Sinh [Sinh 7] Vui học sinh.

D

donald_duck

Cái này cũng không biết chắc lắm:
Động vật trong vườn thú khó sinh sôi nảy nở vì:
- Có động vật cần chỗ rộng rãi để giao phối
- Có động vật trong vườn thú lại không thể "biểu diễn" để quyến rũ bạn tình
- Có loài lại cần nơi yên tĩnh mà vườn thú lại quá ồn ào
 
P

pokemon_011

Để chống nước vào mắt
Vì sao chim bồ câu đứng trên dây điện có áp suất cao mà không bị giật còn con người động vào lại bị giật
 
M

miumiudangthuong

Điều này chẳng phải là chim có khả năng gì đặc biệt, bạn hãy để ý xem chúng đều đậu trên một dây điện. Lúc này cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được và cũng không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật.
 
D

depvazoi

Có lẽ dưới chân chim bồ câu có một lớp gì đó cách điện hoặc chúng có khả năng nhận biết chỗ nào an toàn để đứng.
 
L

lazygirl58

Lý do chim không bị giật làdo nó đậu cả hai chân trên cùng một dây điện. Điện cũng giống như nước, chảy từ chỗ có (nước/điện)tới chỗ không có (nước/điện). Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. Nói cách khác, mức độ thuận lợi để dòng điện “chảy” qua cơ thể của chim là kém hơn rất nhiều so với việc “chảy” qua sợi dây điện làm bằng hợp kim. Do vậy, điện sẽ khôngđi qua người chim và chim sẽ không bị giật.
Tại sao con ong đốt xong là nó lại chết?
 
P

pokemon_011

Lý do chim không bị giật làdo nó đậu cả hai chân trên cùng một dây điện. Điện cũng giống như nước, chảy từ chỗ có (nước/điện)tới chỗ không có (nước/điện). Khi cả hai chân của chim cùng đậu trên cùng một dây điện, điện trở của chim nhỏ lớn hơn điện trở của dây điện rất nhiều. Nói cách khác, mức độ thuận lợi để dòng điện “chảy” qua cơ thể của chim là kém hơn rất nhiều so với việc “chảy” qua sợi dây điện làm bằng hợp kim. Do vậy, điện sẽ khôngđi qua người chim và chim sẽ không bị giật.
Tại sao con ong đốt xong là nó lại chết?

Vũ khí duy nhất để ong có thể chống chọi được với kẻ thù của mình là nọc độc. Chỉ có ong cái là có nọc. Nọc của ong gắn liền với ruột của nó và khi ong đốt, nó cắm nọc vào đối tượng bị đốt. Nọc của ong có dạng hình móc và đương nhiên khi ong đốt xong cả nọc lẫn ruột của ong đều gắn với đối tượng bị đốt (~ong sẽ bị đứt ruột mà chết sau khi đốt.) Ong hy sinh để bảo vệ tổ và đồng loại của mình. Các con ong còn lại không biết đốt thì phải tự bảo vệ bằng cách … cắn.

Tại sao chó sói lại hú
 
L

lazygirl58

. Sói hú là để giữ liên lạc trong bầy, để nhắc nhở thông báo đây là lãnh thổ của chúng và cảnh báo các đàn khác không xâm phạm, để ăn mừng sau 1 cuộc săn thành công... Sóithường hú về đêm hơn vì nó thường săn mồi vào ban đêm, và khi đi săn cần phải có tiếng hú để liên lạc thông tin trong bầy.
Tại sao mỗi lần mình dẫm chết một con bọ xít nó rất hôi.Vậy tại sao lại có mùi hôi như vậy?
 
H

hpthao_99

Trong chất mà bọ xít phun ra có axit, mà axit thì gây bỏng rát, loại axit đó có đặc điểm là có mùi hôi. Tạo hóa ban cho con bọ xít có loại chất độc đó để tự vệ.
Tại sao con rắn có thể nuốt con mồi lớn to hơn cái đầu mình (ví dụ: con nhái) ???
 
K

kool_boy_98

Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, người ta bắt được con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ trong bụng. Con rắn chuông có thể nuốt chửng một con trăn to ngang ngửa, còn rắn lao có thể tọng vào miệng cả con chim lớn gấp 10 lần đầu nó... "Ăn tham chết nghẹn", vậy rắn có chết nghẹn không?

Không hề. Loài rắn có thể chén được những con mồi to xác hơn nó nhiều lần. Khả năng này nằm ở cấu tạo miệng của nó.

Miệng của người chỉ có thể mở to đến 30 độ, còn rắn thì đến... 130 độ. Nguyên do là đầu rắn và các xương hữu quan mở khép không giống như các động vật khác. Cằm rắn (tức hàm dưới) mở rất rộng xuống phía dưới, vì đầu rắn nối với mấy cái xương ở cằm, có thể cử động được, không giống với các động vật khác là gắn chặt với xương đầu, cố định không cử động. Hơn nữa, các xương của bộ hàm đều khớp động với nhau, không những xương hàm mà xương khẩu cái, xương cánh, xương ngang... đều nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, có thể mở rộng ra hai bên, vì vậy miệng rắn không những có thể mở ra thật to, mà còn mở được ra hai bên phải trái không bị hạn chế, do vậy rắn có thể nuốt những con mồi to hơn gấp nhiều lần miệng nó.

Dù cho kiểu miệng của rắn rất khéo, nhưng trước khi nuốt thức ăn, loài bò sát này còn phải đem con mồi đã bắt gia công một phen. Nó bóp bóp, nặn nặn thành sợi dài, khi nuốt nhờ răng hình móc câu giúp đưa thức ăn vào họng. Ngực rắn không có xương mỏ ác xuyên tới xương sườn, nên xương sườn có thể tự do cử động, vì vậy thức ăn từ hầu xuống họng, vào thẳng nơi da bụng có thể phình to, đồng thời rắn còn tiết ra rất nhiều nước bọt, thật chẳng khác gì cho thêm lượng lớn “dầu nhờn”.

[Sưu tầm]

Tiếp: Cá heo và các loài thú biển uống gì?
 
H

hpthao_99

Các loài có động vật có vú sống ở biển chủ yếu dựa vào lượng nước có trong thực phẩm chúng ăn, chứ không phải uống. Ví dụ thức ăn chủ yếu của cá heo là cá và các loài tôm. Một tỷ lệ rất lớn mô cơ thể của tôm và cá là nước.

Cá voi có răng thường ăn mực và cá lớn, trong khi cá voi sừng tấm nuốt một lượng lớn nước biển, và chắt lại thức ăn thông qua cấu tạo tấm sừng ở miệng, một bộ phận giống như cái lọc nước hữu hiệu.

Đối với cá thực sự, chúng hấp thụ nước thông qua bề mặt cơ thể. Mang và các lớp mô cho phép chuyển nước theo cách thẩm thấu. Vì nước biển có hàm lượng muối cao hơn hàm lượng muối trong cơ thể cá, nên lớp mô bán thấm này sẽ cho phép nước đi qua mà giữ phần lớn muối ở lại bên ngoài. Sau đó cá phải dự trữ lượng nước "ngọt" đã xử lý, vì vậy chúng thải rất ít nước tiểu, dùng rất ít nước cho quá trình dị hóa. [ sưu tầm]


Vì sao máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
 
K

kool_boy_98

Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.

[Sưu tầm]
 
H

hpthao_99

Vì sao voi dùng mũi hút nước mà không bị sặc ????
_____________________________________________________________________________
 
T

taitutungtien

Voi có một cái mũi dài thòng có thể thả xuống đến tận mặt đất. cái mũi của nó có thể thở, ngửi, hít, phun nước, cuốn đồ vật, giũ lá cây, đánh kẻ thù, hầu như việc gì nó cũng làm được cả.
Tuy khí quản và thực quản của voi thông với nhau, nhưng ở phía sau xoang mũi và ngay trước thực quản có một miếng sụn mềm.
Mỗi khi voi dùng mũi hút nước vào xoang mũi thì miếng sụn mềm này liền đóng kín khí quản lại, nước không thể xâm nhập được vào phổi, vì thế mà voi không bị sặc.
Còn khi voi phun nước thì miếng sụn mềm nở ra cùng lúc voi thở mạnh ra, thế là nước trong xoang mũi được tống ra ngoài, hình thành một vòi nước như vòi hoa sen
 
K

kool_boy_98

Voi có một cái mũi dài thòng có thể thả xuống đến tận mặt đất. cái mũi của nó có thể thở, ngửi, hít, phun nước, cuốn đồ vật, giũ lá cây, đánh kẻ thù, hầu như việc gì nó cũng làm được cả.
Tuy khí quản và thực quản của voi thông với nhau, nhưng ở phía sau xoang mũi và ngay trước thực quản có một miếng sụn mềm.
Mỗi khi voi dùng mũi hút nước vào xoang mũi thì miếng sụn mềm này liền đóng kín khí quản lại, nước không thể xâm nhập được vào phổi, vì thế mà voi không bị sặc.
Còn khi voi phun nước thì miếng sụn mềm nở ra cùng lúc voi thở mạnh ra, thế là nước trong xoang mũi được tống ra ngoài, hình thành một vòi nước như vòi hoa sen.

[Sưu tầm]

Tiếp: Tại sao chấy thích sống trên đầu người?

 
P

phamducanhday

vì có tóc kín ( đung không)
vì sao lưỡi chó dài hơn lưỡi người ........................................
 
Last edited by a moderator:
H

hpthao_99

Xét về mặt lý thuyết ta có hai nguyên nhân chính:
+ Nguyên nhân :bẩm sinh, cầu mắt dài( do hình ảnh hiện trước màng lưới nên mắt không thể nhìn thấy rõ được vật, phải điều tiết bằng cách di chuyên lại gần vật mới nhìn rõ được)
+ Nguyên nhân thứ hai là do: vi phạm khoảng cách học đường( từ 25--->30cm)
=> Cách khắc phục là đeo kính cận ( kính phân kì)
Các biện pháp phòng tránh cận thị ( có 4 cách chủ yếu):
+ Học tập, làm việc nơi có đủ ánh sáng.
+ Không đọc sách báo khi tàu xe đang chạy.
+ Không ngồi trước màn hình vi tính quá 2 giờ đờng hồ vì đòi hỏi sự tập trung cũng như điều tiết cao độ của mắt.
+ Giữ đúng khoảng cách học đường( từ 25--->30cm), thực hiện ba thẳng: đầu thẳng, lưng thẳng, chữ thẳng.
Còn trên thực tế có thể do nhiều nguyên tố khác tác động mà mắt ta yếu dần đi và không còn khỏe như lúc đầu, diếu quan trọng chúng ta cần giữ gìn và vệ sinh mắt thường xuyên.

Tại sao gà khi uống nước phải ngậm rồi ngửa cổ lên mới nuốt được, còn vịt hoặc ngan thì cứ uống ồng ộc ???
 
L

lazygirl58

. Do gà không có được cơ bắp phát triển như vịt, cho nên khi gà uống nước đành phải ngậm nước vàomồm trước đã, sau đó mớingẩng cao đầu để cho nước chảy vào đường thực quản.
Tại sao chó lại sợ nước?
 
Top Bottom