Topic dành cho những bạn nào 94 năm nay thi đại học!!!!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
M

maxqn

Hình không gian 8-|
1. Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại B . AC= b ; góc C=60.
Đường chéo BC' tạo vs (AA'C'C) 1 góc 30 .
a . Tính AC'
b . Tính V hltrụ đứng
P/S: Post bài này xong thấy ngu hơn b-(

2. Hey :D Tiện thể cho em hỏi cách nhẩm nghiệm,ghép tách ptr này vs ạ :D
[TEX]t^4+14t^2-32t+17=0[/TEX]

:D

2/ Nghiệm t = 1 nhỉ :D
[TEX]t^4+14t^2-32t+17= (t-1)(t^3 + t^2 + 15t - 17)= (t-1)^2(t^2+2t+17)[/TEX]
Nhẩm nhẩm z, coi thử nhân vô đúng k :D
 
Last edited by a moderator:
Z

zjnlov3

Ai giúp tớ bài này với: Viết pt mp (P) tiếp xúc với mặt cầu S có pt: x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 4y - 6z -2=0 và song song với mp 4x+3y-12z+1=0
 
M

maxqn

Ai giúp tớ bài này với: Viết pt mp (P) tiếp xúc với mặt cầu S có pt: x^2 + y^2 + z^2 - 2x - 4y - 6z -2=0 và song song với mp 4x+3y-12z+1=0

PT mp (P) có dạng
[TEX]4x + 3y - 12z + D = 0[/TEX]
[TEX](S): (x-1)^2 + (y-2)^2 + (z-3)^2 = 16[/TEX] có tâm [TEX]I(1;2;3)[/TEX] và R = 4
[TEX](P) \ tiep \ xuc \ (S) \ \Leftrightarrow d(I;(P)) = R \Leftrightarrow \frac{\| 4+6-36 + D\|}{13} = 4 \Leftrightarrow \|D - 20\| = 52 \Leftrightarrow {\[ {D =-32} \\ { D = 72}[/TEX]
Vậy có 2 mp
[TEX](P_1): 4x + 3y - 12z - 32 = 0 \\ (P_2): 4x + 3y - 12z + 72 = 0[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

tiendung_htk

Câu hình không gian: Dễ dàng tính được [tex]AB=\frac{b\sqrt{3}}{2}, BC=\frac{b}{2}[/tex]
Kẻ BH vuông góc với AC
=>Ta có BH vuông góc AC và BH vuông góc AA'
=>BH vuông góc (AA'C'C)
=>(BC';(AA'C'C))=[tex]\widehat{BC'H}[/tex]
=>[tex]sin30=\frac{BH}{BC'}[/tex]
=>BC'= 2BH
Mà BH=[tex]\frac{b\sqrt{3}}{4}[/tex]
=>BC'=[tex]\frac{b\sqrt{3}}{2}[/tex]
=>CC' theo pytago
=>AC'
=>V
Các bước tính toán còn lại cậu tự làm nhé
 
Last edited by a moderator:
M

maxqn

Làm theo hướng đó thì kquả ra sai r :)) Lúc sau sẽ thấy một nghịch lí là tam giác BCC' vuông tại C nhưng cân tại B :))
 
T

tiendung_htk

Sorry. Mình bị nhầm vuông tại A thành vuông tại B. Nếu vuông tại A thì dễ hơn:

[tex]sin30=\frac{AC}{CB} \Rightarrow CB=\frac{AC}{sin30}=2AC=2b[/tex]
=>[tex]AB= b\sqrt{3}[/tex]
Ta có: [tex]\left\{\begin{matrix} &AB\perp AC & \\ &AB\perp AA' & \end{matrix}\right.\Rightarrow AB\perp (A A'C'C)[/tex]

[tex]\widehat{(BC';(AA'C'C))}=\widehat{BC'A}=30^{0}[/tex]

[tex]\Rightarrow sin30=\frac{AB}{BC'}\Rightarrow BC'=2AB=2\sqrt{3}b[/tex]
[tex]\Rightarrow CC'=\sqrt{BC'^{2}-BC^{2}}=\sqrt{12b^{2}-4b^{2}}=\sqrt{8}b[/tex]
[tex]\Rightarrow AC'=\sqrt{AC^{2}+CC'^{2}}=3b[/tex]
[tex]V_{ABCA'B'C'}=S_{ABC}.CC'=\frac{1}{2}.AB.AC.CC'=b^{3}\sqrt{6}(dvtt')[/tex]
 
Last edited by a moderator:
S

sanhprodn2

\Leftrightarrow
ĐỀ THI THỬ

Câu II

a) Giải PT : [TEX]2sinx + 4cosx = 1 + 3cos2x[/TEX]

b) Giải BPT :[TEX] 2^{2\sqrt{x+3}-x-6} + 15.2^{\sqrt{x+3}-5} < 2^x[/TEX]


b) Giải

bài này bạn giải như sau : chia 2 vế bpt cho 2^x khi đó bpt đã cho
\Leftrightarrow[TEX]at^2 + bt -1 <0[/TEX]

với a , b là các hằng số, cái này bạn tự biến đổi nhé
với t =
[TEX]2^{\sqrt{x+3}-x[/TEX], t>0

sau đó giải ra 2 no t1<t2 \Rightarrow t1<t<t2

rồi \Rightarrow ra nghiệm x cần tìm

Lần đầu tiên viết, ko biết sai ở đâu thế nhỉ ,đánh đi đánh lại vẫn sai nên đành phải ghi = chữ vậy
Không có máy tính nên làm như thế ,ko biết có sai ko



 
Last edited by a moderator:
S

suabo2010

Đề thi thử đại học số 10

Tình hình là dạo này k lên mà nhà mình chém mạnh thế. làm bn bài. xem mỏi cả cổ. đây là đề thi thử đh vừa rồi của trường mình. post lên cho cả nhà cùng tham khảo.
A. phần chung
Câu 1:
Cho hs:
[tex]y= x^{4} + 2mx^{2} + m^{2} + m[/tex]
có đồ thị là (Cm) với m là tham số.
1. khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hs với m=-1.
2. Tìm m để (Cm) có 3 điểm cực trị và 3 điểm cực trị này tạo thành 1 tam giác có 1 góc bằng 120 độ.
Câu 2:
1. giải pt lượng giác:
[tex]\frac{sin^{3}x + cos^{3}x}{1 +(cosx-sinx)^{2}} = \frac{1}{16}sin4x[/tex]
2. giải hệ pt:
[tex]\left\{\begin{matrix} x^{2}+xy-3x+y=0\\ x^{4} +3x^{2}y-5x^{2}+y^{2}=0 \end{matrix}\right.[/tex]
Câu 3:
Tính giới hạn:
[tex]L=\lim_{x\rightarrow 0} \frac{e^{x^{2}} - \sqrt{cosx} + ln(1+ x^{3})}{x^{2}}[/tex]
Câu 4 :
Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều và góc SAD bằng 90 độ. J là trung điểm SD. Tính theo a thể tích tứ diện ACDJ và khoảng cách từ D đến mp (ACJ).
Câu 5:
Cho các số thực a, b, c thỏa mãn [tex]ab^{2} + bc^{2} + ca^{2} = 3[/tex]
CMR:
[tex]\sqrt[3]{a+7}+ \sqrt[3]{c+7} + \sqrt[3]{b+7} \leq 2(a^{4} + b^{4}+ c^{4})[/tex]
B. Phần riêng:
I. Chương trình chuẩn:

Câu 6.a:
1. Trong mp Oxy cho điểm A(1;1). Tìm tọa độ điểm B thuộc đường thẳng y=3 và điểm C thuộc trục hoành sao cho tam giác ABC là tam giác đều.
2. Trong mp Oxy cho A(1;2) và B(3;1). Viết pt đường tròn qua A,B và có tâm nằm trên đường 7x+3y+1=0.
Câu 7.a:
Cho số tự nhiên [tex]n\geq 2[/tex], chứng minh hệ thức:
[tex]\ (C^{1}_{n})^{2} + 2(C^{2}_{n})^{2} + 3(C^{3}_{n})^{2}+...+n(C^{n}_{n})^{2}=\frac{1}{2} nC^{n}_{2n}[/tex]
II. Chương trình nâng cao
Câu 6.b:
1. Trong mp Oxy cho A(1;0), B(-2:4), C(-1;4), D(3;5), tìm tọa độ điểm M trên đường thẳng 3x-y-5=0 sao cho 2 tam giác MAB và MCD có S bằng nhau.
2. Trong mp Oxy, viết pt đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng 4x+3y-2=0 và tiếp xúc với cả 2 đường thẳng x+y+4=0, 7x-y+4=0.
Câu 7.b:
Giải bpt:
[tex]\ log_2 x. log_3 2x + log_3 x.log_2 3x \geq 0[/tex]
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Câu 6.b:
1. Trong mp Oxy cho A(1;0), B(-2:4), C(-1;4), D(3;5), tìm tọa độ điểm M trên đường thẳng d:3x-y-5=0 sao cho 2 tam giác MAB và MCD có S bằng nhau.

(*) Hướng dẫn : Bạn lập được đường thẳng AB . Tìm toạ độ H thuộc AB , ta có hệ : AB và d
Tương tự ta lập : CD . Tìm toạ độ H' thuộc CD , ta có hệ : CD và d
M thuộc d => Toạ độ của M theo d . Tính theo diện tích tam giác : [tex]S_{MAB} = S_{MCD}[/tex] nữa là ra :D


Câu 7.b:
Giải bpt:
[tex]\ log_2 x. log_3 2x + log_3 x.log_2 3x \geq 0[/tex]

(*) Hướng dẫn : [tex]\ log_2 x. log_3 2x + log_3 x.log_2 3x \geq 0[/tex]
<=> [tex]\ log_2 x.(log_32+log_3x) + log_3 x.log_2 3x \geq 0(1)[/tex]
Ta có : [tex]log_ab.log_bc=log_ac[/tex]
=> (1) <=> [tex]log_3x+log_2x.log_3x+ log_3 x.log_2 3x \geq 0[/tex]
<=> [tex]log_3x(log_2x+1)+log_3x.log_2 3x \geq 0[/tex]
<=> [tex]log_3x.log_22x+log_3x.log_2 3x \geq 0[/tex]
<=> [tex]log_3x(log_22x+log_2 3x )\geq 0[/tex]
Đến đây thì ra rồi :D
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

Câu 6.b:
2. Trong mp Oxy, viết pt đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng [tex]d: 4x+3y-2=0 [/tex] và tiếp xúc với cả 2 đường thẳng [tex]d_1:x+y+4=0, d_2:7x-y+4=0. [/tex]

(*) Hướng dẫn :
- Tâm I thuộc d => Toạ độ [tex]I(x_0;\frac{2-4x_0}{3}) [/tex]
- Theo bài ra , ta có : [tex]d(I;d_1)=d(I;d_2)=R => x_0 => I[/tex]
=> Từ đó tìm được pt đường tròn :D
 
P

pepun.dk

2. giải hệ pt:
[tex]\left\{ x^{2}+xy-3x+y=0\\ x^{4} +3x^{2}y-5x^{2}+y^{2}=0 \right.[/tex]

TH1: x=0 \Rightarrow y=0

TH2: x # 0 . Hệ đã cho tương đương

[TEX]\left\{(x+\frac{y}{x})^2+y=5\\x+\frac{y}{x}+y=3[/TEX]

[TEX] \Leftrightarrow \left\[\left{x+\frac{y}{x}=2\\y=1\right.\\ \left\{ x+\frac{y}{x}=-1\\y=4\right.\right.\\ \Leftrightarrow \left\{x=1\\y=1[/TEX]

KL: (x;y)=(0;0),(1;1)

Câu 3:
Tính giới hạn:
[tex]L=\lim_{x\rightarrow 0} \frac{e^{x^{2}} - \sqrt{cosx} + ln(1+ x^{3})}{x^{2}}[/tex]

[TEX]L=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^2}-1}{x^2}+\lim_{x\rightarrow 0}\frac{1-\sqrt{cosx}}{x^2}+\lim_{x\rightarrow 0}\frac{ln(1+x^3)}{x^2}=\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^2}-1}{x^2}+\frac{2({sin {\frac{x}{2}}})^2}{(1+\sqrt{cosx}){(\frac{x}{2})}^2.4}+\lim_{x\rightarrow 0}\frac{x.ln(1+x^3)}{x^3}=\frac{3}{2}[/TEX]


 
T

tbinhpro

ĐỀ THI THỬ

Câu I : Cho hàm số [TEX] y = (x-1)(x^2+mx+m)[/TEX] (1)
1.Khảo sát và vẽ đồ thị khi m = -2
2.Tìm m để đồ thị hàm số (1) tiếp xúc với trục hoành.Xđ toạ độ tiếp điểm trong mỗi TH của m .



Chào cả nhà!Mấy hum vừa rồi bận túi bụi cả ngày đi học nên không onl được,nhớ mọi người quá :khi (125)::khi (125)::khi (125):.Hj2! Nhưng không sao mình đã trở lại!:khi (4)::khi (4):

Câu này chưa làm mình giải lun!
Ta có:[TEX]y=(x-1)(x^2+mx+m)=x^3+(m-1)x^2-m[/TEX]

Đồ thị hàm số đã cho tiếp xúc với trục hoành khi và chỉ khi hệ sau có nghiệm:

[TEX]\left{\begin{(x-1)(x^2+mx+m)=0(1)}\\{3x^2+2(m-1)x=0(2)[/TEX]

Từ (2)[TEX]\Rightarrow \left[\begin{x=0}\\{x=\frac{2-2m}{3}[/TEX]

Đặt [TEX]g(x)=x^2+mx+m[/TEX], ta có:

Do đó để hệ trên có nghiệm khi và chỉ khi:

[TEX]\left[\begin{array}\\{\frac{2-2m}{3}=1}\\{g(0)=0}\\{g(\frac{2-2m}{3})=0 \end{array}\Leftrightarrow \left[\begin{m=\frac{-1}{2}}\\{m=0}\\{\frac{4m^2-8m+4}{9}+\frac{2m-2m^2}{3}+m=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \left[\begin{m=\frac{-1}{2}}\\{m=0}\\{-2m^2+7m+4=0[/TEX]

Đến đây ta tìm được các giá trị của m cần tìm rồi :p:p:p
 
T

tbinhpro

Tình hình là dạo này k lên mà nhà mình chém mạnh thế. làm bn bài. xem mỏi cả cổ. đây là đề thi thử đh vừa rồi của trường mình. post lên cho cả nhà cùng tham khảo.
A. phần chung
Câu 1:
Cho hs:
[tex]y= x^{4} + 2mx^{2} + m^{2} + m[/tex]
có đồ thị là (Cm) với m là tham số.
1. khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hs với m=-1.
2. Tìm m để (Cm) có 3 điểm cực trị và 3 điểm cực trị này tạo thành 1 tam giác có 1 góc bằng 120 độ.
Bạn có thể tham khảo cách giải của maxqn nhé,bài này giống hệt bài bên topic chuyên đề hàm số mà:

[TEX]y' = 4x^3 + 4mx[/TEX]
Hsố có 3 cực trị kvck pt y'=0 có 3 nghiệm pbiệt.
[TEX]\Leftrightarrow {\{ {x=0} \\ { x^2 = -m} }[/TEX]
Do đó m < 0

Với m <0 thì đthị hsố có 3 điểm cực trị là
[TEX]A(0;m^2+m) \\ B(-\sqrt{-m};m) \\ C(\sqrt{-m};m)[/TEX]
Dễ thấy với m < 0 thì 3 điểm A, B, C không thẳng hàng hay A, B, C là 3 đỉnh của 1 tam giác.
Do y là hàm bậc 4 nên đối xứng qua trục tung. Do đó tam giác ABC cân tại A.
Vậy để tmãn ycbt thì góc BAC bằng 120o
[TEX]\Leftrightarrow cos(\vec{AB};\vec{AC}) = \frac{m^4+m}{m^4-m} = -\frac12[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 3m^4 +m = 0 \\ \Leftrightarrow 3m^3+1 =0 \ \ \ \text{vi m < 0 )}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow m = -\sqrt[3]{\frac13}[/TEX]
 
L

li94

Câu 2:
1. giải pt lượng giác:
[tex]\frac{sin^{3}x + cos^{3}x}{1 +(cosx-sinx)^{2}} = \frac{1}{16}sin4x[/tex]


gif.latex
 
L

linh030294

Câu II
b) Giải BPT :[TEX] 2^{2\sqrt{x+3}-x-6} + 15.2^{\sqrt{x+3}-5} < 2^x[/tex](1)

(*) Hướng dẫn :
(1) => [tex]\frac{2^{2\sqrt{x+3}}}{2^{x+6}} + 15\frac{2^{\sqrt{x+3}}}{2^5} < 2^x[/tex]

<=> [tex]\frac{2^{2\sqrt{x+3}}}{2^x.64} + 15\frac{2^{\sqrt{x+3}}}{32} < 2^x[/tex]

<=> [TEX] 2^{2\sqrt{x+3}} + \frac{15}{4}2^{\sqrt{x+3}.2^{x+3} - 2^{2(x+3)} < 0 [/tex]

Giờ bạn đặt : [tex]t=\sqrt{x+3}[/tex] nữa là ra :D
 
Last edited by a moderator:
L

li94

@ Bài của linh , làm hơi rắc rối thì phải.

t cũng chia cho [TEX]2^x[/TEX]

[TEX]2^{2.\sqrt{x+3}-2x-6} + 15.2^{\sqrt{x+3} - x-5} < 1[/TEX]

[TEX]16.2^{2(\sqrt{x+3}-x-5)} + 15.2^{\sqrt{x+3} - x-5} < 1[/TEX]

Đặt[TEX] t = 2^{\sqrt{x+3} - x-5}[/TEX]

[TEX]16t^2 + 15t < 1[/TEX]
 
L

li94

Cho [TEX] A (-1,-2,1) \ \ \ B(-2,1,-3) \ \ \ C(4,-7,-5) \ \ \ D(0,0,4)[/TEX]

a.Tính [tex]S_{ABC}[/tex] và chiều cao DH của tứ diện

b.Tìm tâm và BK mặt cầu ngoại tiếp tứ diện

c.Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

d.Tìm toạ độ trực tâm H của tam giác ABC

e.Tìm E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom