[Hóa học]Ôn luyện hóa hữu cơ

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 204
  • Views 233,461

Status
Không mở trả lời sau này.
N

namnguyen_94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mloa_loa::Mloa_loa:HÓA HỮU CƠ:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa:
Để gấp rút cho kì 2 kì thi quan trọng sắp tới là : thi tốt nghiệp ( có môn hóa:D:D ) và kì thi quan trọng hơn cả là ĐẠI HỌC
Mình xin lập pix này để mọi người cùng trao đổi kiến thức hữu cơ.
Mình mong nơi này sẽ là nơi chia sẻ những kiến thức,những bài tập hóa hữu cơ hay,những dạng bài tập mới lạ chưa từng thi:D:D:khi (188)::khi (188):
Cảm ơn mọi người đã tham gia:khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4):
 
N

namnguyen_94

Mình mở đầu 1 số bài tập nha:D:D:D:D


Câu 1: Hòa tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat B. natri phenolat, axit clohiđric, phenol
C. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin D. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua

Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là:
A. anđehit propionic B. anđehit butiric C. anđehit axetic D. anđehit acrylic

Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau
(e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định
(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 4: Chia hỗn hợp gồm hai đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:
A. 30% và 30% B. 25% và 35% C. 40% và 20% D. 20% và 40%

Câu 5: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
 
D

drthanhnam

Ngon quá, có chỗ mới để chơi rồi :D thansk namnguyen_94
Câu 1: Hòa tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat B. natri phenolat, axit clohiđric, phenol
C. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin D. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua

Đáp án B thì phải :D
Vì có thể loại ngay A và D do X không thể là phenol hoặc anilin
Câu C thì phenylamoniclorua không td với HCl
Câu 2: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,89 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là:
A. anđehit propionic B. anđehit butiric C. anđehit axetic D. anđehit acrylic

nAg=0,17 mol
E td HCl--> 0,035 mol khí CO2=> Y phải là HCHO
Vì HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O --> (NH4)2CO3 +4Ag + 4NH4NO3
Và nHCHO=nCO2=0,035
=> nZ=(0,17-0,035.4)/2=0,015
=> MZ=(1,89-0,035.30)/0,015=56=> C2H3CHO
Đáp án D

Câu 4: Chia hỗn hợp gồm hai đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:
A. 30% và 30% B. 25% và 35% C. 40% và 20% D. 20% và 40%

nCO2=0,25 < nH2O=0,35
=> no, không có nối đôi và n(hh)=0,35-0,25=0,1=> số C trung bình là 2,5=> C2 và C3 với số mol bằng nhau
Đun nóng với H2SO4 ở 140oC--> 3 ete=> ancol=> C2H5OH và C3H7OH
2C2H5OH--> (C2H5)2O+H2O
2C3H7OH--->(C3H7)2O+H2O
C2H5OH+C3H7OH--> C2H5OC3H7+H2O
nhh ete=0,015 => 2(ancol pu)=0,03
và 46x+60y=1,25+0,015.18=> nC2H5OH(pu)=0,02 và n(C3H7OH)=0,01
Vậy hiệu suất lần lượt là: 0,02/0,05=40% và 0,01/0,05=20%
Đáp án C
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Mình cũng post mấy câu chơi :D
Câu 1: Hidro hoá hoàn toàn chất hữu cơ X thu được chất hữu cơ Y có CT C3H8O, Y td được với Na, X không td Na nhưng có phản ứng tráng bạc. CHo biết có bao nhiêu công thức cấu tạo thoã mãn X?
A.2 B.1 C.3 D.4
Câu 2. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo, mantozo đều có khả năng tham gia phản ứng:
A. Thuỷ phân trong mt H+
B.tráng gương
C. Cu(OH)2/OH-, nhiệt độ thường
D.este hoá với axit cácboxylic
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn a mol chất X chưá C, H, O có mạch C không phân nhánh thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết c=b-a. Cho 7,92 gam X td NaHCO3 dư thu 2,688 lit CO2 (dktc). Tên của X là:
A.Axit addipic B. Axit glutaric C. Axit acrylic D.Axit butan-1,4-dioic
 
L

lehuong611

Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(c) Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau
(e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định
(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Đáp án B

Câu 5: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
[/QUOTE]

T nghĩ
câu 3 : C ( gồm b , c)
phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm
Câu 5: A ( capron , nilon 6-6 )
 
N

namnguyen_94

Mình post tiếp nha:D


6. Cho 2 phản ứng:
(1) 2CH3COOH + Na2CO3  2CH3COONa + H2O + CO2
(2) C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3
Hai phả ứng trên chứng tỏ lực axit theo thứ tự CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, HCO3 là
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm.

7. Sắp xếp các chất sau theo thứ tự lực axit giảm dần: etanol (X), phenol (Y), axit benzoic (Z), p-nitrobenzoic (T), axit axetic (P)
A. X > Y > Z > T > P. B. X > Y > P > Z > T.
C. T > Z > P > Y > X. D. T > P > Z > Y > X.

8. Để trung hoà 20 ml dung dịch một axit đơn chức cần 30 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 1,44 gam muối khan. Công thức của axit là
A. C2H4COOH. B. C2H5COOH.
C. C2H3COOH. D. CH3COOH

9. CH3COOH điện li theo cân bằng sau:
CH3COOH --> CH3COO(-) + H+
Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào?
A. Thêm vài giọt dung dịch HCl.
B. Thêm vài giọt dung dịch NaOH.
C. Thêm vài giọt dung dịch CH3COONa.
D. Cả A và B.

10. Nilon-6 là tên gọi của polipeptit mà
A. trong phân tử có 6 nguyên tử cacbon.
B. trong một mắt xích có 6 nguyên tử cacbon.
C. tổng số nguyên tử trong một mắt xích là 6.
D. phân tử có 6 mắt xích liên kết với nhau.
 
D

drthanhnam

6. Cho 2 phản ứng:
(1) 2CH3COOH + Na2CO3  2CH3COONa + H2O + CO2
(2) C6H5ONa + CO2 + H2O  C6H5OH + NaHCO3
Hai phả ứng trên chứng tỏ lực axit theo thứ tự CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, HCO3 là
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm.


7. Sắp xếp các chất sau theo thứ tự lực axit giảm dần: etanol (X), phenol (Y), axit benzoic (Z), p-nitrobenzoic (T), axit axetic (P)
A. X > Y > Z > T > P. B. X > Y > P > Z > T.
C. T > Z > P > Y > X. D. T > P > Z > Y > X.
Nhóm nitro, nhóm benyl là nhóm hút e làm tăng tính axit
8. Để trung hoà 20 ml dung dịch một axit đơn chức cần 30 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 1,44 gam muối khan. Công thức của axit là
A. C2H4COOH. B. C2H5COOH.
C. C2H3COOH. D. CH3COOH

nNaOH=0,015 mol
=>M(muối)=1,44/0,015=96=>C2H5COONa=> C2H5COOH
9. CH3COOH điện li theo cân bằng sau:
CH3COOH --> CH3COO(-) + H+
Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào?
A. Thêm vài giọt dung dịch HCl.
B. Thêm vài giọt dung dịch NaOH.
C. Thêm vài giọt dung dịch CH3COONa.
D. Cả A và B.

khi giảm nồng độ thì độ điện li tăng
10. Nilon-6 là tên gọi của polipeptit mà
A. trong phân tử có 6 nguyên tử cacbon.
B. trong một mắt xích có 6 nguyên tử cacbon.
C. tổng số nguyên tử trong một mắt xích là 6.
D. phân tử có 6 mắt xích liên kết với nhau.

Công thức của nilon-6 là:
(HN-(CH2)5-CO)n
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Tiếp nha các bạn:D:D


Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđêhit X được nCO2 - nH2O = nX. Cho 11,52 gam X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 69,12 gam Ag. Công thức của X là:
A. CH2(CHO)2 . B. CH2=CH-CHO. C. CH3CHO. D. HCHO.

Câu 7: Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít rượu 600.Giá trị của m là: (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml hiệu suất chung của cả quá trình là 90%)
A. 375,65kg B. 338,09kg C. 676,2kg. D. 93,91kg

Câu 8: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H¬8O2. Cho X tác dụng với dung dịch Br2 thu được chất hữu cơ Y có công thức là C5H8O2Br2. Đun nóng Y trong NaOH dư thu được glixerol, NaBr và muối cacboxylat của axit Z. Vậy công thức cấu tạo của X là :
A. HCOOCH(CH3)-CH=CH2 B. CH3-COOCH=CH-CH3
C. CH2=CH-COOCH2CH3 D. CH3COOCH2-CH=CH2

Câu 9: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl clorua. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng(dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6

Câu 10: Một α- aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α- aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là:
A. tetrapeptit B. đipeptit C. tripeptit D. pentapeptit
 
D

drthanhnam

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđêhit X được nCO2 - nH2O = nX. Cho 11,52 gam X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 69,12 gam Ag. Công thức của X là:
A. CH2(CHO)2 . B. CH2=CH-CHO. C. CH3CHO. D. HCHO.

loại ngay đáp án C, D vì nCO2-nH2O=nX
nAg=0,64
Dễ thấy đáp án A thoã mãn
Câu 7: Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít rượu 600.Giá trị của m là: (biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8g/ml hiệu suất chung của cả quá trình là 90%)
A. 375,65kg B. 338,09kg C. 676,2kg. D. 93,91kg

C6H10O5--> 2C2H5OH
Dễ tính được đáp số bằng 375,65 kg
Đáp án A
 
D

ducthang9494

namnguyen ơi
giải thích cho mình chỗ này với
Bài 2: Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là
A. propan-1-ol và butan-1-ol. B. etanol và propan-1-ol.
C. pentan-1-ol và butan-1-ol. D. metanol và etanol
=> 0.16 < 0.5x + 0.4y < 0.2
n ete = 1/2 nancol pứ = 0.25x + 0.2y
=> 0.08 < 0.25x + 0.2y < 0.1
=> 77.04 < M(ete) < 96.3
 
D

drthanhnam

Không ai làm tiếp à, vậy mình đành làm hết vậy :D
Câu 8: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H¬8O2. Cho X tác dụng với dung dịch Br2 thu được chất hữu cơ Y có công thức là C5H8O2Br2. Đun nóng Y trong NaOH dư thu được glixerol, NaBr và muối cacboxylat của axit Z. Vậy công thức cấu tạo của X là :
A. HCOOCH(CH3)-CH=CH2 B. CH3-COOCH=CH-CH3
C. CH2=CH-COOCH2CH3 D. CH3COOCH2-CH=CH2


Câu 9: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl clorua. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng(dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6


Câu 10: Một α- aminoaxit có công thức phân tử là C2H5NO2, khi đốt cháy 0,1 mol oligopeptit X tạo nên từ α- aminoaxit đó thì thu được 12,6 gam nước.Vậy X là:
A. tetrapeptit B. đipeptit C. tripeptit D. pentapeptit

nH2O=0,7 mol
=> số H của peptit là 14
Mà 14=5.n-2(n-1) <=> 3n=12 <=> n=4
Vậy X là tetrapeptit
 
N

namnguyen_94

..

namnguyen ơi
giải thích cho mình chỗ này với
Bài 2: Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp đun nóng với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hoá có 50% lượng ancol có khối lượng phân tử nhỏ và 40% lượng ancol có khối lượng phân tử lớn. Tên gọi của 2 ancol trong X là
A. propan-1-ol và butan-1-ol. B. etanol và propan-1-ol.
C. pentan-1-ol và butan-1-ol. D. metanol và etanol
=> 0.16 < 0.5x + 0.4y < 0.2
n ete = 1/2 nancol pứ = 0.25x + 0.2y
=> 0.08 < 0.25x + 0.2y < 0.1
=> 77.04 < M(ete) < 96.3

Gọi số mol của ancol có PTK nhỏ là a mol ; ancol có PTK lớn là b mol
--> a + b = 0,4
ta có: tổng số mol 2 ancol tham gia ete là : 0,5.a + 0,4.b
Giả sử a = 0,4 mol --> 0,5.a = 0,2 mol
Giả sử b = 0,4 mol --> 0,4.a = 0,16 mol
--> ta luôn có : 0,16 < 0,5.a + 0,4.b < 0,2 (*)
[TEX]2 R-OH --> R-O-R + H_2O[/TEX]
--> n(ete) = 1/2 n(ancol) = [TEX]\frac{0,5.a}{2} + \frac{0,4.b}{2} = 0,25.a + 0,2.b[/TEX]
thay vào (*) --> 0,08 < 0,25.a + 0,2.b < 0,1
Ta có : m(ete) = 7,704 gam --> M(tb 2 ete) = [TEX]\frac{m}{n(ete}[/TEX]
Chia đổi ngược dấu --> 96,3 > M(tb 2 ete) > 77,04
==> 2 ancol
 
N

namnguyen_94

Một số bài hay nè mọi người:D:D


Câu 11: Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 17,08g X cho phản ứng hết với 200ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1), trong phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ. Khối lượng của phần rắn là:
A. 16,16g B. 28,7g C. 16,6g D. 11,8g

Câu 12: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20.

Câu 13: Cho các polime sau: PE (1), PVC (2), cao su buna (3), poli isopren (4), amilozơ (5), amilopectin (6), xenlulozơ (7), cao su lưu hoá (8), nhựa rezit (9). Các polime có cấu trúc không phân nhánh là
A. 1,2,3,4,6,7. B. 1,3,4,5,8. C. 1,2,4,6,8. D. 1,2,3,4,5,7.

Câu 14: Oxi hoá không hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp gồm ancol etylic và một ancol đơn chức X bằng CuO nung nóng(H=100%), thu được hỗn hợp chất hữu cơ Y. Cho hỗn hợp Y phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được 51,84 gam bạc. Tên gọi của X là
A. propan-2-ol .........B. 2-metylpropan-2-ol ...C. propan-1-ol .........D. Metanol

Câu 15: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là:
A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3 B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3 D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3
 
S

so_0

Câu 13: Cho các polime sau: PE (1), PVC (2), cao su buna (3), poli isopren (4), amilozơ (5), amilopectin (6), xenlulozơ (7), cao su lưu hoá (8), nhựa rezit (9). Các polime có cấu trúc không phân nhánh là
A. 1,2,3,4,6,7. B. 1,3,4,5,8. C. 1,2,4,6,8. D. 1,2,3,4,5,7.

Câu 14: Oxi hoá không hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp gồm ancol etylic và một ancol đơn chức X bằng CuO nung nóng(H=100%), thu được hỗn hợp chất hữu cơ Y. Cho hỗn hợp Y phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được 51,84 gam bạc. Tên gọi của X là
A. propan-2-ol .........B. 2-metylpropan-2-ol ...C. propan-1-ol .........D. Metanol
ta có:[TEX] n_{Ag}=0,48>2.n_{hh}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow andehit fomic \Rightarrow metanol[/TEX]

Câu 15: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là:
A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3 B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3 D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3
 
S

so_0

Câu 11: Một muối X có công thức C3H10O3N2. Lấy 17,08g X cho phản ứng hết với 200ml dung dịch KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1), trong phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ. Khối lượng của phần rắn là:
A. 16,16g B. 28,7g C. 16,6g D. 11,8g
[TEX]n_{C3H10O3N2}=0,14[/TEX]
[TEX]n_{KOH}=0,4[/TEX]
[TEX] ---> n_{KOH}[/TEX]dư=0,26
rắn sau phản ứng: [TEX]KNO_3, KOH[/TEX]
m=0,14.101+0,26.56=28,7g
đã edit
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

...

[TEX]n_{C3H10O3N2}=0,14[/TEX]
[TEX]n_{KOH}=0,4[/TEX]
[TEX] ---> n_{KOH}[/TEX]dư=0,26
rắn sau phản ứng: [TEX]NH_4NO_3, KOH[/TEX]
m=0,14.80+0,26.56=25,76g
sai chỗ nào rồi ta :| :-?

Hj,cậu ơi.công thức cấu tạo thì đúng rồi nhưng ra sản phẩm sai cậu ak:D:D:D
Phải là : chất rắn có KOH dư và KNO3:):):):)
[TEX]R-NH_3-NO_3 + KOH --> R-NH_2 + KNO_3 + H_2O[/TEX]
 
K

koloha94

...

Một số bài hay nè mọi người:D:D


Câu 11:

Câu 12: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20.

Tuy bài điện phân post nhầm pix nhưng ai làm hộ mìhf bài này với,dạng điện phân mình còn kém lắm:(:(:(
Hướng dẫn mình cách làm với
 
N

ngobaochauvodich

Đốt cháy hết hh X gồm 2 CxHy cùng dãy đồng đẳng.Lấy toàn bộ CO2 và H2O sinh ra hấp thụ hết vào 4,5 lít dd Ca(OH)2 0,02 M thu kết tủa và dd Y,sau pứ thấy khối lượng dd tăng 3,78g.Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd Y thu kết tủa.Tổng 2lần kết tủa là 18,85g.Tỉ khối hh X so với H2 <20.Dãy đđ của 2 hiđrocacbon là
A.AnKadien
B.AnKin
C.Ankan
D.Có thể A,B đều đúng
 
D

drthanhnam

Câu 12: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 2,68 A, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 34,28 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20.
2AgNO3+H2O--->2 Ag + 2HNO3+0,5O2
0,3
x------------------x---------x
0,3-x--------------x--------x
3Fe + 8H+ + 2NO3- --> 3Fe2+ +2NO+ 4H2O
0,375x---x-----x/4
Fe + 2AgNO3--> Fe(NO3)2+2Ag
(0,3-x)/2--(0,3-x)----------->0,3-x
Sau cùng chất rắn gồm: (0,25+0,125x)Fe( dư) và (0,3-x)Ag
(0,25+0,125x).56+(0,3-x)108=34,28=> 101x=12,12=> x=0,12
0,12=2,68.t/96500=> t=4320 s=1,2 giờ
Bài điện phân này cũng khá phức tạp đấy :D
 
D

drthanhnam

Đốt cháy hết hh X gồm 2 CxHy cùng dãy đồng đẳng.Lấy toàn bộ CO2 và H2O sinh ra hấp thụ hết vào 4,5 lít dd Ca(OH)2 0,02 M thu kết tủa và dd Y,sau pứ thấy khối lượng dd tăng 3,78g.Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd Y thu kết tủa.Tổng 2lần kết tủa là 18,85g.Tỉ khối hh X so với H2 <20.Dãy đđ của 2 hiđrocacbon là
A.AnKadien
B.AnKin
C.Ankan
D.Có thể A,B đều đúng
mCO2+mH2O-m(kết tủa)=3,78
mCaCO3 +mBaCO3=18,85
Mà nCaCO3=nCa(OH)2=0,02.4,5=0,09
=> mBaCO3=9,85=> nBaCO3=0,05=> nCaCO3( lần đầu)=0,04
=> nCO2=0,05+0,09=0,14
=> mH2O=1,62=> nH2O=0,09 < nCO2
Vậy X có thể là ankin hoặc ankadien
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom