Sinh [Sinh 8] Nơi giải đáp những câu hỏi còn khó hiểu

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tomandjerry789

Câu 1. Nguyên tắc truyền máu:
- Xét nghiệm trước để lựa chọn nhóm máu truyền thích hợp.
- Thử máu người cho để xem có nhiễm các tác nhân gây bệnh.

Câu 2: Khi có các vết thương chảy máu, Tiểu cầu vỡ ra tiết Enzim kết hợp cùng chất sinh tơ máu ở Huyết tương tạo thành các tơ máu.

Bạn trả lời đúng nhưng còn thiếu, mọi người ai nhanh tay phát hiện ra nào. Được thưởng 10 thanks đấy! :)
 
P

phat_cute

Tiếp tục pic nào. :)
1. Nêu các nguyên tắc truyền máu.
2. Các sợi tơ máu được sinh ra như thế nào?

Mình có câu trả lời như thế này:
1. Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến ( hồng cầu của người cho bị kết dính trong huyết tương của người nhận gây tắc mạch ) và tránh truyền máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
2. Khi chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương , các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim . Enzim này làm chất sinh tơ máu( có trong huyết tương) biến thành tơ máu.Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
Thiếu thì giúp nha :d
 
T

tomandjerry789

Câu 1 thì các bạn đều trả lời đúng. Mình xin nói thêm ở câu 2. :)
- Trong huyết tương có một chất prôtêin hoà tan và canxi ở dạng iôn.
- Trong tiểu cầu có 1 loại enzim, khi tiểu cầu vỡ, enzim đó được giải phóng, dưới tác dụng của canxi, làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có iôn canxi ([TEX]Ca^{2+}[/TEX]).
- Máu trong mạch không bị đông vì các tiểu cầu không bị vỡ. Chúng chỉ bị vỡ khi ra khỏi mạch máu, chạm vào bờ các vết thương.
 
P

phat_cute

Tks bạn nha.
Cho mình hỏi nếu ai học đến bài 22 rồi thì trả lời giùm câu này:
1. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn phải mang khẩu trang?
2. Dung tích sống là gì?
Giúp mình nha :D
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Tks bạn nha.
Cho mình hỏi nếu ai học đến bài 22 rồi thì trả lời giùm câu này:
1. Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn phải mang khẩu trang?
2. Dung tích sống là gì?
Giúp mình nha :D

1. Bởi vì tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã vượt quá khả năng làm việc của hệ hô hấp.
2. Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
 
K

kinhvanhoagiang

1. Bởi vì tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã vượt quá khả năng làm việc của hệ hô hấp.
2. Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
ở câu 2 mình nghe cô giáo nói là thể tích phổi khi ta hoạt động gắng sức. cũng tương tự câu trả lời của bạn nhỉ.;)
câu 1: mìh cũng nghĩ zậy:)
 
T

tomandjerry789

Chúng ta qua bài mới nhé! :)
1. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào?
2. Trình bày đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn.
 
H

hazamakuroo

Chúng ta qua bài mới nhé! :)
1. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào?

1. Hệ tuần hoàn máu gồm :
-Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô
-Tim : là máy bơm hút và đẩy máu chảy trong thành mạch
-Hệ thống mạch máu : hệ Động mạch , hệ Mao mạch , hệ Tĩnh mạch

2. Trình bày đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn.

2.Đường đi của máu trong các vòng tuần hoàn :
- Hệ tuần hoàn hở :
Tim --> Động mạch -->dưới áp lực thấp --> Khoang cơ thể ( ở đây máu trộn lẫn vs dịch mô tạo hỗn hợp máu ) --> tiếp xúc trao đổi chất vs các TB --> Tĩnh mạch --> Tim
- Hệ tuần hoàn kín :
Tim --> động mạch--> mao mạch --> tĩnh mạch --> Tim
( máu trao đổi chất vs TB qua thành mao mạch )
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhá! :)
1. Nêu cấu tạo và vai trò của tim.
2. Nêu vai trò của hệ mạch.
3. Trình bày các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết.
 
S

sineanhem

1. Nhóm máu Rh- là gì ?
2. Trình bày đặc điểm tế bào hồng cầu giúp thực hiện chức năng vận chuyển oxi.
3. Có phải hình dạng mọi tế bào trong cơ thể người đều là cố định ?
4. Ở một số bệnh nhân xơ vữa động mạch sẽ dễ bị vỡ động chủ. Nguyên nhân ?
 
T

tomandjerry789

1. Nhóm máu Rh- là gì ?
2. Trình bày đặc điểm tế bào hồng cầu giúp thực hiện chức năng vận chuyển oxi.
3. Có phải hình dạng mọi tế bào trong cơ thể người đều là cố định ?
4. Ở một số bệnh nhân xơ vữa động mạch sẽ dễ bị vỡ động mạch chủ. Nguyên nhân ?

1. Nhóm máu Rh- là nhóm máu không có kháng nguyên Rh. Người có nhóm máu này không thể nhận máu Rh+ vì nó có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu
2. Tế bào hồng cầu vận chuyển oxi được vì trong hồng cầu có hemoglobin.
4. Bởi vì côlesterôn ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
 
P

phat_cute


Cho tớ hỏi:
1.Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
2.Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
3.Thức ăn qua thực quản có đc biến đổi gì về mặt lí học và hóa học ko?
 
N

nhocboy1998

1
vì khi nhai cơm lâu sẽ chia nhỏ thức ăn trong nuớc bọt có men amilaza là chất xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột thành đuờng mantozo nên ta sẽ có cảm giác hơi ngọt
nói một cách như trong hoá học:nhai lâu giúp chia nhỏ thức ăn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất trong phản ứng ; enzim amilaza trong nuớc bọt là chất xúc tác trong phản ứng:
............ amilaza
tinh bot----------------> MANTOZO
............ pH=7.2:37*C
2
nuốt là hoạt động của luỡi là chủ yếu , có tác dụng đẩy thức ăn xuống thực quản
3
thức ăn qua thực quản không có bị biến đổi gì cả vì đây chỉ như là một ống dẫn cho thức ăn đến dạ dày
(xong rồi đó, nhớ thanks mình nha!?!?)


tomandjerry789 said:
Chú ý viết bài có dấu. Mình đã nhắc bạn nhiều lần rồi. Cảnh cáo lần 1 nhé. :)
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

Tiếp nào, tiếp nào. :)
1. Sự vận chuyển trong hệ mạch diễn ra như thế nào?
2. Tại sao cần bảo vệ tim mạch? Biện pháp bảo vệ như thế nào?
 
A

anhchangque

1. Sự phối hợp hoạt động của các phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra áp lực máu trong mạch gọi là huyết áp. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục trong mạch
- Động mạch: máu vận chuyển được là nhờ sứ đẩy của tim co dãn thành mạch
- Tĩnh mạch: vận chuyển được nhờ sự hỗ trợ:
+ Các cơ bắp quanh thành mạch
+ Sức hút lòng ngực khi hút vào
+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
+ Van tim một chiều (ngược chiều trong lực)
2. Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/phút, mỗi chu kì co tim chỉ còn 0,4s, thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian dãn để phục hồi khoảng 0,15s. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần (bệnh suy tim) và tới một lúc nào đó sẽ ngừng đập hoàn toàn. Vậy nên chúng ta cần phải bảo vệ để có một quả tim khỏe mạnh.
Biện pháp bảo vệ
- Khắc phục và hạn chế nguyên nhân tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
- Tiêm phòng vắc-xin các bệnh tim mạch
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật
- Không sử dung các chất kích thích
 
T

tomandjerry789

Tiếp nhen! :D
1. So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thú.
2. Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
 
N

nhocboy1998

1 giống nhau:
đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
đều năm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
trong đường dẫn khí có mũi, thanh quản,........
bao bọc 2 lá phổi có 1 lớp màng. lớp ngoài dính với lồng ngực , lớp trong dính với phổi, chính giữa là chất dịch*&^&^

mỗi lá phổi đều đc cấu tạo từ các phế nang (7-8 trăm triệu)bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc*&^&^
khác nhau
đường đẫn khí ở người phát triển hơn để phù hợp chức năng phát âm
2) hai chỗ mình kí hiệu là đặc điểm đó
XONG!
 
P

phat_cute

Típ nòa:
1.Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và hk bị phân hủy?
2.Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thàng ngữ "Nhai kĩ no lâu".
3.Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể biến được đổi trong khoang miệng như thế nào?(Câu này mình hk rõ lắm, xin các bạn giải giùm :D)
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

1. Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
2. Tham khảo tại đây.
3. - Khi ăn cháo: thành phần chính của cháo là tinh bột nên trong khoang miệng một phần tinh bột chín được biến đổi thành đường mantozơ
- Trong sữa không có tinh bột nên không có biến đổi gì về mặt hóa học trong khoang miệng
 
T

tomandjerry789

Tiếp nha! :) (Mong mọi người ủng hộ cho pic :) )
1. Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá như thế nào?
2. Trình bày các đặc điểm cấu tạo của cơ quan hô hấp ở người.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom