) &\to &(0,04 - b) & & & &
\end{matrix}$
$n_{NaOH} = 2(0,04 - a) + (0,04 - b)$
$\Leftrightarrow 0,02 = 0,12 - 2a - b$
$\Leftrightarrow 2a + b = 0,1$
$\Leftrightarrow a + \frac{b}{2} = 0,05$
$M = \frac{2,8}{0,05} = 56$
$\to$ M là Fe.
 
V

vuonghao159357

1 bài dễ này !!!!!!
Thả 1 viên bi sắt khối lượng 7 gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc p.ư thì thấy còn lại m (gam) sắt ko tan
a. Cho m gam sắt đó vào 122.5 g dd H2SO4 20% cho đến khi p.ư kết thúc thì nồng độ dd axit chỉ còn 15.2% (coi quá trình p.ư khối lượng dd thay đổi ko đáng kể) Tính nồng độ mol (Cm) của dd HCl trên.
b. Để m gam sắt trong ko khí ẩm sau 1 thời gian, cân lại thấy khối lượng tăng thêm 0.24g (Fe bị oxi hóa từ từ thì chuyển thành Fe2O3) tính % khối lượng sắt ko bị oxi hóa trong hỗn hợp sau.
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

a) nH2SO4 (ban đầu) = 0,25 (mol); nH2SO4 (sau phản ứng) = 0,19 (mol)
=> C(M) (HCl) (áp dụng công thức)
=> nH2SO4 (phản ứng) = 0,06 (mol)
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
=> nFe(phản ứng) = 0,06 (mol)
mFe = 3,36 (g)
b) 4Fe + 3O2 → (nhiệt độ) 2Fe2O3
n(O) = 0,015 (mol)
Theo bảo toàn nguyên tố => nFe2O3 = 0,01 (mol) => nFe = 0,02 (mol)
=> %Fe (không bị oxi hóa) xấp xỉ bằng 66,67 (%)
 
P

phuong_july


Bài 7: Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,389 gam chất kết tủa trắn và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng.
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
Không biết số liệu bài này nó có vấn đề gì không. Nhưng làm thấy số lẻ quá nên dừng luôn. :):)
 
U

ulrichstern2000

Không biết số liệu bài này nó có vấn đề gì không. Nhưng làm thấy số lẻ quá nên dừng luôn. :):)

Mình gõ nhầm 1 số, xin lỗi. bài đúng đây:
Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 1,398 gam chất kết tủa trắng và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
 
P

phuong_july

Mình gõ nhầm 1 số, xin lỗi. bài đúng đây:
Cho 160 gam dung dịch sắt sunfat 0,5% (chưa rõ hóa trị) tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 1,398 gam chất kết tủa trắng và 350 gam dung dịch C.
a) Xác định muối đã dùng
b) Tính nồng độ % của dung dịch thu được.
Gọi hoá trị của Fe là x.
$n_{Kết.tủa}=0,006(mol)$
$m_{Fe_2(SO_4)_x}=0,8(g)$
$Fe_2(SO_4)_x+ xBaCl_2 \rightarrow 2FeCl_x+xBaSO_4$
$1(mol)//// x(mol) ////// 2(mol)////// x(mol)$
$\frac{0,006}{x}(mol)///0,006(mol)/// \frac{0,012}{x}(mol) /// 0,006(mol)$
Ta có: $\frac{0,006(112+96x)}{x}=0,8$
\Rightarrow $x=3$
a. Muối dùng: $Fe_2(SO_4)_3$
b. $C$ % =0,19%
 
A

anhbez9

Hoà tan hoàn toàn 18,46g một muối sunfat của kim loại hoá trị I vào nước được 500ml dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 30,29g một muối sunfat kết tủa.
a. Tìm công thức hoá học muối đã dùng.
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A.
2)
Hoà tan hoàn toàn 4g hỗn hợp 2 kim loại A, B cùng có hoá trị II, và có tỉ lệ mol là 1:1 bằng dung dịch HCl thu được 2,24lít H2 (đktc). Hỏi A, B là các kim loại nào trong số các kim loại sau:
Mg, Ca, Ba, Zn, Fe, Ni? Cho Mg=24; Ca=40; Ba=137; Zn=65; Fe=56; Ni=58.
3)
Hoà tan hoàn toàn 2,8g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít H2 (đktc). Định công thức hoá học của kim loại ttrên.
ĐS: Fe
 
Top Bottom