Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
A

anhchangque

Câu 1.
- Ruột non là nơi hấp thụ chất thụ chất dinh dưỡng
- Cấu tạo của ruột non phù hợp với việc hấp thụ
+ Niêm mạc có nhiều nếp gấp
+ Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ
+ Có mạnh lưới mao mạch và bạch huyết dày đặc (ở cả lòng ruột)
+ Ruột non dài (2,8m - 3m) tổng diện tích bề mặt bên trong khoảng 500 mét vuông.
Câu 2.
- Cơ quan hô hấp gồm:
+ Đường dẫn khí : Mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản
+ Hai lá phổi
- Chức năng
+ Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm làm ấm không khí, ngăn bụi, diệt khuẩn
+ Hai lá phổi: Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

Các bạn giúp mình câu này với:
1. Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
2. Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
3. Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả cao?
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

2.
- Thực phẩm chế biến phải là sản phẩm sạch, không ôi thiu, nhiễm khuẩn.
- Cách chế biến phải dùng nước sạch, ăn chín uống sôi.
- Không ăn đồ ăn bị cháy hay bị quá lửa.

3.
-Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn,dễ thấm dịch tiêu hoá hơn nên tiêu hóa được hiệu quả hơn.
-Ăn đúng giờ ,đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn,số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn và sự tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn.
-Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẽ đều giúp sự tiết dịch tiêu hoá tốt hơn nên sự tiêu hóa sẽ hiệu quả cao hơn.
-Sau khi ăn cần có thời gian nghĩ ngơi giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn nên sự tiêu hóa hiệu quả hơn.
 
T

tomandjerry789

Sr mọi người, bữa giờ mình lo ôn thi nên ít onl. Chúng ta tiếp tục nhé. :)
1. Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người.
2. So sánh quá trình hô hấp ở cơ thể người và thỏ.
 
H

hoicuong_vp_thuthao

mọi người ơi cho tớ hỏi vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?trả lời nhanh nhanh hộ mình nha.cảm ơn mọi người nhiều
 
D

danghoangyennhi1998

mọi người ơi cho tớ hỏi vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?trả lời nhanh nhanh hộ mình nha.cảm ơn mọi người nhiều
Có lẽ ko có trả lời chính xác trong câu hỏi này.Nhưng trả lời đại theo cách hiểu của mình nhé:
1-Thực ra tim có mệt mỏi đấy ,càng già thì tim càng yếu thôi không có chuyện khỏe như ru đâu,Vì yếu,mệt mỏi nên tim sinh bệnh(cả tá người chết vì đau tim đấy thôi,tuy nhiên người lớn tuổi thì dễ mắc hơn-một biểu hiện của sự già yếu, mệt mỏi của tim đấy)^^
2-Hơi lạc đề nhưng tế bào tim có thể "hồi sinh" đấy.Nhờ thế nên nó mới đủ "dai"để tồn tại so số năm sống của con người:
Tuổi Trái tim: 20 năm
Đến gần đây người ta vẫn nghĩ rằng trái tim không thể tự làm mới mình. Nhưng một nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa New York đã tìm thấy thực ra trái tim với các tế bào gốc vẫn đang âm thầm trẻ hóa, ít nhất 3-4 lần trong một cuộc đời.
 
P

phantom_lady97

k hẳn thế đâu bạn, tim hoạt động k mệt mỏi là do cơ chế hoạt động của 3 pha: pha nhĩ co 0,1s thì được nghỉ 0,7s; pha thát co o,3s thì được nghỉ 0,5s; pha dãn chung co o.4s thì được nghỉ o.4s từ đó các pha co dãn theo chu kì, các pha thay nhau làm việc nên tim sẽ không mệt mỏi mà làm việc suốt đời
 
  • Like
Reactions: Shin Nguyễn
D

danghoangyennhi1998

cho e hoi cai ny ngek
van toc cua mau nu the nao ? taj so van toc giam tu dong mach den mao mach va tang tu mao mach den tjnh mach''po tay ui
Vận tốc máu :
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1s. Vận tốc máu tỷ lệ nghịch với tổng tiết diện,vận tốc máu lớn-->tổng tiết diện nhỏ,ngược lại,tổng tiết diện nhỏ-->vận tốc máu lớn.
Vận tốc giảm từ động mạch đến mao mạch và tăng từ mao mạch đến tĩnh mạch là vì
Tốc độ máu giảm giần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Trong động mạch, tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tóc độ máu giảm dần.
 
D

danghoangyennhi1998

Mọi người tiếp tục với 2 câu hỏi này nào. ;)..................................................
Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người :
Khi ôxi được mũi hít vào đi qua khí quản, đến phổi :
- Ở phổi, các phế nang hoạt động lọc máu đỏ thẫm giàu cacbonic ở động mạch phổi, khí ô xi tác dụng với máu, được hồng cầu vận chuyển --> máu chuyển thành máu đỏ đỏ tươi.
- Máu đỏ tươi qua động mạch, len lỏi vào các mạch nhỏ, khí ô xi từ mạch nhỏ thấm qua nước mô rồi thấm vào tế bào.
- Tế bào trao đổi khí rồi thải ra ngoài nước mô, theo đường tĩnh mạch về tim, sau đó theo động mạch phổi về phổi, các phế nang trong phổi lọc máu, khí cacbonic được tống ra ngoài theo đường khí quản-->mũi-->ra môi trường ngoài.
So sánh hô hấp ở người và ở thỏ :
Giống nhau
:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
- Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
Khác nhau :
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở ra cả 2 bên
P/S: Mỏi tay quá.............:)
 
A

anhchangque

Giúp mình vài câu này nữa
1. Một người bị triệu chứng thiếu axit ở dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể như thế nào ?
2. Thế nào là ăn uống đúng cách ?
3. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống ?
 
T

tomandjerry789

Giúp mình vài câu này nữa
1. Một người bị triệu chứng thiếu axit ở dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể như thế nào ?
2. Thế nào là ăn uống đúng cách ?
3. Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống ?

Bạn vào đây xem nhé, còn câu 2 nữa thôi. ;)
 
Last edited by a moderator:
D

danghoangyennhi1998

Bạn vào đây xem nhé, còn câu 2 nữa thôi. ;)
Câu 1 vs câu 3 bạn xem trong đường link của tomandjerry trước nghe, còn câu 2:
Mình nghĩ ăn uống đúng cách là :
- Ăn khẩu phẩn ăn hợp lý (bạn xem thêm thông tin trong sgk ^^!)
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Ăn chậm nhai kỹ
- Ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị
- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn
- Khi ăn xong cần có thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều để cơ quan tiêu hóa làm việc có hiệu quả,......
 
T

thuytinh2122

tớ post cho mấy bài.
1. nêu biện pháp bảo vệ hẹ hô hốp để tránh khỏi các nguyên nhân gây bệnh?
2. biện pháp bảo vệ hệ tim mạch ?
3. mỏi cơ là gì? nguyên nhân?
4. nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?
tớ thi rồi!!
 
T

tomandjerry789

tớ post cho mấy bài.
1. nêu biện pháp bảo vệ hẹ hô hốp để tránh khỏi các nguyên nhân gây bệnh?
2. biện pháp bảo vệ hệ tim mạch ?
3. mỏi cơ là gì? nguyên nhân?
4. nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?
tớ thi rồi!!

1. Một số biện pháp:
+ Trồng nhiều cây xanh nơi công sở, đường phố, trường học
+ Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi
+ Nơi làm việc phải có đủ nắng, gió và không ẩm thấp
+ Không hút thuốc lá, nhất là ở nơi công cộng....
~~> Mọi người có thể tìm thêm các biện pháp khác. ;)
2. Một số biện pháp:
+ Bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá...), các virut, vi khuẩn gây bệnh (bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...), các món ăn chứa nhiều mỡ động vật
+ Rèn luyện hệ tim mạch: có chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
3. • Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần hay ngừng hẳn
• Nguyên nhân:
_ Khi cơ làm việc nhiều thì cơ cần nhiều oxi để phân giải nhiều glucôzơ để tạo ra năng lượng, đồng thời thải nhiều khí cacbonic và axit lactic. Vì thế, nếu cơ hoạt động liên tục mà máu không cung cấp năng lượng và mang đi những chất thải trên cơ thì cơ sẽ thiếu năng lượng , thiếu oxi và các chất độc ở trong cơ sẽ làm cho cơ co rút yếu, thậm chí không hoạt động và gây ra hiện tượng mỏi cơ.
4. Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
+ Xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu cần truyền
+ Xét nghiệm máu truyền để tránh máu truyền nhiễm các tác nhân gây bệnh
+ Khi truyền máu tránh các hiện tượng có thể gây nhiễm trùng qua các dụng cụ truyền máu.
 
T

tomandjerry789

Tiếp tục nhé. ;)
1. Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng chủ yếu về mặt nào? Nêu cụ thể các hoạt động biến đổi đó?
2. Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người?
 
D

danghoangyennhi1998

Tiếp tục nhé. ;)
1. Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng chủ yếu về mặt nào? Nêu cụ thể các hoạt động biến đổi đó?
2. Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người?
1, Quá trình biến đổi thức ăn trong khoang miệng chủ yếu về mặt lý học :-SS
Cụ thể các hoạt động biến đổi : (đáng lẽ em post theo bảng mà bị lỗi không xem được):(
Biến đổi lý học :

- Nước bọt--->Tuyến nước bọt--->Làm mềm, ướt thức ăn
- Nhai--->Răng--->Mềm, nhuyễn thức ăn
- Đảo trộn thức ăn--->Lưỡi, răng, cơ môi, cơ má--->Làm cho thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn--->Lưỡi, răng, cơ môi, cơ má--->Tạo viên thức ăn để dễ nuốt.

Biến đổi hóa học :
- Có men amilaza--->Men enzim là chất xúc tác--->Biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.
2, Tiêu hóa thức ăn giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể. :-SS
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom