Bài tập sinh 9

P

phungmykute_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 1. cho phân tử ADN
Mạch 1: .A.X.G.T.X.G.A.T.X.G.A.T.A.
Mạch 2 :.T.G.X.A.G.X.T.A.G.X.T.A.G
Hãy tổng hợp phần tử ARN từ mạch 2 của phần tử
CÂU 2. Nêu sự khác nhau về cấu tạo của ARN và ADN <kẻ 7 cột>
CÂU 3.
THẾ NÀO LÀ THỂ DỊ BỘI ? VIẾT SƠ ĐỒ CƠ CHẾ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH ĐAO
Chú ý tiêu đề!!
Đã sửa.
 
Last edited by a moderator:
L

lazy99

tl

CÂU 1. cho phân tử ADN
Mạch 1: .A.X.G.T.X.G.A.T.X.G.A.T.A.
Mạch 2 :.T.G.X.A.G.X.T.A.G.X.T.A.G
Hãy tổng hợp phần tử ARN từ mạch 2 của phần tử
CÂU 2. Nêu sự khác nhau về cấu tạo của ARN và ADN <kẻ 7 cột>
CÂU 3.
THẾ NÀO LÀ THỂ DỊ BỘI ? VIẾT SƠ ĐỒ CƠ CHẾ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH ĐAO
Câu 1: phần tử ARN từ mạch 2 của phần tửADN là .A.X.G.U.X.G.A.U.X.G.A.U.A.
Câu 2:
-Cấu tạo xoắn:
+ADN có cấu trúc 2 mạch song song
+ ARN có cấu trúc một mạch
- kích thước,kluong:
+ADN có kích thước lớn hơn
ARN kích thước,khối lượng nhỏ hơn nhiều so vs ADN
-nguyên liệu:
+ADN có timin (T)
+ARN có uraxin (U) là dẫn xuất của timin
- phân tử đường
+ADN có đường C5H10O4
+ARN có đường C5H10O5
-lien kết hoá trị:
+ADN: là liên kết được hình thành giữa phân tử C5H10O4 của nucleotit này vs phân tử H3PO4 của nu bên cạnh
+ARN:là liên kết được hình thành giữa phân tử C5H10Ọ4 của ribonucleotit này vs phân tử H3PO4 của ribonu bên cạnh
-liên kết H2:
+ADN do có 2 mạch song song nên có lket Hidro gữa các cặp nu bổ sing của 2 mạch đơn
+ARN vì có một mạch nên k có liên kết hidro
_Chức năng:
+mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử protein
+trực tiếp tham gia tổng hợp protein
Câu 3:
thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào có một hoặc một số cặp NST bị biến đỏi về số lượng..thường là những kiẻu hình koong bình thường
==cơ chế thì bạn tìm trong sách gk
 
N

nguyenau79

làm ơn giải thích dùm

Tại sao Menden lại chọn đối tượng đậu hàlan để nghiên cứu các qui luật di truyền?
 
H

hhtthanyeu

-Vì khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó nên thuận lợi cho Menden trong quá trình nghiên cứu các thế hệ lai F1, F2, F3 … từ một cặp bố mẹ ban đầu
- Dễ gieo trồng, dễ nghiên cứu.
- Các định luật nghiên cứu di truyền của Menden phát hiện được không chỉ áp dụng cho đậu hà lan mà còn ứng dụng cho nhiều loại sinh vật khác, mặc dù thường tiến hành trên đậu hà lan.
-
Để khái quát thành định luật Menden phải lặp lại các thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng khác nhau. Kết quả thu được đều cho thấy ổn định ở nhiều loài khác nhau. Menden mới dùng toán thống kê khái quát định luật.
 
N

nonedaremo

Tại sao Menden lại chọn đối tượng đậu hàlan để nghiên cứu các qui luật di truyền?
Vì :
- Đậu hà Lan là hoa lưỡng tính
- Tự thụ phấn nghiêm ngặt, không thoái hóa
- Thời gian sinh trưởng ngắn
- Có nhiều cặp tính trạng tương phản thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng
 
N

ngocson98ok

CÂU 1. cho phân tử ADN
Mạch 1: .A.X.G.T.X.G.A.T.X.G.A.T.A.
Mạch 2 :.T.G.X.A.G.X.T.A.G.X.T.A.G
Hãy tổng hợp phần tử ARN từ mạch 2 của phần tử
CÂU 2. Nêu sự khác nhau về cấu tạo của ARN và ADN <kẻ 7 cột>
CÂU 3.
THẾ NÀO LÀ THỂ DỊ BỘI ? VIẾT SƠ ĐỒ CƠ CHẾ PHÁT SINH THỂ DỊ BỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH ĐAO

1 ARN có đoạn mạch là: A.X.G.U.G.U.T.X.G.A.U.X@};-
2Giống nhau:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần mà quan trọng nhất là base nito.
- Các đơn phân đều được liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị (liên kết phosphodieste)
- Đều có cấu trúc xoắn
- Được đặc trưng bới số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các đơn phân
Khác nhau
- Về cấu trúc:
+ DNA:
* Đại phân tử, có khối lượng và kích thước rất lớn.
* Đơn phân được cấu tạo từ 4 loại nucleotid. Trong mỗi Nu có đường deoxiribose.
* Có bazo Timin
* Cấu trúc mạch kép nên có liên kết Hydro giữa các đơn phân theo từng cặp hai chuỗi xoắn theo chiều từ trái sang phải.
* Chuỗi polinuleotid được hình thành nhờ liên kết hóa trị giữa đường deoxyribose của nucleotid này với phân tử axit phosphoric của nucleotid kế tiếp
+ RNA:
* Cấu trúc đa phân có kích thước và khối lượng nhỏ.
* Đơn phân là các ribonucleotid. Trong mỗi ribonucleotid có đường ribozo
*Cấu trúc mạch đơn, không có liên kết hydro trong phân tử (trừ một số vùng có cấu trúc đặc biệt có liên kết hydro như cấu trúc kẹp tóc, hay trong cấu tạo của tRNA)
* Chuỗi poliribonuleotid được hình thành nhờ liên kết hóa trị giữa đường ribose của ribonucleotid này với phân tử axit phosphoric của ribonucleotid kế tiếp
3 Thể dị bội là cơ thế sinh dưỡng 1 hay 1 số NST thay đổi về số lượng
cơ chế hình thành bệnh đao là do 1 cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân .2 giao tử kết hợp vs 1 loại giao tử có 1 cặp NST là (n+1) và NST (n-1)
Sơ đồ lai:

P : 2n x 2n
G : n (n+1)(n-1)
F : 2n+1;2n-1
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom