Trao đổi và giải đáp các bài tập hay và khó trong khoá LTĐH thầy Ngọc

P

pp1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn,

Khoá thầy ngọc là 1 khoá hay nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh đang ôn luyện thi ĐH, tuy nhiên các bài tập trong khoá học chưa có hướng dẫn giải chi tiết, các bạn học chưa tương tác được với người học. Do vậy, mình lập ra topic này để chúng ta có thể trao đổi và cùng nhau giải đáp các thắc mắc có liên quan trong khóa luyện thi của thầy Ngọc để giúp đỡ các bạn một cách tốt nhất trong quá trình học tập. Mình sẽ đưa lên các bài tập để trao đổi và các bạn cũng có thể gửi các thắc mắc của mình lên để được giải đáp......

Chúc các bạn mạnh khỏe và học tốt!
Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
P

pp1994

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam FeS trong O2 dư, thu được khí ${SO}_{2}$. Trộn ${SO}_{2}$ với 1 lượng ${O}_{2}$ rồi nung hỗn hợp có xúc tác V2O5 được hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch nước Brom, thấy phan ứng hết với 0,08 mol ${Br}_{2}$ và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dung với dung dịch NaOH để trung hòa hết lượng axit trong Y cần O,8 mol NaOH. tính giá trị của a?
Câu 2: cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dung hết với dung dịch ${HNO}_{3}$ thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol ${NO}_{2}$. khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là bao nhiêu?
mình sẽ để bài ở dạng tự luận nhé.
 
P

p3nh0ctapy3u

Câu 2
ho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dung hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là bao nhiêu?
n (NO3-) =0,01. 3+0,04=0.07(mol)
~> Khối lượng muối tạo thành : m= 1.35+0,07.62=5,69 (g)
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com



$2FeS + 3,5O_2 ----> 2SO_2 + Fe_2O_3$
0,32--------------------------0,32
$SO_2 + 0,5O_2 ----> SO_3$
0,24------------------------0,24
$SO_2 + Br_2 + 2H_2O ----> 2HBr + H_2SO_4$
0,08mol--------------------------0,16----->0,08mol
$SO_3 + H_2O ---> H_2SO_4$
0,24---------------------0,24
$H^+ + OH^- ----> H_2O$
0,8mol

m=0,32.88= 28,16g
Đúng không anh pp


:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
Last edited by a moderator:
D

drwilliam

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a gam FeS trong O2 dư, thu được khí ${SO}_{2}$. Trộn ${SO}_{2}$ với 1 lượng ${O}_{2}$ rồi nung hỗn hợp có xúc tác V2O5 được hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch nước Brom, thấy phan ứng hết với 0,08 mol ${Br}_{2}$ và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dung với dung dịch NaOH để trung hòa hết lượng axit trong Y cần O,8 mol NaOH. tính giá trị của a?

[TEX]FeS + {O}_{2} \rightarrow {SO}_{2}[/TEX]

[TEX]{SO}_{2} + {O}_{2} \rightarrow {SO}_{3}[/TEX]

do hh khí sau pứ với nc [TEX]{Br}_{2}[/TEX] nên khí [TEX]{SO_{2}[/TEX] dư

[TEX]{SO}_{2} + {Br}_{2} + 2{H}_{2}O \rightarrow {H}_{2}{SO}_{4} + 2HBr[/TEX]
...........0.08........................0,08...........0,16
[TEX]{SO}_{3} + {H}_{2}O \rightarrow {H}_{2}{SO}_{4} [/TEX]
....[TEX]x[/TEX]............................[TEX]x[/TEX]

[TEX]{\Sigma }_{{n}_{{H}^{+}}} = 0,08 \times 2 + 0,16 + 2x[/TEX]
[TEX]{n}_{{OH}^{-}} = 0,8[/TEX]
=> x = 0,24
bảo toàn lưu huỳnh ta đc [TEX]Fes = 0,32[/TEX]
=> a = 0,32 x 88 = 28,16
;):D:)>-
 
P

pp1994

mọi người làm đúng hết rồi nhá.hehe.giờ tiếp tục nào
Câu 3: Hoà tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A ( không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí ( đktc) và 23,2 gam kết tủa. tìm M
Câu 4 Hòa tan hết m gam một kim loại M trong HNO3 loãng nóng thu được khí NO, còn khi hòa tan m gam M trong dung dịch HCl thu được khí H2 có cùng thể thích trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khối lượng muối clorua bang 52,48% khối lượng muối nitrat thu được. tìm kim loại M
 
P

phamthimai146

Câu 3: Hoà tan kim loại M vào HNO3 thu được dung dịch A ( không có khí thoát ra). Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được 2,24 lít khí ( đktc) và 23,2 gam kết tủa. tìm M

Gọi a là mol kim loại M, M + HNO3 không có khí ==> có muối NH4NO3 và M(NO3)n a mol
Mol NH4NO3 = mol khí NH3 = 0,1
Bảo toàn mol e: na = 8*0,1 = 0,8
M(NO3)n ----> M(OH)n
a------------------a
Phân tử lưỡng M(OH)n = M + 17n = 23,2/a = 29n ==> M = 12n ==> n =2 và M = 24 là Mg


Câu 4 Hòa tan hết m gam một kim loại M trong HNO3 loãng nóng thu được khí NO, còn khi hòa tan m gam M trong dung dịch HCl thu được khí H2 có cùng thể thích trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khối lượng muối clorua bang 52,48% khối lượng muối nitrat thu được. tìm kim loại M

Kim loại M 1 mol :
Khi tác dụng HCl ==> mol H2 = 0,5n và muối MCln = 1 mol
Khi tác dụng HNO3 cho NO = 0,5n mol và M(NO3)n = 1 mol
Nếu M có 1 mức oxy hóa n cho muối M(NO3)n = 1 mol
Bảo toàn mol e : n = 3*0,5n => loại

Nếu M là kim loại đa hóa trị và có mức oxy hóa cực đại là m cho muối M(NO3)m = 1 mol
Bảo toàn mol e : m = 3*0,5n = 1,5n ===> m : n = 3 : 2

Khối lượng muối MCl2 = 0,5248 khối lượng muối M(NO3)3 ==> M = 56 là Fe
 
P

pp1994

Gọi a là mol kim loại M, M + HNO3 không có khí ==> có muối NH4NO3 và M(NO3)n a mol
Mol NH4NO3 = mol khí NH3 = 0,1
Bảo toàn mol e: na = 8*0,1 = 0,8
M(NO3)n ----> M(OH)n
a------------------a
Phân tử lưỡng M(OH)n = M + 17n = 23,2/a = 29n ==> M = 12n ==> n =2 và M = 24 là Mg




Kim loại M 1 mol :
Khi tác dụng HCl ==> mol H2 = 0,5n và muối MCln = 1 mol
Khi tác dụng HNO3 cho NO = 0,5n mol và M(NO3)n = 1 mol
Nếu M có 1 mức oxy hóa n cho muối M(NO3)n = 1 mol
Bảo toàn mol e : n = 3*0,5n => loại

Nếu M là kim loại đa hóa trị và có mức oxy hóa cực đại là m cho muối M(NO3)m = 1 mol
Bảo toàn mol e : m = 3*0,5n = 1,5n ===> m : n = 3 : 2

Khối lượng muối MCl2 = 0,5248 khối lượng muối M(NO3)3 ==> M = 56 là Fe
bài của bạn làm đúng rồi nha.hehe.........................
 
P

pp1994

tiếp tục nhé
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu ( ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong day đồng đẳng tác dung với CuO ( dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y ( có tỉ khối hơi só với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dung AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng sinh ra 64,8 gam Ag. tìm m
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp gồm 2 chat X và Y đều thuộc dãu đồng đẳng của acid metacrylic tác dung với 300 ml dung dịch Na2CO3 0,5M. them tiếp vào đó dung dịch HCl 1M cho đến khi khí CO2 ngừng thoát ra thì thấy tiêu tốn hết 100 ml. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình I chưa dung dịch H2SO4 đặc. sau đó qua bình II chứa dung dịch NaOH đặc thì thấy độ tăng khối lượng của bình II nhiều hơn bình I là 20,5 gam. giá trị của m là bao nhiêu?
 
W

whitetigerbaekho

Câu 5
Hỗn hợp hơi gồm có 2 andehit no, đơn chức, mạch hở và nước
dùng đường chéo mol CnH2nO: mol H2O=27,5-18:14n-11,5=1:1
=>n=1,5=> hai andehit là HCHO và CH3CHO
tiếp tục dùng đường chéo số C trung bình
mol HCHO:mol CH3CHO=2-1,5:1,5-1=1:1
từ mol Ag=> mol HCHO=mol CH3CHO=0,1 mol
=>mol CH3OH=mol C2H5OH=0,1 mol
=> khối lượng hỗn hợp=0,1(32+46)=7,8 gam
 
W

whitetigerbaekho

Câu 6
dd của ax metacrylic --> CT chung C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n-2[/SUB]O[SUB]2[/SUB]

n[SUB]CnH2n-2O2[/SUB] = 2n[SUB]Na2CO3 pứ[/SUB] = 2*(0.3*0.5 - 1/2*0.1) = 0.2

C[SUB]n[/SUB]H[SUB]2n-2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] ---> nCO[SUB]2[/SUB] + (n-1)H[SUB]2[/SUB]O
0.2 ------------ 0.2n --- 0.2(n-1)

--> 0.2n*44 - 0.2(n - 1)*18 = 20.5 --> n = 3.25 --> m = 15.1g
 
K

kimoanhc1

đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu dược sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng 44:27.Công thức phân tử của X là
 
X

xuanthanh1908

Các thầy cô và các bạn giải hộ mình những bài này với
Untitled.png
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Các thầy cô và các bạn giải hộ mình những bài này với
Untitled.png

Câu 11:
Vì khi đốt tạo ra số mol cacbonic bằng số mol nước nên Y có dạng $C_xH_{2x}O_z$
Ta có:
$C_xH_{2x}O_z + \dfrac{3x-z}{2}O_2 \rightarrow xCO_2 + xH_2O$
1mol--------------------$ \dfrac{3x-z}{2}$

Theo đề: $ \dfrac{3x-z}{2}$ = 4
$\rightarrow$ $\begin{cases} x = 3 \\ z =1 \end{cases}$

Vậy là $C_3H_6O$

Bài 12:
Ta có tỉ lệ số mol : $n_{CO_2}$ : $n_{H_2O}$ = 1 : 1,5
$C_xH_yO_z + \dfrac{2x+0,5y-z}{2}O_2 \rightarrow xCO_2 + 0,5yH_2O$
1mol-----------------------------------x------------------------0,5y
-----------------------------------------1mol------------------1,5

---> $\dfrac{1}{x} = \dfrac{1,5}{0,5y}$ --> y = 3x
---> loại D, đơn chức loại luôn C và X có dạng $C_2H_6O_z$
Vì đơn chức nên chọn B ( Y: $C_2H_6O$)

Bài 13:
Gọi: $C_xH_yO_z$
Biến đổi tỉ lệ khố lượng về tỉ lệ số mol được $n_{CO_2} : n_{H_2O} = 1 : 0,5$
---> x = y
--> $C_xH_xO_z$
$C_xH_xO_z + \dfrac{2,5x-z}{2}O_2 \rightarrow xCO_2 + 0,5xH_2O$
1mol---------------------$\dfrac{2,5x-z}{2}$

Theo đề: $n_{O_2} = 10n_{A}$
$\dfrac{2,5x-z}{2}$ = 10
$\rightarrow$ $\begin{cases} x = 8 \\ z =0 \end{cases}$
A : $C_8H_8$
 
X

xuanthanh1908

Mọi người chỉ rõ là sản phẩm nào giúp e với. Đây là cộng H2 theo tỉ lệ 1:1 hay 1:2 vậy.
Hiđro hoá anđehit oxalic (OHC-CHO) thu được số sản phẩm hữu cơ tối đa là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
 
Top Bottom