Sinh [Sinh 7] Vui học sinh.

S

saklovesyao

Ngủ 1 chân nhằm giữ nhiệt cho cơ thể ạ :"> Cái này em coi Olympia rồi =))

Câu hỏi tiếp theo: Kiến giao tiếp bằng cách nào? :D
 
T

thongtrum9a1

Bằng cách chập hai càng vào nhau để nhận biết cùng tổ
 
Last edited by a moderator:
T

thongtrum9a1

vì tai thỏ giống tai mẹ thỏ.hi.đùa thôi.vì thỏ là loài hiền lành nên dễ bị ăn thịt.nó không có khả năng chống lại nên chỉ biết chạy trốn.vì vậy pải có một đôi tai to để nge rõ tiếng động để mà tránh kẻ thù. like nha
 
D

diino_amikeco

- tại sao trên trái đất lại có động vật?:D
-vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đớ lạnh và hoang mạc?
-vì sao thú mỏ vịt đẻ trứng chứ không đẻ con mặc dù cùng thuộc lớp thú?
 
H

huy14112

Loài vật này(cầy mangut) có thể giết chết một con răn hổ mang chúa dài tới 3 mét nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác.

Bộ lông dày của nó giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Đặc biệt, trước khi chính thức tấn công, con cầy thường "mê hoặc" con rắn bằng cái nhìn chằm chằm và làm cho rắn trở nên bất động.

Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc nhưng cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn con rắn .
 
K

key_bimat

Vì sao 1 con giun đất sau khi đứt đoạn lại biến thành 2 con :D
__________________________________________________
 
0

0872

Do khi bị đứt thành nhiều đoạn, phần cơ thịt ở chỗ bị đứt ngay lập tức vừa co lại vừa hình thành các tế bào mới nối liền vết thương, không lâu sau sẽ biến thành 2 con giun đất
 
K

key_bimat

Vì sao CÁ CHIÊN TRUNG HOA được gọi là CÁ HÓA THẠCH SỐNG?
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

LWGrEz3.jpg

__________________
 
K

key_bimat

Vì sao kì nhông lại có thể thay đổi màu sắc ?
_______________________________________
 
C

chuatroi_2000

Sự thay đổi màu này cũng giúp kỳ nhông lẩn tránh được kẻ thù như rắn và chim. So với kẻ thù thì kỳ nhông di chuyển chậm, do đó nó cần những phương tiện đó để sống còn.

Giải thích rõ hơn :
Dưới lớp da đó là một lớp tế bào có đủ sắc tố vàng, đen, đỏ… Khi những tế bào này co lại hay nở ra thì màu đen trên da nó thay đổi tuỳ theo tế bào nào co, màu nào nở. Khi kỳ nhông ta nổi giận hoặc sợ quá, hệ thần kinh bèn gửi tín hiệu đến các tế bào màu kia. Người ta giận tím mặt thì kỳ nhông giận cũng xám lại, còn khi khoái trá thì đỏ hồng lên.
 
K

key_bimat

Vì sao có những loài cá ngậm trứng trong miệng của mình?
______________________________
 
H

huy14112

cá ngậm trứng trong miệng để sinh nở thường ở những loài mà trong tự nhiên trứng dễ bị kẻ thù ăn mất hoặt bị sóng gió cuốn đi. Tiêu biểu là loài cá rô phi.
 
K

key_bimat

Chuẩn rồi bạn :D

AI CÓ CÂU HỎI NÀO THÌ POST LÊN TOPIC NÀY NHÉ :x

Vì sao tổ tiên của CÁ VÀNG là CÁ DIẾC ???
 
B

buombinh8234

Trước kia chưa có cá vàng. Con người đã lai tạo bằng phương pháp nhân tạo hóa học để cho ra cá vàng từ đó người ta gọi cá diếc là tổ tiên của cá vàng
 
Last edited by a moderator:
H

honghiaduong

goldfishcommon.JPG


Mô tả: cá vàng thường (common goldfish) dài gần bằng cá chép (đến 50 cm). Độ rộng thân xấp xỉ từ 1/4 đến 3/8 chiều dài thân. Đuôi ngắn, bằng khoảng 1/4 chiều dài thân với các thùy tròn và hơi nhô. Vây lưng bằng khoảng 3/8 độ rộng thân. Vây ngực và vây bụng phải ngắn và tròn. Vây hậu môn chỉ có một thùy và phải có hình dạng tương ứng với vây ngực và vây bụng. Cá vàng thường có vảy ánh kim với các màu cam tươi và hoa văn đỏ -trắng.

Một số tài liệu ghi nguồn gốc của các vàng là loài cá diếc (Crucian carp - Carassius carassius), tuy nhiên thông tin này không chính xác. Cá vàng thường (Carassius auratus auratus) hay còn gọi là "cá vàng" thực ra bắt nguồn từ loài cá diếc hoang – cá diếc Ba Tư (Prussian carp - Carassius gibelio). Chúng có chung tổ tiên với loài cá chép hay koi Cyprinus carpio. Cá diếc hoang có tông màu từ ô-liu tới xám nhạt, kích thước tối đa 50 cm, vây có kích thước trung bình và không có râu. Qua quá trình lai tạo tự nhiên, loài cá diếc hoang dần dần biến đổi và trở thành cá vàng.

Những con cá vàng đầu tiên có lẽ có màu sắc và kích thước tương tự như cá diếc hoang với đôi chút khác biệt, thân hình chúng thuôn hơn và vây ngắn hơn.

Cá vàng bắt nguồn từ Trung Hoa và hiện diện trong các ao hồ tự nhiên ở khắp mọi nơi. Khi các ao hồ nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều ở nông thôn, thì có nhiều người lai tạo cá vàng để nuôi làm cảnh. Ở Nhật, cá vàng chỉ được nuôi trong các nhà quyền quý bởi vì chúng quá quý hiếm đối với thường dân. Trên thực tế, cá vàng lưu hành trong tầng lớp samurai qua nhiều năm và hiếm khi xuất hiện nơi công cộng. Nguồn gốc của cá vàng đối với mọi người vốn là loài cá cảnh, trái ngược hẳn với nguồn gốc của Nishikigoi vốn được nuôi để lấy thịt trong các ruộng lúa ở miền bắc Nhật Bản.

Qua hàng loạt đột biến, cá vàng bắt đầu xuất hiện màu đỏ trên thân và màu đỏ được tuyển lựa theo xu hướng ngày càng đỏ hơn. Thậm chí, màu đỏ lan ra toàn thân và tạo ra con cá toàn đỏ. Những con cá vàng đỏ đầu tiên ở Nhật Bản được gọi là Hibuna.

Cá vàng thường được xếp vào loại đuôi đơn, có vây lưng. Cá có hình dáng thủy lôi, dài từ 30 đến 50 cm nếu nuôi trong ao và từ 15 đến 25 cm nếu nuôi trong hồ cảnh.

Hình dáng của cá, một mặt giống như cá diếc, nhưng thân không rộng như cá diếc, và do đó, trông thuôn hơn nếu nhìn từ mặt bên. Phần thân cá vàng phía trước vây lưng, thường được gọi là “vai”, không dày như ở cá koi. Khi nhìn từ phía trên, hình dạng cá vàng có tính khí động lực học với phần đầu và hai bên tương tự như quả thủy lôi. Cá vàng có một thùy vây hậu môn. Hình dạng bề ngoài cùng với các vây ngắn cho phép cá vàng bơi lội mạnh mẽ và dễ dàng đào thoát.

Cá vàng, dù mọi người thường nghĩ là màu đỏ, lại có nhiều màu gồm cam, vàng, trắng, xanh lá cây nhạt, vàng-nâu và đen. Vảy ở cá vàng thường là loại ánh kim. Đôi khi, mọi người thường cho rằng vảy bán kim và phi kim là cá vàng thông thường nhưng chúng nên được xếp vào loại cá vàng shubunkin. Người ta cũng thường nhầm lẫn cá vàng thông thường với cá vàng sao chổi, nhưng quan sát kỹ lưỡng sẽ phân biệt được sự khác nhau giữa hai dòng cá. Cá vàng sao chổi có thân dài hơn, không dày như cá vàng thường, và cá vàng sao chổi có các vây rất dài, đặc biệt là đuôi.

Mặc dù cá vàng thường tương đối đơn giản so với các dòng cá vàng khác, việc đánh giá chúng cũng cực kỳ khắt khe, tương đương với việc đánh giá một con cá koi đơn sắc. Tiêu chuẩn số một để đánh giá cá vàng là hình dạng tổng thể hay “tổng quan” về chúng. Cá không nên bị dị dạng hay bệnh tật và nên bơi ngay thẳng. Vảy nên đều và không bị tróc. Bởi vì vảy là loại ánh kim, độ sáng của cá rất quan trọng, và màu sắc là bổ sung đáng kể và nên thật đều toàn thân. Các vây nên đều đặn với chiều dài đuôi bằng 3/8 chiều dài thân. Vây lưng nên trương thẳng và khoảng từ 1/4 đến 3/8 độ rộng thân. Vây ngực và vây bụng nên đủ và đều.

Bởi vì cá vàng thường rất đơn giản, chúng thường không chiếm được giải cao trong các cuộc triển lãm như những con cá vàng đuôi đơn khác. Đôi khi, những con cá vàng shubunkin và sao chổi cực đẹp đoạt giải tại các cuộc triển lãm nhưng cá vàng thường hiếm khi đoạt được những giải quan trọng. Mặc dù khó có thể đoạt giải cao nhưng một con cá vàng thường to lớn trông rất ấn tượng và một hồ đầy cá vàng trông cũng rất đẹp.

goldfishcommon01.JPG


_____________

logodiendan.png
 
B

boboiboydiatran

ai có thể cho tôi biết vì sao có một số con thạch sùng lại không có đuôi
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom